Hôm nay,  

Mừng Sinh Nhật Suu Kyi

20/06/200500:00:00(Xem: 5655)
Hôm Chủ Nhật 19 tháng Sáu, cả thế giới gửi lời chúc mừng sinh nhật thứ 60 tới Aung San Suu Kyi. Đang bị tù tại Miến Điện…
Có lẽ người đầu tiên là một cựu tù nhân: cựu Tổng thống Cộng Hòa Tiệp, kịch tác gia Vaclav Havel. Từ Thứ Tư 15 ông đã có một bài viết cảm động và dõng dạc - "Đóa hồng cho một người chưa có tự do" - trên tờ Washington Post của Thủ đô Hoa Kỳ, như một lời nhắc nhở dư luận và chính giới Hoa Kỳ về vị anh thư đất Miến.
Người nổi tiếng nhất là Tổng thống George Bush. Hôm Thứ Sáu, ông gửi điệp văn chúc mừng sinh nhật Phu nhân (Daw) Aung San Suu Kyi và nói rằng Hoa Kỳ trông đợi ngày Miến Điện sẽ được dân chủ và tự do.
Người chịu khó nhất là Dân biểu Dân chủ Tom Lantos của Tiểu bang California.
Người duy nhất sống sót từ lò hỏa thiêu Đức quốc xã rồi trở thành dân biểu Hoa Kỳ đã thay mặt các đồng viện đến tận Sứ quán Miến Điện tại Washington. Ông đem theo một hộp lớn bên trong có cả ngàn thiệp mừng sinh nhật. Sứ quán không mở cửa và cũng chẳng ai ra tiếp đón, Dân biểu Lantos để lại món quà ngoài rào sắt và bên ngoài mọi người thấy các viên chức ngoại giao Miến Điện ở bên trong mới là những người bị cầm tù. Tom Lantos gửi tới Suu Kyi lời nhắn: cả Quốc Hội và nhân dân Mỹ chúc bà một sinh nhật vui vẻ, cùng nhiều nghị lực và can đảm để tiếp tục.
Cả thế giới cũng vậy.
Hầu như nơi nào có Đại sứ quán Miến Điện, nơi đó có dân chúng đến biểu tình để hỗ trợ Suu Kyi và yêu cầu chính quyền quân phiệt Miến phải trả tự do cho bà. Dân Phi Luật Tân biểu tình đông đảo tại Manila để chúc mừng và hỗ trợ Suu Kyi với rất nhiều bong bóng, biểu ngữ và quà mừng. Tờ Bangkok Post dành nguyên một mục đặc biệt và giới thiệu các sinh hoạt của Thái Lan để chúc mừng Suu Kyi. Ủy ban Nobel yêu cầu phải lập tức trả tự do cho Giải Nobel Hòa bình 1991. Từ Mã Lai Á, nguyên Thủ tướng Mohamad Mahathir, xưa nay nổi tiếng là dè dặt với ý niệm dân chủ và có lập trường hữu nghị với chế độ quân phiệt tại Ngưỡng Quang, hôm Thứ Sáu cũng yêu cầu các tướng lãnh Miến Điện nên thả bà Suu Kyie… và từ chức.
Sau năm năm bỏ qua lời yêu cầu của công luận mà tiến vào Miến Điện, tuần qua tổ chức Lao động Quốc tế ILO của Liên hiệp quốc cũng thông báo là sẽ đảo ngược quyết định. Tờ Independent tại Luân Đôn có một bài bình luận dài của Peter Popham với lời kết: "Chưa khi nào sự đớn hèn đạo lý của Liên hiệp Âu châu lại rõ rệt như thế… Sự thất bại của Âu châu phải ám ảnh lương tâm của tất cả chúng ta." Ca sĩ người Ái Nhĩ Lan là Damien Rice đã sáng tác một ca khúc đặc biệt mừng sinh nhật của Suu Kyi - "Đàn không đánh" - Để nhắc tới cây dương cầm bị đập nát của một người yêu đàn nay đang bị quản thúc tại gia…
Điểm qua một vòng thế giới, người viết có cảm nghĩ bồi hồi: Bị cầm tù trong nhà, Aung San Suu Kyi không là người cô độc. Bà được cả thế giới ngưỡng mộ, chúc mừng và nhắc nhở sau gần hai chục năm tranh đấu bền bỉ cho nền tự do dân chủ của xứ sở.

