Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Tự Do Ngôn Luận Hay Phỉ Báng Tôn Giáo

10/07/200500:00:00(Xem: 5394)
Một trong những chuyện đã tạo khá nhiều tranh cãi chẳng những chỉ ở Victoria mà còn trên khắp nước Úc trong tuần qua là việc hai mục sư trong hội truyền giáo Bắt Lửa (Catch The Fire Ministries) thuộc chi nhánh Tin Lành bảo thủ Evangelical ở Victoria bị ra lệnh phải tạ lỗi đã phỉ báng và xách động tÿ hiềm tôn giáo (religious vilification).
Tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm 2002, ông Yasser Soliman, chủ tịch Hội Đồng Hồi Giáo Victoria (Islamic Council of Victoria) đã khởi đơn kiện hai mục sư Danny Nalliah và Daniel Scot trước Tòa Dân Sự và Hành Chánh Victoria (Victorian Civil & Administrative Tribunal - VCAT), cho rằng hai ông này đã vi phạm đạo luật chống xách động tÿ hiềm chủng tộc và tôn giáo (Racial & Religious Tolerance Act 2001).
Nguyên đơn khiếu nại rằng Nalliah và Scot, qua một bài thuyết trình cộng với một bài viết trong bản tin hàng tháng và một bài viết khác đăng trên trang web của hội truyền giáo Bắt Lửa, đã chế diễu tín ngưỡng và cách hành lễ của tín đồ Hồi Giáo bằng một phong thái “gây hấn, sỉ nhục và hạ phẩm giá của: người theo đạo Hồi, Thượng Đế của họ là Allah, tiên tri Muhammad và tất cả niềm tin tôn giáo cùng cách giữ đạo của tín đồ Hồi Giáo”.
Vụ án kéo dài gần 3 năm, cho đến khi chánh án Michael Higgins kết tội cả hai mục sư Nalliah và Scot vào tháng 12/2004. Chánh án Higgins đồng ý với nguyên đơn rằng hai bị cáo đã phỉ báng tín đồ Hồi Giáo “là những đứa láo khoét và là loài quỷ dữ âm mưu cưỡng chiếm thể chế dân chủ Tây Phương bằng bạo động và khủng bố”. Ông cũng đồng ý Scot “đã bảo với tín hữu (của ông ta) là người Hồi Giáo muốn biến Úc thành một quốc gia theo đạo Hồi, rằng thánh kinh Koran của đạo Hồi khuyến khích những hành vi bạo động, sát nhân và cướp giật”.
Tuần qua, chánh án Higgins đã ra lệnh cho hai ông mục sư này phải đăng lời tạ lỗi về hành vi của họ với tiêu đề in lớn và đậm trên hai tờ nhật báo The Age và Herald Sun trong 4 số - hai số Thứ Bảy và hai số Thứ Hai - trước ngày 31/8/05. (Phí tổn để đăng như thế lên đến gần $70,000). Thêm vào đó, họ cũng sẽ phải liên tục chạy lời xin lỗi này trên trang web nhà của hội truyền giáo Bắt Lửa trong suốt một năm. Chánh án Higgins phán rằng hai người này có niềm tin mãnh liệt (passionate religious beliefs) vào tôn giáo của họ, và chính những niềm tin này đã khiến họ phạm luật.
Khi bước ra khỏi tòa, hai ông mục sư này tuyên bố một cách mạnh mẽ rằng họ thà ngồi tù chứ không bao giờ chịu xin lỗi. Daniel Nalliah miêu tả chính mình như một người tử đạo (martyr). Ông nói rằng ông và Danny Scot sẵn sàng “vào tù để bảo vệ sự thật chứ không chịu hy sinh quyền tự do, đặc biệt là tự do ngôn luận” của họ.
LM John Dupuche, chủ tịch Catholic Ecumenical and Interfaith Commission, ông Mark Zirncak giám đốc đặc trách về công bằng xã hội của Uniting Church cùng giáo sĩ Do Thái Giáo Jonathan Keren Black, vốn đều yểm trợ Hội đồng Hồi Giáo Victoria xuyên suốt vụ xử, cho rằng phán quyết nói trên “là một phán quyết rõ ràng và công bằng”.
