Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 88)

29/01/200800:00:00(Xem: 3095)

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo...)

Chờ ở bến xe Tiên Yên suốt cả ngày hôm sau không có xe, tôi đành phải đi bộ. Hoàn cảnh của tôi lúc đó không cho phép tôi nấn ná ở bến xe Tiên Yên vì ở lại thêm ngày nào là nguy hiểm thêm ngày ấy. Đoạn đường từ Tiên Yên đi Quảng Hà tương đối yên ổn, có nhiều người qua lại, nên tôi có thể đi ban ngày. Nhưng từ Quảng Hà trở đi, tình hình vô cùng căng thẳng, các trạm gác mọc lên san sát, thường dân, thanh niên xung phong đi lại cũng rất ít, nên tôi đành phải đi ban đêm, còn ban ngày thì chui vào rừng rậm ngủ. Có những đoạn đường, thấy nguy hiểm quá, tôi đã phải cắt rừng để tránh những trạm gác dọc đường.
Như tôi đã kể, suốt chặng đường vượt biên từ Hà Nội trở đi, tôi không hề mang theo quần áo, đồ đạc gì. Ngoài bộ quần áo mặc trên người, ít giấy tờ giấu trong người, tôi chỉ mang có tầm hình Hồ Chí Minh và cuốn Ngục Trung Nhật Ký để đánh lừa công an, bộ đội ở các trạm gác dọc đường đi. Vì chỉ mặc có một bộ quần áo, nên trước khi ngủ trong rừng, tôi phải lộn trái ra mặc cho quần áo khỏi dơ, kẻo không sẽ bị công an, bộ đội hay người đi đường để ý.
Tôi nhớ thời điểm đó đã cuối thu chuẩn bị sang đông, nên thời tiết rất lạnh. Tôi chỉ mặc phong phanh có một bộ quần áo, với chiếc áo lót, nên lạnh lẽo vô cùng, đêm nào cũng chỉ ngủ chập chờn khi tôi đã quá mệt.
Cuối tháng 9, tôi đến một làng nhỏ, lâu ngày tôi quên mất tên. Làng này nằm ngay cạnh đường quốc lộ 4B và cách biển không xa. Đứng ở trên ngọn đồi đầu làng, tôi có thể nghe tiếng sóng biển rì rào. Trèo lên ngọn đồi cao, tôi có thể trông thấy biển cả về phía đông, núi non trùng điệp về phía tây, và nhìn lên phía bắc, tôi đã thấy cả một quầng ánh sát ở chân trời. Tôi biết đó là thị trấn Đông Hưng bên Trung Cộng, vì khi ấy, thị xã Móng Cái có lệnh không được thắp đèn, bật điện... nên cả thị xã tối om.
Hầu hết những làng tôi gặp trên đường đi ở vùng từ Đầm Hà đổ lên đều vườn hoang nhà trống, vì dân chúng được lệnh "sơ tán" chuẩn bị đối phó với nguy cơ "bành trướng xâm lăng của bá quyền Trung Cộng". Riêng làng này, từ trên đồi cao, tôi vẫn nhìn thấy có ánh đèn le lói thấp thoáng dưới một vài mái nhà.
Lúc đó khoảng 7 giờ tối, nhưng trời đã tối mịt. Suốt hai ngày trời đi bộ, ngủ trong rừng, ăn uống thiếu thốn, không một hạt cơm nóng, một ngụm canh, ngọn rau, nên tôi thấy mệt mỏi vô cùng. Thêm vào đó, vì luôn luôn sống trong tâm trạng của một người bị săn lùng, có thể bị bắt, bị bắn bất cứ lúc nào, nên tinh thần của tôi rất bạc nhược. Sau một hồi tính toán, tôi quyết định đi vô làng, tìm một nhà dân nào có thể tin cậy hoặc mua chuộc, để mua hoặc xin đồ ăn.
