Hôm nay,  

Hồi Ký Đoàn Duy Thành: Làm Người Là Khó!

24/06/200500:00:00(Xem: 8408)
Trong thời gian gần đây, có một tập hồi ký được lưu truyền ở trong nước mang tên là "Làm Người Là Khó." Tác giả của cuốn hồi ký dầy khoảng 500 trang này là ông Đoàn Duy Thành, một cán bộ cao cấp của đảng cộng sản nay dã hồi hưu. Ông Thành nguyên là bí thư thành ủy Hải Phòng, phó chủ tịch hội dồng bộ trưởng (tương đương như phó thủ tướng), và được dự dịnh cất nhắc lên làm tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam thay thế Nguyễn Văn Linh, nhưng công việc này không thành vì phe Đỗ Mười thắng thế. Ông Thành cũng dược biết đến qua biện pháp "mua vàng để chữa bệnh lạm phát" trong thời gian làm bộ trưởng ngoại thương. Trong tập hồi ký này, ông Thành đã dùng tấm khiên Hồ Chí Minh để che chắn hầu thuật lại những chính sách bóc lột và hành dộng tàn ác của CSVN đối với người dân, tiết lộ những tài liệu thuộc loại "thâm cung bí sử" của CSVN về những biện pháp đấu đá trong nội bộ của đảng, cũng như vạch ra những thủ đoạn thâm độc mà phe nhóm Đỗ Mười đã từng áp dụng dối với ông. Chúng tôi xin gửi dến qúy dộc giả trích doạn một số chương chính của tập hồi ký này qua nhiều phần như sau. (VNN)
*
(Trích tiếp)
Cuối năm 1987, có cuộc họp liên tịch giữa Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng để kiểm điểm thực hiện Nghị quyết 2 của Trung ương và phương hướng thực hiện tiếp. Tôi trình bầy báo cáo kiểm điểm thực hiện nghị quyết 2 và biện pháp thực hiện tiếp. Về biện pháp có nhiều vấn đề, tôi nêu một vài vấn đề chủ yếu:
- Xuất Nam, nhập Bắc về lương thực, đỡ tồn phí về vận tải.
- Xoá bỏ các trạm ngăn sông, cấm chợ, cho lưu thông hàng hoá trong cả nước, cả nước là một thị trường.
- Nhập vàng, kinh doanh vàng bạc, tạo ra thị trường vàng, để vàng làm "kim bản vị".
- Chấp nhận đồng đôla Mỹ được chuyển đổi theo giá thị trường, có hướng dẫn của Ngân hàng.v.v..
Thảo luận trong 2 ngày, các vấn đề khác được chấp nhận, riêng nhập vàng bị anh Đỗ Mười phản đối. Khi tôi trình bầy xong báo cáo, anh Phạm Hùng đứng dậy, cười vui vẻ: "Ông Thành chơi sang nhỉ, nhập vàng cơ à""
Khi kết luận hội nghị, anh Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư chỉ kết luận những vấn đề không có ai phản đối, còn vấn đề "vàng" anh không nhắc đến.
Khi kết thúc hội nghị tôi lo quá! Vì vấn đề nhập vàng tuy là một mặt hàng nhập, nhưng nó có nhiều ý nghĩa quan trọng:
+ Giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch nhau lớn. Ta cấm tư nhân kinh doanh vàng bạc. Nhà nước được phép kinh doanh, nhưng không được phép nhập vàng thỏi, chỉ khai thác tại nội địa được mỗi năm khoảng 2 tấn vàng cốm (sa khoáng), đem ra kinh doanh, nên giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch nhau 3 lần. Nhập vàng sẽ lãi lớn, bổ sung ngân sách, chống được lạm phát.
+ Kinh doanh vàng bạc, tạo ra mặt hàng mới phong phú, bổ sung cho quỹ hàng hoá.
Mặt hàng đặc biệt này được nhân dân ta ưa thích, thường dùng vàng làm đồ trang sức, tích trữ vàng...
+ Phá bỏ được thị trường coi vàng như thứ cấm kị, chỉ có giai cấp giàu có mới dùng, còn người lao động không được dùng, tự mình đẻ ra kỳ thị dân tộc mình, coi vàng là thứ ghê gớm qúa. Trong thời tạm chiếm ở phía Nam, người dân bán trầu cau cũng có hàng đấu vàng. Như mẹ vợ chú Đào Hữu Thăng, di cư vào miền Nam, chồng chết, chỉ bán trầu cau, khi giải phóng gả chồng cho con gái lấy chú Đào Hữu Thăng là bạn tù của tôi, bà mẹ vợ cho con gái một đấu vàng toàn nhẫn là nhẫn, đào ở gốc cây đu đủ lên. Chú Thăng được một đấu, cân được hơn 1 kg, khoảng 30 cây. Khi tôi vào chơi nhà chú ở thành phố HCM, chú Thăng mở tủ cho tôi xem. Thế thì việc kinh doanh vàng bạc để mở rộng kinh doanh, trước hết quốc doanh thu lãi cho ngân sách Nhà nước, sau cho tư nhân kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, ta có thêm dự trữ vàng trong dân, vị thế kinh tế, vị thế chính trị của nước ta có kim loại quí bảo lãnh cho nền kinh tế, điều đó rất cần thiết cho kinh tế thị trường.
