Hôm nay,  

Basra: Bài Học Số 2

03/04/200800:00:00(Xem: 5553)

Sau lệnh ngừng bắn ở Basra, thành phố lớn thứ hai ở Nam Iraq, Thủ tướng al-Maliki ra tuyên bố xác nhận "cuộc hành quân đã đạt được an ninh, ổn định và thành công". Sự thật cái gọi là "thành công" này như thế nào" Quân đội Iraq do Mỹ huấn luyện, đặt dưới quyền chỉ huy của Maliki, từ thứ ba tuần trước đã mở một cuộc hành quân lớn ở Basra và nhiều nơi khác ở Nam Iraq vì các phe Shi-a đánh lẫn nhau vào lúc quân đội Anh chuẩn bị rút lui và trao quyền gìn giữ an ninh cho chính quyền địa phương gồm những đảng phái Shi-a. Từ nhiều tháng qua dân quân Mahdi của Giáo sĩ Muqtada al-Sadr nổi tiếng chống Mỹ từ miền Trung Iraq đã xâm nhập miền Nam gây nội chiến Shi-a để bành trướng thế lực ở vùng này. Vì thế Maliki phải mở cuộc hành quân dẹp loạn.

Chính phủ Bush coi cuộc hành quân này là một cuộc thí nghiệm đầu tiên để xem chính quyền Iraq có đủ khả năng bảo vệ an ninh cho dân chúng hay không. Thử thách này rất quan trọng vì nếu Maliki thành công, quân đội Mỹ sẽ có đủ lý do để rút dần ra khỏi Iraq. Chính vì thế Maliki bị thúc ép phải đánh lớn, mặc dù có lúc Mỹ phải dùng Không lực yểm trợ, giết được 215 quân Mahdi, 600 bị thương, 155 bị bắt sống. Tuần qua Maliki ra tối hậu thư cho quân Mahdi phải buông súng đầu hàng. Kế đó al-Sadr đã ra lệnh Mahdi ngừng bắn. Maliki nói "đã thành công", nhưng ông ta bỏ qua việc al-Sadr chỉ nói đến ngừng bắn, không hề nói quân Mahdi phải giải giới đầu hàng. Hiển nhiên cuộc đấu giữa Maliki và al-Sadr đang chuyển từ thế đấu võ lực sang thế đấu chính trị. Trong mấy ngày qua quân của Maliki đánh lớn ở Basra, Nam Iraq, nhưng tại miền Trung Iraq, ở thị xã Sadr City, cứ điểm rất mạnh của Giáo sĩ al-Sadr, ngay sát bên thủ đô Baghdad, dân Shi-a theo lệnh của al-Sadr đã biểu tình chống đối dữ dội, mang theo một quan tài giả trên có ghi tên al-Maliki với hàng chữ "kẻ độc tài mới". Ngoài ra các vụ pháo kích, bắn rốc-kết đặt bom đã xẩy ra trong Khu vực Xanh, khu an toàn của quân đội Mỹ và chính quyền Iraq. Tuần này dù đã có ngừng bắn, Maliki vẫn phải đưa thêm nhiều quân xuống miền Nam. Còn al-Sadr ở miền Trung ra thông cáo ca ngợi dân quân Mahdi.

Rút cuộc mọi chuyện đâu còn đó. Các nhà quan sát nói vụ ngừng bắn đã làm cho al-Sadr mạnh hơn trước. Maliki vẫn nói "đã thành công" và đưa ra một kế hoạch 7 điểm để ổn định, trong đó có dự liệu tuyển mộ hơn 10,000 cảnh sát và quân đội lấy từ các bộ tộc địa phương ở miền Nam, đẩy mạnh các dịch vụ lợi ích công cộng và an toàn cho người dân sống ở vùng này. Nhưng hãy nhìn đến sự an toàn của người dân Iraq nói chung như thế nào. Theo báo cáo của cảnh sát và quân đội Mỹ, trong tháng Ba vừa qua, ít nhất đã có 1,247 người Iraq chết, tính cả dân chúng và nhân viên an ninh. Con số tử vong này đã tăng gần gấp đôi con số của tháng Hai. Đó cũng là con số cao nhất trong một tháng kể từ tháng 8/07 khi có 1,956 người chết vì bạo loạn.