Theo con đường mòn từ trên đồi cao đi xuống làng, tôi thấy căn nhà đầu tiên cửa đóng, không có đèn đóm gì. Đoán không có ai ở nhà nên tôi không vô. Căn nhà thứ hai cách đó khoảng 20 thước, cũng cửa đóng im ỉm. Đi tiếp khoảng trăm thước, đến căn nhà thứ ba, tôi thấy có ánh đèn và tiếng người trò chuyện.
Đứng ngoài xa quan sát, tôi thấy có hai ông bà già cùng với 3 người con đang ngồi ăn cơm ngoài sân, bên cạnh ánh đèn dầu tù mù. Thấy đông người, tôi hơi ngại, định bỏ đi, thì bỗng nhiên, một con chó khá to từ trong nhà chạy về phía tôi, sủa vang... Tôi lúng túng, chưa kịp tính thế nào thì có ánh đèn bấm rọi về phía tôi.... Biết bỏ đi sẽ bị gia đình nghi ngờ, tôi liền liều lĩnh, chân bước thẳng vô trong sân, miệng lớn tiếng chào hỏi, giọng thân mật:
- Chào bố mẹ. Sao gia đình mình ăn cơm muộn vậy, bố mẹ"
Mấy người đang ăn cơm đều lố nhố đứng hết lên nhìn tôi, nhưng không một ai lên tiếng trả lời. Tôi hiểu ngay, trong hoàn cảnh dân làng vùng gần biên giới Việt Trung đang sống trong sự phập phồng lo sợ về một cuộc xâm lăng của Trung Cộng, bỗng dưng thấy người lạ đột ngột bước vô nhà, họ không thể không nghi ngại. Vì vậy, tôi vội đon đả nói tiếp:
- Cháu là thanh niên xung phong trên đường đi công tác ở Móng Cái. Đơn vị cháu đóng ở Đầm Hà, ngay quê ông Tùng, bí thư huyện uỷ, chắc bố mẹ biết ông Tùng chứ nhỉ"
Địa danh Đầm Hà và tên ông Tùng đều là những tin tức tôi đã thu lượm được trên đường đi. Để có thể đóng vai người địa phương, qua mặt được các trạm kiểm soát trên đường, tôi đã thu thập các tin tức địa phương bằng phương pháp "sâu đo", dùng những dữ kiện đã khai thác được ở xã A, nơi vừa đi qua, để dò hỏi nắm bắt những dữ kiện cần thiết ở xã B, nơi mình sắp tới. Rồi sau đó dùng dữ kiện của xã B để khai thác xã C.... Một khi đã biết được địa danh, tên, cá tính của chủ tịch, bí thư xã... nơi vừa đi qua, tôi dễ dàng đóng vai người địa phương, làm quen với người này người nọ, để dò hỏi địa danh, tên tuổi của chủ tịch, bí thư xã, hoặc chủ tịch, bí thư huyện, là nơi tôi sắp tới. Tôi biết, trong hoàn cảnh lúc đó, nếu tôi nhắc đến tên chủ tịch, bí thư xã Đầm Hà, chưa chắc gì mọi người trong gia đình đã biết vì hai xã cách nhau tương đối xa. Vì vậy, chắc ăn nhất là nêu tên Tùng, bí thư huyện uỷ, vì từ Đầm Hà lên đến Móng Cái đều cùng chung một huyện, dân chúng chắc chắn phải biết tên bí thư huyện uỷ.


Quả nhiên, ngay khi tôi nhắc đến tên Tùng, mọi người trong gia đình đều vui vẻ coi tôi như người làng, không khí căng thẳng lúc ban đầu đột nhiên biến mất. Ba người con, tuổi khoảng trên dưới 20, đều đon đả chào tôi rồi ngồi xuống mâm, tiếp tục ăn cơm. Bà cụ cũng chào tôi vui vẻ, rồi vặn to ngọn đèn dầu. Còn ông cụ thì kéo tôi lại chiếc chõng tre, vừa đi vừa oang oang nói:
- Biết ông Tùng chủ tịch huyện chớ. Ở cái huyện này thì ai mà chả biết ông Tùng. Tôi nói anh bỏ qua đi cho, ông Tùng là rể của làng tôi đấy.