Đêm về nằm ngủ, tôi buồn quá. Sáng hôm sau, tôi lại trình bầy tiếp với anh Phạm Hùng. Anh Hùng bảo tôi: "Sang báo cáo anh Linh, còn tôi đã đồng ý với anh từ hôm anh trình phương án." Tôi đề nghị anh Phạm Hùng bảo anh Sáu Dân cùng đi với tôi sang báo cáo với anh Linh cho mạnh. Anh Phạm Hùng xua tay: "Đừng, đừng, mình anh sang là đủ. Anh Sáu cùng đi có khi lại không hay.".. Hôm đó tôi mới hiểu giữa anh Linh và anh Sáu có vấn đề với nhau. Sau này tìm hiểu, tôi mới biết được ý của anh Phạm Hùng.
Tôi sang trình bầy với anh Linh ngay. Vì vấn đề này tôi đã suy nghĩ từ lâu, nhất là những lý luận về tài chính tiền tệ của Keynes nhà kinh tế tư bản nói nhiều về kinh tế thị trường và sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường như thế nào.
Tôi đến nhà anh Linh. Sau 15 phút tôi trình bầy, anh Linh đồng ý ngay. Tôi vội nói: "Hôm qua sao anh không kết luận cho tôi dễ làm việc. Vì có quyết định tập thể của Bộ Chính trị rất quan trọng." Anh Linh ngắt lời tôi: "Ấy chết, nếu hôm qua tôi kết luận có người phản đối thì hôm nay tôi sao dám đồng ý với anh. Anh thấy đấy. Những "tay to mồm" phản đối là khó xử lắm!" Tôi thầm phục anh. "Tổng Bí thư thông minh, thế mà chị Huệ cứ hay nói với tôi, có lần có mặt cả anh Linh, anh giúp đỡ anh ấy..." Anh Linh vỗ vai tôi, vừa cười vừa nói: "Bà Huệ ấy mà..!" Anh đứng dậy bắt tay tôi và bảo: "Anh với tôi cùng anh Hai Hùng chịu trách nhiệm trước Trung ương. Cứ làm, không cần phổ biến rộng. Đây chỉ là một mặt hàng, anh Hùng quyết là đủ. Nhưng nó là mặt hàng "vàng" nên tổng Bí thư phải có ý kiến." Anh rất vui tiễn tôi ra cửa.
(....) Tính đến tháng 4-1990, trước khi tôi thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại, cả nước nhập được khoảng 160 tấn, nếu tính ra USD, Ngân sách trung ương và các tỉnh thành phố có nhập vàng lãi khoảng hơn 1 tỷ USD, góp phần rất quan trọng vào chống lạm phát, từ 780% năm 1986, năm 1990 còn 67%, giảm hơn 10 lần.
*
Tr 332 - Xin từ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Sau 8 tháng thực hiện nghị quyết II của Trung ương, tôi thấy xu hướng và thực hiện bước đầu có kết quả, tôi đề nghị Trung ương cần ra một nghị quyết toàn diện chuyển kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nghị liên tịch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thường vụ HĐBT định vào ngày 1- 2.2.1988. Đồng chí Phạm Hùng giao cho tôi cùng 6 Bộ trưởng trong khối và một số chuyên viên kinh tế chuẩn bị. Tôi đã chủ trì xây dựng một phương án có mô hình để dễ chỉ đạo. Mô hình này thể hiện chuyển dần từng bước, toàn diện của cả nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Việc chuẩn bị rát công phu. Khi được quyết, bất cứ đồng chí UV BCT nào cũng có thể chỉ đạo theo mô hình đó được. Nó vừa đồng bộ, dễ nhìn thấy diễn biến tình hình qua ngày tháng cập nhật, các ngành các cấp không lúng túng. Thực sự tôi rất phấn khởi khi đưa ra Hội đồng Bộ trưởng tham gia. Các thành viên Chính phủ đều hoan nghênh, anh Phạm Hùng phân công tôi báo cáo dự thảo Nghị quyết 4 này trước Hội nghị liên tịch (gọi là liên tịch nhưng thực chất là Hội nghị Bộ chính trị mở rộng).