Tuy nhiên, không ít người từ những hội tin lành bảo thủ Evangelical và Pentecostal lên tiếng chỉ trích quyết định nói trên và đạo luật chống phỉ báng và xách động tÿ hiềm tôn giáo, cho rằng quyền tự do ngôn luận của họ đã bị xâm phạm. Mục Sư Gordon Cheng ở Kingsford, NSW trong một lá thư độc giả gởi cho nhật báo The Age, cãi rằng vụ án Scot và Nalliah cho thấy đạo luật này đã có tác dụng ngược vì nó “ngăn cản sự thảo luận có suy nghĩ chín chắn” và đồng thời “trầm trọng hóa sự bất hòa tôn giáo” (exacerbated religious disharmony). Ông Cheng cũng viết thêm nếu ông ở trong trường hợp của Nalliah và Scot thì ông cũng sẵn sàng ngồi tù!
Giới chính trị gia cũng nhảy vào vòng chiến. Thủ hiến NSW, Bob Carr, tuyên bố trong quốc hội ngày 21/6/05 rằng đạo luật do chính phủ Bracks ban hành năm 2001 là một đạo luật “vô cùng bất lợi” (highly counter productive) vì nó rất dễ bị lạm dụng. Ông còn nói thêm rằng đạo luật này “có thể đục ruỗng chính cái quyền tự do mà nó muốn bảo vệ: tự do tư tưởng, lương tâm và tín ngưỡng”.
Thủ hiến Carr cũng nhắc lại rằng khi còn là lãnh tụ đối lập, ông đã yểm trợ cho chính phủ Greiner trong việc ban hành luật chống kỳ thị chủng tộc Anti-Discrimination (Racial Vilification) Act 1989 tại NSW, và sau đó, cũng trong tư cách lãnh tụ đối lập, ông đã yểm trợ cho việc tu chính đạo luật này vào năm 1994 để bảo vệ cho những nhóm mà tôn giáo gắn liền với chân tướng sắc tộc của họ (ethno-religious groups), thí dụ như người Do Thái, người Sikh, hay người Hồi Giáo. Và vì thế, chính phủ của ông sẽ không yểm trợ cho những lời kêu gọi gần đây về dự định đưa ra dự luật chống phỉ báng và xách động tÿ hiềm tôn giáo cho tiểu bang NSW. Ông cũng nhấn mạnh rằng hiện nay ở Úc chỉ có 3 tiểu bang có đạo luật này là Queensland, Victoria và Tasmania. Ba tiểu bang còn lại, kể cả NSW, đều từ chối không ban hành một đạo luật như thế.
Trên bình diện liên bang thì ông Bruce Baird, thuộc đảng Tự Do, đã đưa ra kiến nghị kêu gọi quốc hội ghi nhận sự quan ngại về đạo luật chống phỉ báng và sách động tÿ hiềm tôn giáo, đặc biệt là những sự căng thẳng giữa các tôn giáo kể từ khi đạo luật được ban hành.

Các dân biểu Alan Cadman (Tự Do) Kerry Bartlett (Tự Do) và Julia Irwin (Lao Động) đều lên tiếng yểm trợ kiến nghị này trong khi hai dân biểu Lao động Peter Garrett và Alan Griffin chống lại kiến nghị. Hai ông cho rằng đạo luật đưa ra “một sự cân bằng đúng đắn giữa quyền tự do ngôn luận và những hành động chống lại những kẻ phỉ báng sách động tÿ hiềm chủng tộc hoặc tôn giáo”, và đóng một vai trò quan trọng “như một bức chắn cuối cùng hầu ngăn chận những sự sách động nguy hiểm tiếp tục không ngừng”.
Những kẻ nhập nhằng muốn lôi quyền tự do ngôn luận làm bình phong che chở cho hành vi và ngôn ngữ mang tính kỳ thị tôn giáo đã quên mất một điều quan trọng: phỉ báng, sách động tÿ hiềm là một sự lạm dụng quyền tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với “quyền” phát ngôn bừa bãi, muốn nói gì thì nói, bất cứ ở đâu bất cứ nơi nào. Song song với việc thực thi quyền tự do ngôn luận, chúng ta vẫn có bổn phận phải cư xử một cách lịch sự, nhã nhặn, phải tôn trọng tín ngưỡng, niềm tin và nhân phẩm của người khác. Tự do ngôn luận là một quyền quan trọng thế nhưng, nó không thể nào quan trọng hơn những quyền khác của chúng ta, chẳng hạn như quyền tự do tín ngưỡng.
Chính vì thế mà đạo luật Racial & Religious Vilification Act 2001 được chính phủ Bracks ban hành. Đạo luật này bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng (religious freedom) bằng cách đảm bảo rằng không một ai sẽ bị miệt thị, phỉ báng, tÿ hiềm vì tín ngưỡng của họ. Người ta không thể nào dùng tôn giáo của mình để khơi dậy sự thù ghét tÿ hiềm đối với những tôn giáo khác.
