Hôm nay,  

Bàn Đạp Biển Đông?

10/09/201000:00:00(Xem: 7565)

Bàn Đạp Biển Đông"

Vi Anh
Tin phân tích mới nhứt của Đài Quốc Tế Pháp RFI ngày 8 tháng 9, năm 2010, “Quan Hệ Mỹ- Trung Đang Nồng Ấm Trở Lại”. Nói về một chuyền đi Trung Cộng rất đáng chú ý của hai nhân vật Mỹ vào ngày 5 tháng 9, năm 2010. Đó là hai ông Larry Summers, cố vấn kinh tế chính và Thomas Donilon, phó cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Obama.
Càng đáng chú ý hơn là, trái với thông lệ lãnh đạo cao cấp CS không tiếp nhân vật ngoại giao dưới cấp. Nhưng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã hạ cố tiếp hai viên chức Mỹ này, cấp bực chánh quyền quốc gia dưới Ông xa. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lại còn nói ông sẵn sàng cùng với Hoa Kỳ thúc đẩy những mối quan hệ “lành mạnh và ổn định” giữa hai nước. Ngay trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm của hai đặc sứ Mỹ hôm thứ hai, cả hai bên đã khen ngợi lẫn nhau về sự nồng ấm trở lại trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Pháp thường theo dõi TC sát hơn Mỹ và có cái nhìn về tương quan Bắc Kinh và Washington ít dị ứng và nhậy cảm nếu không muốn nói là độc lập, vô tư hơn  truyền thông Mỹ vì đó là chuyện của Mỹ chớ không phải của “mình” Pháp.
Đáng chú ý vì từ đầu năm tới nay, tình hình Mỹ-Trung rất căng thẳng. Nào vụ Google, vấn đề Tây Tạng, nào việc bán vũ khí cho Đài Loan và vụ Bắc Kinh vẫn giữ giá trị đồng nhân dân tệ ở mức rất thấp, có lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc và khiến thâm thủng mậu dịch giữa Mỹ với Trung Quốc tăng cao (lên đến 226,9 tỷ đôla năm 2009).
Và căng thắng nhứt là  từ tháng 7 trở lại đây là vấn đế Biển Đông. Hành động lời nói của Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates nói ở Thái Lan;  Tư Lịnh Lực Lượng Mỹ ở Thái bình Dương nói ở Phi luật Tân;  Ngoại Trưởng Mỹ nói ở Hà nội;  hàng không mẩu hạm Mỹ ghé VN đậu ngoài khơi Đà nẵng, cho máy bay vào rước nhiều viên chức quốc phòng VNCS ra thăm, khu trục hạm vào Cảng Tiên sa thao diễn với tàu chiến VNCS;  và TT Obama mời nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN đến New York họp thựơng đỉnh -- ngần ấy việc đã khá đủ  để thấy Mỹ trở lại Đông Nam Á.
Mà Biển Đông của VN là mục tiêu Trung Cộng gọi là quyền lợi cốt lõi như Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng của TC, còn Mỹ thì gọi quyền lợi quốc gia liên quan đến quyền tự do hải hành của Mỹ trên hải lộ huyết mạch qua Eo Biển Mã Lai, nơi 50% tổng số hàng hoá thế giới được qua đây và 90%  nhiên liệu vùng Bắc Thái bình Dương trong đó có hai đồng minh lớn của Mỹ là Nhựt và Nam Hàn Mỹ có cả mấy chục ngàn  quân trú đóng.
Thế nhưng đùng một cái như tin phân tích trên của RFI, Chủ Tịch Hồ cẫm Đào hạ cố tiếp hai viên chức ngoại giao và an ninh Mỹ, có những lời lẽ hết sức “hữu nghị”. Việc này với kinh nghiệm Mỹ đối với VN thời VN Cộng Hoà làm người Việt Nam ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại phải chú ý, cùng nhau bình tĩnh ôn cố tri tân về việc chánh quyền của TT Obama trở lại Đông Nam Á, cụ thể là trở lại Biển Đông.  Vấn đề đặt ra là Mỹ dùng Biển Đông như bàn đạp để tăng cường thế mạnh  của  Mỹ ở Đông Nam Á, chia xẻ quyền lợi với TC trên lưng của VN. Hay can dự vào vấn đề Biển Đông vì tinh thần luật pháp quốc tế, công lý của Loài Người và an ninh hàng hải hoàn cầu.
 Thiết nghĩ ngay trong xã hội Mỹ, thiểu số vẫn còn đi đôi với thiệt thòi. Trên chính trường thế giới, nhược tiểu cũng thế đi đôi với thiệt hại. Nỗi buồn thiểu số, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi khổ thiệt thòi,  đức công bình, tinh thần chánh trực  của Con Người có, đã, đang, sẽ và mãi đấu tranh. Có máu, nước mắt mồ hôi ngay trong xã hội văn minh như Mỹ. Và cái chết bị ám sát của Mục sư  Luther King với bài diễn văn thấu tâm cang người Mỹ “Tôi Có Một Giấc Mơ” bình đẳng dân quyền, bình đẳng sắc tộc trong xã hội Mỹ chấn động lương tâm người Mỹ chánh trực.