Ngày 1-2-1988, tôi trình bầy xong, Hội nghị có 14 Ủy viên BCT họp, 12 đồng chí phát biểu đồng tình, đồng chí Nguyễn Văn Linh sơ kết ý kiến của 12 đồng chí đã phát và phát biểu bổ sung, anh Linh cũng đồng tình với dự thảo Nghị quyết 4. Đến cuối giờ chiều ngày 1-2-1988, anh Đỗ Mười phát biểu. Anh không đi vào đề án, anh phát biểu phê phán trực tiếp tôi, với những ý chính sau đây: "Một Phó Thủ tướng và 5, 6 Bộ trưởng không chịu đi cơ sở, cứ ngồi ở bàn giấy nghiên cứu mô hình nọ, mô hình kia, để làm gì" Vấn đề mới quá, tôi đề nghị gác lại đến tháng 9-1988 sẽ bàn" Vân vân và vân vân, xoay quanh phê phán tôi.
Hội nghị nghỉ, hôm sau bàn tiếp. Tôi nghĩ vấn đề tôi và các Bộ trưởng trong khối đã tính toán bàn kỹ, được cả Hội đồng Chính phủ thông qua. Dự thảo Nghị quyết 4 mang tính lý luận cao và mô hình chuyển dịch nền kinh tế có cơ sở khoa học. Nghị quyết này tiếp nối Nghị quyết II rất có hệ thống. Nay đồng chí (ĐM) Thường trực Ban Bí thư đề nghị để tháng 9-1988 mới bàn, các đồng chí BCT cũng đồng ý, tôi thấy không còn cơ sở để làm việc có hiệu quả cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đổi mới, có tầm sâu rộng, khắc phục nhanh khủng hoảng kinh tế, đưa kinh tế nhanh ổn định và phát triển. Tôi quyết định sẽ xin từ chức vào ngày hôm sau.
Tối hôm đó, tôi trao đổi kỹ với nhà tôi và đồng chí Ngô Hải, thư ký của tôi về thái độ của anh Đỗ Mười. Anh không thực hiện được ý định loại tôi khỏi BCH trung ương khoá VI, tôi lại còn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, như vậy sẽ cản bước tiến của anh Mười. Nếu tôi từ chức vừa thỏa lòng anh Mười và giữ được đoàn kết nội bộ, vừa cũng là tấm gương chung: Khi không còn điều kiện để thực thi nhiệm vụ thì nên rút lui cho người khác thay thế, mình làm việc khác, nếu hết việc thì về nghỉ, vì lúc này tôi đã 59 tuổi. Nhà tôi và chú Ngô Hải hiểu ý tôi và lòng anh Mười nên cũng đồng tình với tôi.
Tôi viết đơn xin từ chức để đọc vào chiều mai 2-2-1988. Tôi dự kiến phát biểu bổ sung, sau đó sẽ đọc đơn xin từ chức. Sáng 2-2-1988 thế nào tôi cũng phải báo cáo đồng chí Tổng bí thư và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trước, để bảo đảm ý thức tổ chức, kỷ luật.
Sáng hôm sau, vào giờ giải lao, tôi báo cáo với anh Linh việc tôi xin từ chức để giữ gìn đoàn kết nội bộ. Anh Linh bảo tôi cần suy nghĩ thêm. Tôi nói đã suy nghĩ kỹ rồi. Anh Linh không nói gì thêm. Khi tôi báo cáo anh Hai Hùng, anh Hùng nói: "Không nên, để bàn thêm." Tôi báo cáo rằng đã suy nghĩ kỹ rồi. Tôi không thể làm việc tốt được nếu anh Mười còn cản trở. Tôi đề nghị anh cho phép tôi từ chức, anh Hùng hơi cười vui: "Để xem, xem..."
Khi tôi đọc đơn từ chức, hai anh mới cho là thật. Các anh cứ tưởng tôi bực tức với anh Mười nên nói vậy thôi. Anh Hùng còn bảo: "Tôi tưởng anh nói đùa." Vì khi đề nghị xin từ chức, thái độ tôi vẫn vui vẻ bình thường, không có thái độ tức giận gì cả, nên các anh vẫn nghĩ tôi chỉ nói cho đỡ bực mình với anh Mười thôi.
Khi tôi đọc đơn xin từ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hội nghị có khoảng hơn 60 người, họp ở Hội trường T.78 tại thành phố Hồ Chí Minh, mọi người đều lắng nghe với vẻ bất ngờ.