Là ái nữ của một vị anh hùng dân tộc, Aung San Suu Kyi được giáo dục tại Ấn Độ rồi Anh và có thể sống bình thản tại Anh cùng một người chồng học giả. Bà quay trở về quê hương và dẫn đầu phong trào dân chủ Miến Điện. Khi Liên đoàn Dân chủ của bà thắng cử năm 1990, với số phiếu áp đảo là 82%, chế độ độc tài xứ này phủ nhận kết quả bầu cử và bắt giữ những người lãnh đạo. Kể từ đấy, cuộc đời của Suu Kyi là một chuỗi ngục tù. Khi người chồng bị bệnh nan y tại Anh, bà cũng không qua vuốt mắt từ biệt được, chế độ quân phiệt đặt điều kiện: một đi không trở lại. Bà quyết định ở lại.
Và ở lại trong tù.
Con người sắt đá mà mảnh mai ấy đã trở thành biểu tượng tự do cho nhiều nơi.
Trong số Xuân Ất Dậu, Việt Báo đã có loạt bài giới thiệu ba khuôn mặt anh thư sẽ làm nên thời sự trên thế giới vì thiết tha đến dân chủ tự do: Condoleezza Rice, Nữ Ngoại trưởng Hoa Kỳ; Yulyia Tymoshenko, nay là Thủ tướng Ukraina sau thắng lợi của Cách mạng Màu Cam do bà cùng đương kim Tổng thống Viktor Yushchenko khởi xướng. Người thứ ba là Daw Aung San Suu Kyi.
Cùng với độc giả Việt Báo, và bằng cái tâm vượt qua mọi chướng ngại, xin chào mừng gửi sinh nhật 60 của Aung San Suu Kyi với lời chúc "chân cứng đá mềm" và tự do sẽ thắng.
Nhắc đến độc tài Miến Điện, làm sao không nhớ đến thực trạng Việt Nam"
Ngoại trưởng Condoleezza Rice có gửi một phúc trình lên Tổng thống về chuyến đi sắp tới của Thủ tướng Phan Văn Khải của Hà Nội, với những đoạn nhắc nhở về nạn đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Bản thân mình, bà sẽ không gặp ông Khải! Đáng yêu chừng nào…
Nhắc đến tên Rice và cây dương cầm, cũng nên chiếu cố đến một trò trẻ của tờ Người Lao Động tại Hà Nội.
Trong số ra ngày 12, tờ báo châm biếm ngay từ đề tựa - "Nghệ sĩ" Rice - khi tường thuật buổi trình diễn tối Thứ Bảy 11 tại Kennedy Center ở New York. Tối đó, không quảng cáo cho truyền thông, bà Rice lặng lẽ chơi dương cầm và còn đệm đàn cho người khác hát trong buổi hòa nhạc gây quỹ cho Hội huyết áp cao. Sinh hoạt "đời thường" của một đương kim Ngoại trưởng là điều đáng yêu. Nhưng về đến Hà Nội, tờ báo không lỡ dịp trổ tài láu vặt của đảng: "bà Rice khoe tài mọn từ lúc còn học mẫu giáo". Tài mọn mà vào trình tấu trong Kennedy Center! Tờ Người Lao Động xứng danh là "người lao động nhà quê". Và ấu trĩ.
Condoleezza Rice là danh thủ dương cầm thuộc hàng quốc tế, nhưng rời sự nghiệp âm nhạc bước qua địa hạt bang giao quốc tế và trở thành một khuôn mặt sáng giá trên chính trường Mỹ. Mặc dù vậy, bà vẫn tham dự nhiều cuộc trình tấu với các nghệ sĩ nổi tiếng khác, chẳng vì cần nổi tiếng.
Nhiều người cho rằng trò trẻ con đó của tờ Người Lao Động chỉ là võ Hà Nội, muốn bỏ nhỏ bà Rice để phá bĩnh chuyến đi Mỹ của Phan Văn Khải. Trong không khí ấy, có bói bảy ngày cũng không ra một bản tin nào từ Hà Nội về sinh nhật của bà Aung San Suu Kyi.
Viết thì dễ, nhưng lách làm sao"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.