Chuyện này thì quả thực tôi không biết. Nhưng qua những chuyện tôi đã thu thập được trên đường đi thì tôi biết, vợ Tùng là Loan, bí thư xã Đầm Hà. Vì vậy tôi giả vờ ngạc nhiên, nhưng thân mật hỏi ông:
- Ủa như vậy bà Loan vợ của ông Tùng là con ai ở làng mình bố nhỉ"
Ông cụ thích thú, giọng nói có vẻ "ta đây":
- Anh cũng biết con Loan nữa à. Nó là con cô Quyền bán bánh đúc cuối xóm đấy. Mà cô Quyền còn là em họ của vợ tôi nữa đấy...
Tôi vui vẻ:
- Một người làm quan cả họ được nhờ. Như vậy làng mình cũng ít nhiều được hưởng bổng lộc của ông huyện Tùng, bố nhỉ.
Ông cụ gật gù:
- Bổng lộc thì xưa nay chẳng có gì rõ ràng đâu. Chỉ được cái thuế má, thiên hạ phải nộp đủ nộp đúng ngày giờ. Còn làng mình thì chậm lại một hai tuần. Nhưng được cái may là bây giờ các làng trong huyện chung quanh đây ai cũng phải sơ tán hết cả. Chỉ riêng làng mình thì được ở lại cho đến cuối tháng 10... Nhờ vậy nên chúng tôi cũng thư thả thu dọn đồ đạc mang đi từ từ, chứ bỏ lại hết thì xót xa lắm...
Bà cụ đi tới cầm ngọn đèn dầu để lên chõng và hỏi tôi:
- Anh đã cơm nước gì chưa"
Tôi thú thực:
- Dạ thú thực với bố mẹ là con chưa ăn tối. Con đi công tác ở Móng Cái, nhưng lỡ xe, đến đây thì đêm tối, đi nữa sợ nguy hiểm, nên vào đây quấy quả bố mẹ...
Bà cụ vui vẻ:
- Chả dám, chả dám... Có gì đâu mà quấy quả.
Biết cuộc sống của gia đình nghèo túng, thiếu thốn, nên tôi nói ngay:
- Thưa bố mẹ, con đi công tác có tiêu chuẩn nhà nước cấp. Vì vậy dù có vào ăn tiệm hay ăn nhà dân, con vẫn phải có bổn phận đóng góp, gọi là chút đỉnh với bố mẹ...
Nói xong, tôi lấy ra hai tờ giấy bạc (tôi nhớ không chính xác là bao nhiêu) trao cho bà cụ. Bà cụ cầm một tờ, còn trả lại tôi một tờ, và nói:
- Giời đất ơi, anh ngồi ăn cơm với chúng tôi chỉ thêm đũa thêm bát chứ có tốn kém gì nhiều đâu mà anh đưa lắm tiền thế này. Thôi chúng tôi cầm một tờ này là đủ rồi...
Bà cụ đẩy đi, tôi đẩy lại một hồi, cuối cùng tôi nói:
- Mẹ cứ cầm lấy đi. Đó là tiêu chuẩn nhà nước cấp cho con một ngày. Nếu bây giờ con ăn không hết, thì mẹ cho con xin một nắm cơm với ít muối mè để ngày mai con mang đi ăn đường.
Nghe vậy, bà cụ gật đầu, cẩn thận bỏ cả hai tờ giấy bạc vào cái ruột tượng ở thắt lưng, rồi quay ra bảo mấy người con lo dọn cơm cho tôi ăn.