Sau đó, anh Linh đứng lên luôn, phê bình anh Đỗ Mười một cách nghiêm khắc, với mấy ý chính sau đây: Ông Mười tưởng rằng Uỷ viên Bộ Chính trị to lắm, muốn nói gì cũng được, muốn phê bình ai cũng được. Hồi tôi làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, mỗi lần vào thành phố là ông Mười đòi gặp tôi. Nhiều lần tôi từ chối không gặp. Ông tưởng là Ủy viên Bộ Chính trị muốn làm gì thì làm..." Khi anh Linh dứt lời, anh Mười nói: "Tôi nói đó là tinh thần Bôn-xê-vích.."(!"). Tôi xuýt nữa bật cười to.
Tối hôm đó, tôi sang chào anh Trường Chinh (anh Trường Chinh đang nghỉ ở T78), đồng thời xin ý kiến anh về đôi câu đối, tôi định viết ở lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh, vì ngày hôm sau 3/2, ngày thành lập Đảng, tôi xuống thắp hương tại nhà lưu niệm cụ Phó bảng và viết ngay tại đó cho có ý nghĩa. Nội dung:
"Thiên hồng địa tử đô Sinh Sắc.
Giải phóng sơn hà hiển Chí Minh"
Đọc xong hai câu thơ và tôi nói thêm ý nghĩa của nó, anh Trường Chinh nghe xong khen: "Hay lắm! Hay lắm! Khí phách lắm! Khí phách lắm!" Tôi yên tâm. Anh Trường Chinh mà Đảng ta và nhân dân ta thường gọi là "anh Thận" (vì anh rất cẩn thận trong từng lời nói và bài viết, đối nhân xử thế, việc gì cũng thận trọng, nên mới được nhân dân và cán bộ đặt cho anh chữ Thận làm tên gọi thân mật), nay đã khen thì tôi có thể yên tâm.
Câu đối này tôi cũng đưa cụ Minh, một nhà "uyên thâm túc Nho" xem trước. Cụ Minh góp ý với tôi thay chữ "giai" bằng chữ "đô," chữ "rực" bằng chữ "hiển." Cụ giải thích chữ "đô" đắt nghĩa hơn chữ "giai," dù chúng đều có nghĩa là "đều"; chữ "hiển" thay chữ "rực" để khỏi hiểu lầm đối với người ít biết chữ Hán. Vì trong câu đối viết chữ "rực" là bay lên, nhưng đọc mà không trông chữ viết thì nghĩ chữ "rực" là "rực rỡ," hiểu sai ý, nên thay bằng chữ "hiển." Tôi đồng ý với cụ Minh.
Năm 1987 mất mùa nên ảnh hưởng đến năm 1988. Lương thực lúc đó chỉ dựa vào sản xuất trong nước, tiền nhập lương thực không có, viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu về lương thực không đáng kể. Ảnh hưởng vụ mùa thất thu đã kéo dài đến năm 1988, nhất là những nơi mất mùa nặng như Thanh Hoá, Nghệ An. Tết âm lịch, đầu năm 1988, Thanh Hoa đã có hơn 100 người chết đói. Anh Phạm Hùng dự định về miền Nam ăn Tết, đến mùng 6 mới vào thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày mùng 2 Tết, anh đến thăm tôi. Vì không được báo trước, nên tôi về Hải Phòng. Sáng mồng 4, tôi đến chúc tết anh ở nhà riêng (...). Rồi anh nhắc lại chuyện tôi xin từ chức tuần trước. Tôi động viên anh rằng tôi vẫn ra sức làm việc, không vì xin từ chức mà nản việc. Anh bảo tôi: "Tôi mừng vì anh vẫn giữ được thái độ bình thường. Việc anh từ chức là độc nhất vô song." Tôi nói: "Tôi xin từ chức là thực sự có lỗi với anh, vì anh mới làm chủ tịch được hơn 6 tháng. Tôi từ chức có thể có người hiểu sai, mong anh thông cảm." Anh nhắc lại một vài ý hôm họp và vài ý trách anh Mười. Rồi anh nói: "Tôi hoàn toàn thông cảm với anh. Trong điều kiện này rất khó làm việc với anh Mười."
Không ngờ ngày mùng 6 Tết anh vào thành phố Hồ Chí Minh ăn Tết với gia đình và thăm bà con bạn bè thân thiết, ngày mồng 8 Tết, một cơn đau tim đột ngột đã cứơp đi người chiến sĩ cách mạng lão thành (...)

Anh Phạm Hùng qua đời, anh Võ Văn Kiệt làm Quyền Thủ tướng, đến tháng 6-1988, Quốc hội họp bầu anh Đỗ Mười làm Thủ tướng.