Câu hỏi đặt ra ngay lúc này là sau khi lệnh ngừng bắn được ban hành, việc gì sẽ xẩy ra cho Iraq" Sự mỏng manh của thế "hòa" này nằm trong một lời tuyên bố của al-Sadr. Khi ra lệnh cho dân quân Madhi ngừng chiến, Giáo sĩ al-Sadr đã đòi hỏi chính quyền Maliki phải nhượng bộ một số điều, trong đó có việc "phải chấm dứt các cuộc ruồng xét và bắt giữ bất hợp pháp". Sau khi hạ lệnh ngừng bắn, thứ hai tuần này al-Sadr nói với đám dân quân Mahdi: "Chúa trời (Allah) ban phép lành cho các ngươi và ta cám ơn các ngươi từ nơi Chúa, không phải từ nơi ta, các ngươi đã chịu đựng gian khổ và kiên trì, chịu tuân theo lời dạy và đã sát cánh bên nhau, chiến đấu bảo vệ dân chúng, lãnh thổ và danh dự của các ngươi. Ta cũng có lời chào mừng người mujahedeen (chiến sĩ Thánh chiến) đã không để cho kẻ thù của chúng có một chỗ nào an toàn". Câu chót này nhằm ám chỉ nước Mỹ.

Thế đối đầu đó khiến al-Sadr có thể chứng minh rằng ông ta vẫn là một thế lực mạnh có khả năng thách thức chính phủ Iraq, nước Mỹ và những hệ phái Shi-a khác, những lực lượng từ bao năm nay đã tìm cách gạt bỏ ông ta ra bên lề. Kết quả đã tạo ra nghi hoặc về lời tuyên bố của TT Bush nói trận đánh Basra "là một thời điểm lịch sử cho một nước Iraq tự do". Ông đã đánh giá tình hình như thế vào cuối tuần trước sau khi al-Sadr chấp nhận lệnh ngừng bắn. Ông Bush ước lượng sớm như vậy cũng như ông đã làm sau khi quân đội Mỹ đánh chiếm thủ dô Baghdad khiến chế độ Saddam Hussein tan rã và tượng của tay độc tài này bị kéo sập. Ngày 1-5-2003, TT Bush, một cựu phi công của Vệ Binh Quốc gia, mặc bộ đồ phi hành lái chiếc chiến đấu cơ S-38, hạ xuống Hàng Không Mẫu Hạm USS Abraham Lincoln, tuyên bố một câu được TV truyền đi cả nước: "Những trận đánh lớn ở Iraq đã kết thúc...Nước Mỹ và các đồng minh đã thắng".

Sự ước lượng quá sớm về tình hình Iraq là bài học số 1. Bởi vì từ năm 2003 đến nay chiến tranh vẫn còn đó, ngày càng lâm vào thế kẹt, chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Chiến tranh Iraq 5 năm đã dài hơn thời gian Mỹ tham gia Đệ nhị Thế chiến. Cho đến nay, nó chỉ thua thời gian Mỹ lâm chiến ở Việt Nam. Bài học số 1 là một sự sai lầm nghiêm trọng về chiến lược: Chỉ biết tấn công mà không biết dự liệu sau khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ, nạn xung đột hệ phái và sắc tộc sẽ xẩy ra, rối ren như nồi canh hẹ. Chiến tranh mỗi thời một khác, nhưng khi đánh vào một nước như Iraq, châm ngòi cho chiến tranh hệ phái để bọn khủng bố al-Qaida lợi dụng, là điều không thể nào ngờ khi người ta chỉ biết các bài học của Thế kỷ trước.

Basra là bài học số 2, nó có thể giống bài học số 1, nhưng nó cũng có thể còn quái gở hơn, tệ hại hơn chưa biết chừng. Bởi vì miền Nam Iraq là miền của các giếng dầu và đất đai phì nhiêu hơn miền Trung và miền Bắc Iraq. Khi có lợi là có xung đột, phe nào cũng muốn chiếm làm của riêng. Chỉ có Mỹ thấy của đau con xót. Hơn 4,000 lính Mỹ đã tử trận, tổn phí chiến tranh Iraq đã lên đến 500 tỷ. Một số chuyên gia dự liệu Mỹ còn phải chi đến 12 tỷ đô-la mỗi tháng trong năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.