Luật lệ chắc chắn sẽ làm thay đổi cách suy nghĩ và cư xử của dân chúng. Những đạo luật chống kỳ thị giới tính đã làm giảm thiểu tối đa tệ nạn sách nhiễu tình dục tại chỗ làm việc. Đạo luật chống kỳ thị chủng tộc tại những tiểu bang như NSW, Nam Úc đã dẹp được nạn kỳ thị chủng tộc ra mặt. Người ta có thể vẫn còn đầu óc kỳ thị giới tính hoặc chủng tộc, nhưng người ta không dám “biến suy nghĩ thành hành động cụ thể” vì biết rằng sẽ bị luật pháp trừng trị. Vì thế, hy vọng thời gian sẽ trả lời cho những kẻ chống đối luật Racial & Religious Vilification Act 2001 của Victoria. Hy vọng chính phủ những tiểu bang hiện không có luật chống xách động tÿ hiềm tôn giáo sẽ suy nghĩ chín chắn hơn, sâu rộng hơn về vấn đề này.


THỦ TƯỚNG VC P.V. KHẢI QUÁ CĂNG THẲNG, MẤT TỰ TIN VÀ THIẾU TỰ NHIÊN

BOSTON: "Chuyến Mỹ du của Thủ tướng VN Phan Văn Khải đã khiến dư luận Mỹ thêm coi thường hàng ngũ lãnh đạo [CS] VN". "Ông Phan Văn Khải tuy mang tiếng là quốc khách của Hoa Kỳ, nhưng ông đã quá căng thẳng, mất tự tin và thiếu tự nhiên đến mức độ đáng thương hại. Lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ chưa hề phải tiếp đón những vị quốc khách đáng thương như vậy bao giờ". Đó là những lời nhận định của một số nhà bình luận thời cuộc tại Hoa Kỳ về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của thủ tướng VC Phan Văn Khải.
Ông Ted Graham, chuyên viên chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ và ngoại hình của con người (behaviorism) cho biết: "Trên lý thuyết, ngành học của chúng tôi thừa nhận rằng, tất cả những gì tiềm ẩn trong nội tâm, hay nói cách khác, tất cả ngôn ngữ bí mật của não bộ, chúng đều được thể hiện qua cử chỉ, ngôn ngữ, ánh mắt... mà những chuyên viên như chúng tôi đều có thể thấy được. Theo dõi chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của thủ tướng PV Khải, chúng tôi thấy ông Khải đã chịu đựng quá nhiều căng thẳng, không tự tin và mất tự nhiên. Đặc biệt, ông Khải đã có nhiều cử chỉ chứng tỏ ông cố gắng che giấu những bất an của nội tâm và chính sự cố gắng chế ngự nội tâm, hướng nội trong một môi trường đòi hỏi phải hướng ngoại, đã khiến cho vai trò của thủ tướng Khải trở nên đáng thương".
Ông Ted Graham cho biết, có nhiều hình ảnh cho thấy sự đáng thương của thủ tướng VC Phan Văn Khải, như hầu hết những tấm hình chụp bắt tay với chính khách Mỹ, ông Khải luôn ở thế bị động, thế cố thủ, bàn tay của ông Khải luôn ở gần thân thể của ông, trong khi miệng thì cười gượng gạo, nét mặt vô cảm, các bắp thịt trên mặt thì cứng nhắc. Ngay cả khi được viện trưởng đại học Harvard tiếp đón thân mật, ông Khải cũng mất tự nhiên.
Điều lạ lùng là trong suốt chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, ông Khải chỉ thực sự cười thoải mái, tự nhiên trước ống kính chụp hình, trong có 2 dịp. Dịp thứ nhất, khi ông Khải đến thăm "cò mồi" một gia đình Việt kiều. Dịp thứ hai, khi ông Khải "bắt chân" bức tượng ông John Harvard trong chuyến viếng thăm viện đại học Harvard tại Cambridge, Massachusetts vào ngày 24 tháng 6.
Cũng theo ông Ted Graham, có mấy nguyên nhân dẫn đến phong thái mất tự tin của thủ tướng VC Phan Văn Khải, như không quen với nghi lễ tiếp đón ngoại giao long trọng của cường quốc Hoa Kỳ, không am tường tiếng Mỹ khi giao tiếp, bối rối giữa mặc cảm tự tôn và tự ti... Ngoài ra, những cuộc biểu tình chống đối của người Việt cũng là yếu tố khiến cho Phan Văn Khải mất tự nhiên trong mọi cuộc tiếp đón. Theo ông Ted Graham, ít nhất phải mất từ 10 đến 20 năm nữa, các lãnh tụ CSVN mới có thể có được phong thái ngoại giao cần thiết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.