....Còn tôi đến 2-5-1988 được chuẩn y miễn nhiệm cùng với hai đồng chí Nguyễn Ngọc Trìu, Nguyễn Văn Chính (Chín Cần), cũng không tuyên bố rõ lý do tôi xin từ chức, mà chỉ nói chung: Cả ba người thôi giữ chức Phó Chủ tịch hội đồng bộ trưởng để nhận nhiệm vụ khác. Tôi thấy viết thế nào cũng được, miễn là mình được thôi chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Hôm đưa ba đồng chí Phó Chủ tịch HĐBT ra Quốc hội phê chuẩn, tôi thấy anh Nguyễn Ngọc Trìu, hai tay vắt sau, vừa đi vừa suy nghĩ trong giờ giải lao. Tôi mời anh Trìu vào uống cà phê và bảo: "Suy nghĩ làm gì cho tổn thọ, "nhất đại vi quan, vạn đại vi dân." Khi hai anh em ngồi uống cà phê, thấy có cảnh có tình, tôi làm 4 câu thơ tặng anh Trìu:
"Hai thằng miễn nhiệm uống cà phê,
Thế sự xem ra vẫn ê chề...
Dân đói, dân no còn lắm chuyện.
Việc nhà, việc nước vẫn còn mê"
Anh Trần Hoàn ngồi bàn bên cạnh, thấy tôi đọc thơ ngó sang bảo đọc to cho nghe. Tôi nói đùa: "Muốn kiểm duyệt phải không"" Anh Trần Hoàn cười. Tôi đọc to cho anh Trần Hoàn nghe, anh Hoàn nói: "Hay đấy! Vẫn còn có hậu." Tôi nói lại: "Bọn tớ làm cách mạng đến cùng, không bao giờ nản chí.."
Tôi làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại, anh Mười làm Thủ tướng, tôi vẫn giữ thái độ bình thường. Anh Mười đối với tôi bề ngoài cũng thấy dễ chịu hơn, nhưng tôi nghĩ sẽ có ngày cũng phải chia tay. Chắc anh Mười cũng không muốn tôi làm lâu. Đúng như vậy, khi tôi nhập vàng anh còn là Thường trực bên Đảng, nay sang làm Thủ tướng, hằng năm đi đâu anh cũng rêu rao: "Đoàn Duy Thành Bộ trưởng Kinh tế Đối ngoại đấy, không nhập phân bón, nguyên liệu đi nhập vàng..." Anh em các ngành, các địa phương thông tin cho tôi biết, tôi thấy chẳng có gì phải suy nghĩ, vì đó là tất yếu. Sao anh Mười không hiểu rằng lúc đó lấy tiền đâu mà nhập phân bón, nguyên liệu!" Phải nhập vàng chịu, trả nhanh, vòng sau có lãi để nhập phân bón, nguyên liệu. Khi họp Hội đồng Bộ trưởng, anh tuyên bố: "Anh Thành nghỉ Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhưng tôi vẫn thực hiện bài của anh Thành." Họp thường vụ Hội đồng Bộ trưởng, anh cũng tuyên bố như vậy.
Nhưng sang năm 1989, tình hình khá hơn. Gặp tôi 2 lần khi họp Hội đồng Bộ trưởng, anh Mười nói: "Bài của cậu tính cũng sai." Tôi nghiêm nét mặt nhưng không nói gì. Lần sau có mặt anh Đoàn Trọng Truyến, anh Mười lại nói: "Bài của cậu cũng tính sai..." Tôi hơi khó chịu, trả lời anh Mười: "Anh đã nói nhiều lần, anh thực hiện bài của tôi. Bài của tôi, tôi tính rất kỹ. Chỉ có thể do người thực hiện sai, còn tôi tính không sai." Anh không nói gì và đi chỗ khác.
Tính tỷ suất lãi ngân hàng với đồng VN và tỷ giá giữa đồng VN với đồng đôla Mỹ và ngoại tệ khác, là vấn đề khó trong quản lý kinh tế. Điều này lúc nào tôi cũng quan tâm suy nghĩ. Khi có lạm phát phi mã lại càng khó. Lúc đó HĐBT họp nhiều lần, có những đề xuất rất táo bạo, phi kinh tế như đưa lãi xuất đồng VN lên 20%/tháng của anh Nguyễn Cơ Thạch. Anh còn nói mạnh mẽ rằng phải đem bom đánh tan nhà máy in bạc đi, in quá nhiều để gây lạm phát. Tôi rất thích tính anh Thạch. Tuy là nhà ngoại giao có tài nhưng anh rất quan tâm đến kinh tế, đặc biệt là công nghệ thông tin. Tôi nói với anh Thạch đưa lãi suất lên 20%/tháng thì bán cả nước Việt Nam đi mà trả lãi. Anh tranh luận với tôi rất thoải mái. Anh luôn luôn giữ chữ "tín" với tôi. Cái gì hứa, làm đúng lời hứa.