Bữa cơm rất thanh đạm, nhưng lạ lùng, lại có một món ăn rất sang. Những món thanh đạm là một tô cơm độn khoai nấu hơi nhão, một đĩa rau lang luộc, một đĩa tép và một chén mắm hến mặn chát. Món rất sang là thịt trâu rang muối. Thấy món thịt trâu, tôi rất ngạc nhiên, nhưng không tiện hỏi. Tôi ăn bữa cơm rất ngon lành. Chỉ trong chớp mắt tôi ăn hết tô cơm độn và cả đĩa rau lang luộc. Vừa ăn tôi vừa nghe ông cụ nói chuyện về tình hình chính trị quân sự giữa hai nước và những vụ lộn xộn xảy ra dọc theo biên giới Việt Trung.
Vừa ăn cơm xong, thì có tiếng đàn bà gọi vọng từ ngoài ngõ:
- Bà Lương ơi, sang mà chia thịt.
Gọi xong, không cần nghe bà Lương trả lời, người đàn bà bỏ đi ngay. Tôi ngạc nhiên:
- Làng mình có hội hè đình đám gì hay sao mà chia thịt, bố mẹ"
Ông cụ thở dài:
- Hội hè đình đám gì đâu anh. Đi chia thịt trâu đó.
Ủa tại sao đi chia thịt trâu mà lại thở dài" Tôi nghĩ và sực nhớ đến chén thịt trâu rang muối, một món ăn sang trọng trong một bữa cơm độn khoai, thật là trái ngược. Đã vậy, bây giờ lại có người gọi đi chia thịt trâu nữa. Tại sao trâu chết nhiều vậy nhỉ"
Tôi thắc mắc:
- Ủa, làng mình trâu bị chết dịch hở ba má"
Ông cụ lắc đầu:
- Dịch gì, trâu chết vì mìn chống tăng đó.
Thấy tôi có vẻ ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ nói tiếp:
- Nhà nước họ gài mìn chống tăng ở khắp mọi nơi để phòng khi tụi Tàu nó xâm lăng, anh hiểu không. Nào ngờ đâu, tăng của tụi Tàu đâu chưa thấy, chỉ thấy trâu của mình thi nhau chết vì dẵm phải mìn... Cả tháng nay, chỉ riêng làng này đã chết mất 4 con rồi... Cứ cái đà này độ vài tháng nữa, Tàu nó không xâm lăng thì trâu chết hết, mình cũng chết, cả làng phải đi kéo cầy thay trâu mất thôi... Đó, tối này anh ngủ ở đây thế nào anh cũng nghe tiếng mìn nổ. Trâu mình dẫm phải mìn cũng có mà thú dữ dẫm phải mìn cũng có...
Tôi lo ngại:
- Bố bảo là nhà nước gài mìn chống tăng ở khắp mọi nơi"
- Khắp mọi nơi. Mìn chống tăng có, mìn chống người có. Đủ loại, đủ kiểu.
Tôi phịa chuyện để thăm dò:
- Con nghe ông Tùng nói là mình chỉ gài mìn dọc theo biên giới Việt Trung....
Ông Lương cười như mếu:
- Chỉ gài dọc theo biên giới thì ngăn chặn tụi Tàu cộng làm sao được. Chúng dùng biển người thì người nó đổ vô cứ như thác như lũ ấy chớ. Tui nói anh nghe, suốt cả một vùng đất từ Quang Thắng đổ lên đến biên giới bây giờ là toàn mìn, toàn chông. Mìn của mình phải thiên la địa võng như vậy thì mới chống được tụi Tàu...
Tối hôm đó tôi nằm trên chiếc chõng tre, nhưng dù mệt mỏi vô cùng, tôi vẫn trằn trọc không ngủ được, phần vì muỗi đốt, phần bị những bãi mìn mênh mông ám ảnh.... Thú thực, tôi đinh ninh, nếu không vượt biên qua Trung cộng theo ngả thị xã Móng Cái được, tôi sẽ chui vào rừng, cắt đường để bơi qua sông Ka Long, vượt qua biên giới. Nhưng nay đứng trước tình trạng mìn chống tăng, mìn cá nhân gài khắp nơi dọc theo biên giới hai nước, làm sao tôi có thể vượt qua những bãi mìn đó để đến bờ sông Ka Long an toàn"""  (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.