Anh Nguyễn Cơ Thạch và anh Mai Chí Thọ hay bảo tôi là có hai ông Thành. Ông Thành ở Hải Phòng thì thoáng, còn ông Thành lên Trung ương lại quá chặt chẽ. Tôi nghĩ các anh rất có tình cảm với tôi, nhưng các anh ít nghiên cứu sâu về kinh tế. Trong lúc khủng hoảng kinh tế, sản xuất đình đốn, vay tiền của dân, cho ai vay lãi được 5%/tháng" Doanh nghiệp không ai dám vay vì làm sao ra lãi 5%/tháng để trả nợ ngân hàng" Còn Nhà nước lấy tiền đâu bù chênh lệch khoản 15%/tháng" Tôi nói vui với anh Thạch: "Nghe anh chỉ có đổ thóc giống ra mà ăn." Anh cười vui vẻ, nhưng vẫn tranh luận tiếp.
Sau đó, anh Mười quyết định lãi suất 12%/tháng. Hỏi ý kiến tôi, tôi bảo: "Chống lạm phát mà nâng lãi suất như thế này thì chỉ kéo dài được chu kỳ lạm phát. Nhưng chu kỳ sau sẽ lạm phát cao hơn chu kỳ trước. Nếu nâng lãi suất đồng nội tệ lên quá cao để chống được lạm phát và kinh tế khủng hoảng thì thế giới họ đã làm từ lâu rồi, và không bao giờ có khủng hoảng kinh tế cả. Theo ý tôi trong trường hợp đặc biệt này chỉ có nên 4%/tháng là đã quá bạo tay rồi. Thử hỏi có xí nghiệp nào làm ra lãi 2%/tháng không" Khi tôi làm Bí thư thành ủy Hải Phòng, năm 1985, thành phố đã vay của nhân dân Hải Phòng 150 triệu với lãi suất 4%/tháng, được Ngân hàng trung ương đồng ý. Chúng tôi dự kiến trong một tháng rưỡi vay đủ số tiền trên. Nhưng thật bất ngờ, chỉ trong một tháng nhân dân đem đến cho vay 200 triệu. Chúng tôi phải kết thúc ngay. Sau tháng 9-1985, thành phố phải trả hết cho nhân dân, vì sợ đồng tiền Việt Nam đang bị mất giá sau đổi tiền, nhân dân sẽ thiệt thòi." Từ kinh nghiệm và thực tế lúc đó, tôi đề xuất lãi suất không nên quá 4%/tháng. Nhưng HĐBT vẫn quyết định 12%/tháng.
Có một số anh chị em quen thân đến hỏi tôi lãi suất gửi tiền tiết kiệm cao, có nên gửi không" Tôi trả lời anh chị em nên gửi, lãi lớn đấy.
Có anh chị em gửi chỉ hơn một năm đã lãi 2 -3 lần. Vì vàng bán lúc đó rất đắt, lấy tiền mặt gửi ngân hàng, khi rút ra mua vàng giá rẻ. Ngay đồng chí Quản Đức Khiêm, thư ký của tôi ở Hải Phòng, gửi tiết kiệm hơn một năm, khi rút ra cũng lãi gần 3 lần, được 10 lạng vàng.
Tôi làm Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại, công việc đang suông sẻ, đưa doanh số xuất khẩu từ 600 triệu rúp và đôla/năm, nay lên hơn 2 tỉ đôla và rúp. Kinh tế đất nước đang đi vào thế ổn định, thì có kế hoạch sáp nhập các Bộ. Bộ Kinh tế Đối ngoại sáp nhập với Bộ Nội thương và Bộ Vật tư thành Bộ Thương mại. Việc này đúng như tôi dự đoán, có sáp nhập mới có lý do để loại tôi ra khỏi thành viên Chính phủ. Trong khi đang chuẩn bị, anh Hoàng Minh Thắng sang bàn với tôi, đề nghị tôi nhường cho anh làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Anh Thắng nói: "Anh làm việc gì cũng được, nhường tôi làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tôi chỉ thích làm Bộ trưởng Bộ Thương mại." Tôi với anh Thắng là bạn với nhau, khi tôi làm Bí thư Hải Phòng, anh Thắng làm Bí thư Quảng Nam - Đà Nẵng, có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Nhất là trong kháng chiến chống Mỹ, Hải Phòng kết nghĩa với Đà Nẵng, quan hệ của chúng tôi càng khăng khít hơn. Khi anh Thắng làm Bộ trưởng Bộ Nội thương, tôi làm Phó chủ tịch phụ trách khối Lưu thông phân phối, Tài chính, Ngân hàng. Nay anh Thắng đã đề nghị, tôi đồng ý ngay. Vì anh đã là cấp dưới của tôi, nay có việc này tại sao tôi lại không nhường anh" Anh Thắng rất phấn khởi.
Nhưng công việc không phải bình thường như thế. Hôm họp Hội nghị BCH TƯ ở nhà Con Rùa bên bờ Hồ Tây, anh Đỗ Mười gặp tôi trao đổi việc nhân sự. Qua trao đổi, anh Mười bảo tôi về chuẩn bị tổ chức, để tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tôi rất phân vân, nhưng điều trước hết là tôi phải thông tin cho anh Hoàng Minh Thắng biết. Tôi gặp anh Thắng báo chuyện anh Đỗ Mười bảo tôi tiếp tục làm Bộ trưởng. "Anh liệu mà chạy, kẻo lại thất vọng, rồi lại bảo tôi tranh nhau với anh cái chức Bộ trưởng Bộ Thương mại." Chúng tôi vẫn nhắc lại chuyện này với nhau một cách đùa vui.
Nhưng việc anh Mười bảo tôi làm tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng chỉ là câu chuyện "làm qùa" cho vui vẻ thôi. Vì trước và sau khi quyết định anh Thắng làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, anh Mười không hề nói lại với tôi một lời. Đó cũng là điều dễ hiểu.
Trong 3 năm 8 tháng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương rồi làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại, biết bao công việc phải làm. Trước hết là ổn định tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất của Bộ Ngoại thương quá cũ, xây dựng Nghị định 164 của Chính phủ về Xuất nhập khẩu - Đầu tư. Tôi đã cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ lo toan công việc, rồi lo từ bữa ăn sáng, ăn trưa cho cán bộ công nhân viên thuộc Văn phòng Bộ trở đi.
*
Trong 44 tháng công tác tại Bộ, tôi đã vạch kế hoạch cho từng năm và ba năm làm những việc gì cho Bộ, cho đất nước.
Riêng trụ sở của Bộ được thiết kế xây dựng 11 tầng, đã được Chính phủ duyệt, trích số tiền cấp phép cho nước ngoài lập cơ quan đại diện tại Việt Nam (mỗi giấy phép phải nộp 5.000 USD) do tôi đề xuất với Chính phủ và Bộ Tài chính. Số tiền này nộp ngân sách 20%. Còn lại dành cho Bộ xây đựng trụ sở, được khoảng 8 triệu USD.
Thiết kế đã được duyệt, khoan đất khảo sát để xây dựng đã làm. Đến khi chuẩn bị khởi công, tôi thôi làm Bộ trưởng, và đến nay đã 15 năm, trụ sở mới vẫn chưa được xây dựng.
Gần đây, nhiều báo chí nhắc đến chuyện nhập 160 tấn vàng. Có đồng chí phóng viên hỏi tôi: "Nhiều công ty nhập vàng lãi nhiều, có công ty nào biếu "quà" bác không"" Tôi kể lại cho các đồng chí phóng viên nghe rằng lúc đó chỉ có công ty Nhà nước được nhập vàng, lãi nộp ngân sách trung ương hoặc địa phương, cuối năm trích phần thưởng theo chế độ. Nếu công ty nào có tấm lòng "phong bì" cho Bộ trưởng, tôi cũng không nhận. Ngay quota thời đó người ta cũng tung tin Bộ Ngoại thương nhận tiền cho xuất sắt thép phế phẩm, một vạn USD/một quota/một vạn tấn, v.v... Tôi đề nghị Quốc hội cho kiểm tra. Còn tôi và thứ trưởng của tôi không bao giờ làm như vậy. Nếu có đồng chí nào nhận tiền cấp quota, tôi là Bộ trưởng tôi chịu trách nhiệm. Tôi đề nghị các vị không nên tự "tầm thường" mình rồi "tầm thường" luôn cả chúng tôi. Quốc hội lúc đó đã phân công đồng chí Trần Quyết, Viện trưởng VKSNDTC, lập đoàn đi kiểm tra. Đoàn dự kiến kiểm tra 10 tỉnh, thành phố trọng điểm, sau kiểm tra toàn bộ 40 tỉnh, thành phố trong cả nước và đã có báo cáo trước Quốc hội về vấn đề này. Không tìm ra hiện tượng tiêu cực trong việc cấp quota xuất sắt thép phế phẩm, cũng như mặt hàng khác.
Đầu năm 1990, trong chuyến vào công tác ở các tỉnh phía Nam (lúc này tôi cũng sắp thôi làm Bộ trưởng), đồng chí Lạc, Tổng giám đốc công ty Petechim đến thăm tôi ở nhà khách, khi về có đưa cho tôi một phong bì, ngoài đề: "Kính gửi Bộ trưởng Đoàn Duy Thành." Tôi nghĩ chắc là thư, vì từ khi về làm Bộ trưởng đến hôm đó, không có công ty nào biếu tôi tiền cả. Đến khi đồng chí Lạc về, tôi bóc thư ra xem, trong thư có 300.000 đồng và lá thư nhỏ: "Kinh biếu đồng chí để mua quà cho các cháu." Tôi nghĩ công ty Petechim là công ty kinh doanh khá, lại được giao nhập vàng sớm với khối lượng lớn, lãi cho ngân sách nhà nước nhiều, chắc đồng chí Lạc nghĩ Bộ trưởng sắp nghỉ, gửi quà cho Bộ trưởng. Tôi viết thư cảm ơn và trả lại số tiền trên cho đồng chí Lạc. Ngay lúc đó, có một đứa cháu gọi nhà tôi bằng bà cô ruột đến chơi, xin tôi một trăm ngàn để mua xe đạp, cháu chỉ thiếu có một trăm nghìn thôi. Nhân có tiền của đồng chí Lạc cho, tôi rút ra một trăm nghìn cho cháu. Còn hai trăm nghìn đồng, tôi bỏ vào phong bì dán kín cùng lá thư, nói rõ tôi lấy 100.000 đồng cho cháu mua xe đạp. "Tôi gửi lại đồng chí 200.000 đồng. Tôi đã có tiền mang theo để mua quà cho cháu khi về Hà Nội, xin cảm ơn đồng chí." Đồng chí Lạc hiện nay mới về hưu và sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh.
*
Đến 30-4-1990, tôi thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại. Tôi xin nghỉ, nhưng anh Nguyễn Văn Linh, anh Nguyễn Thanh Bình, Thường trực Ban Bí thư; anh Nguyễn Đức Tâm, trưởng ban Tổ chức trung ương bảo tôi ở lại làm việc. Anh Đỗ Mười bảo tôi lại nhà chơi, anh bảo tôi làm một số việc nào là làm Bộ trưởng Bộ Tài chính thay anh Hoàng Quy, làm Bí thư Thành ủy Hà Nội... Tôi báo cáo anh Mười: "Chả lẽ tôi lại tranh việc của anh Hoàng Quy hay sao"" Còn Bí thư thành ủy, tôi nghĩ lúc này anh Mười cũng nói cho vui thôi, không có tính khả thi, nên tôi xin phép anh Mười ra về. Anh Mười giữ ở lại bàn thêm, nhưng tôi cho là anh Mười chỉ động viên tôi thôi. Nếu anh có thiện chí thì tôi chẳng phải xin từ chức và "thất cơ lỡ vận" như hiện nay. Bởi vậy tôi đứng dậy ra về. Khi anh Quy chất vấn anh Mười tại sao không xếp việc cho tôi, anh Mười bảo: "Mình giữ cậu ấy ở lại bàn nhưng cậu ấy giật tay mình bỏ về."
Tôi thường nghĩ, mình là cấp trên thì không bao giờ tranh công cấp dưới. Phải thương anh em và che chắn cho anh em. Nếu anh em sai, có khi còn phải nhận khuyết điểm về mình, vì anh em "thấp cổ bé họng" hơn mình, dễ bị thiệt thòi. Làm điều này tất nhiên phải nhận phần thiệt về mình, có khi còn mang tiếng "anh hùng rơm," có khi mang vạ vào thận.
Từ tháng 5-1990, tôi xin nghỉ, các đồng chí không giải quyết, nhưng xếp việc rõ rệt cũng không, chỉ giao những việc vặt, kiểm tra nơi này nơi khác về báo cáo. Tôi chắc các đồng chí khó xếp việc cho tôi, tôi bèn đến chào tạm biệt đồng chí Nguyễn Văn Linh ở nhà khách Hồ Tây. Đồng chí Nguyễn Văn Linh ôm tôi khóc, và nói: "Tôi không bảo vệ được anh..." Tôi cảm ơn anh, đề nghị anh ủng hộ tôi về nghỉ. Tôi có làm gì sai đâu mà anh phải bảo vệ" Anh lại khóc thực sự. Tôi vừa buồn, vừa thương anh và tự hỏi: "Sao thế này nhỉ" Làm cách mạng là sự tự nguyện, nay cách mạng thành công rồi thì phân công nhau mà làm. Nay hết công việc nguy hiểm rồi, hòa bình rồi, ai làm cũng được..."
(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.