Những cái bắt tay của Ngoại Trưởng Mỹ Kissinger. TT Nixon “móc ngoặc” được với Trung Cộng, bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà nơi có 58,000 quân nhân nam nữ Mỹ cùng chiến đấu  hy sinh để bảo vệ giá trị tự do, dân chủ truyền thống của Mỹ và cảm hứng thành chánh nghĩa cho mấy chục triệu quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà. Sư kiện đã ghi vào lịch sử Mỹ. Nhân chứng VNCH hãy còn một số người.
Việc trở lại Biển Đông của Mỹ  là sự kiện rõ ràng, không còn nghi ngờ, không cần bàn cãi nữa. Nhưng trước tác phong  và thói quen biến thành gần như bản chất của cái chánh trị cực kỳ thực dụng đến trơ trẽn của những chánh khách Mỹ và với mối lo bị thiệt thòi, thiệt hại vì thân phận nhược tiểu của nước nhỏ như VN đối với nước lớn như Tàu và Mỹ trong vấn đề Biển Đông, và  do kinh nghiệm thiểu số của người Mỹ gốc Việt, thử xem Mỹ dùng Biển Đông để làm gì.
Trước nhứt và chắc nhứt là để phục vụ quyền lợi Mỹ. Cái này không có gì đáng trách, nước nào cũng phải lo cho quyền lợi của nước mình trước nhứt. Từ sau khi rút khỏi VN, Mỹ mầt niềm tin với các nước Đông Nam Á. Trống Mỹ, TC bành trướng như chỗ không người, bằng quyền lực mềm phóng tài hoá thu nhân tâm hay áp lực ngoại giao, quân sư, hay chánh tri nội bộ như trường hợp VNCS. Mỹ trở lại Đông Nam Á qua con đường ASEAN, khai thác sự mong chờ của ASEAN muốn Mỹ là lá chắn trước bá quyền của TC.
Nên Mỹ chủ trương giải quyết tranh chấp biển đảo bằng nguyên tắc đa phương, còn TC thì “trước sau như một“, nằng nằng quyết một theo nguyên tắc song phương. ASEAN ủng hộ chủ trương của Mỹ. Tư tưởng nhất tế và đồng loạt này của Mỹ và ASEAN biểu lộ qua hành động tiêu biểu các nước ASEAN theo Tổng Thư Ký Thường Trực là Ngoại Trưởng Thái Lan tuyên bố ASEAN rất hoan nghinh lời xác nhận họp ở New York của phủ tổng thống Mỹ.
Nhưng không thể coi thường sự quyền biến, mưu mô vòng vo tam quốc, kế hợp hoành và họp tung của Thiên Triều mà thời CS đã biến Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh còn bá quyền, bánh trướng, thượng tôn dân tộc Hán, coi các nước xung quanh là dị tộc, man di và người Da Trắng là “ bạch quỉ” hơn thời Thiền Triều nữa.
Bắc Kinh và Washington có thể khai thác mâu thuẩn Biển Đông thành quyền lợi của họ. Hai nước cần nhau để sống. Hai nước chia nhau quyền lợi trên lưng của nước nghèo. Tin của bai báo thượng dẫn mà RFI dùng để phân tích có nhắc “Tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay còn trích dẫn nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết là chính phủ hai nước đã đồng ý nối lại các cuộc thảo luận về quân sự, đã bị đình hoãn sau vụ Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Về phần mình, tổng thống Obama hy vọng Bắc Kinh sẽ nhân nhượng trên vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ, vốn bị coi là nguyên nhân chính khiến thất nghiệp ở Mỹ tăng cao, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn bị trì trệ và Đảng Dân Chủ có nguy cơ bị thua trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.”
Nỗi buồn, nỗi nhục thân phận thiểu số và nhược tiểu của một sắc tộc hay một tiểu quốc sẽ tự hại mình nếu ngồi đó mà than khóc. Thà dùng con đôm đốm còn hơn ngồi đó  than khóc không có ngọn đèn. Biến đau thương thiểu số nhược tiểu thiệt thòi thiệt hại thành hành động phát huy nội lực dân tộc là phá vòng vây oan nghiệt ấy, là tìm sự sống trong cái chết, biền cái nhục thành cái vinh. Biển Đông là giang sơn gấm vóc của VN, một phần hồn thiêng sông núi VN, không thể là bàn đạp cho Nga, Tàu, Mỹ nào cả. Lịch sử Việt Nam đã từng chứng minh  khi bảo vệ Tổ Quốc, quốc gia dân tộc VN là Phù Đổng Thiên Vương. Nhỏ mà “chì” khi quốc gia lâm nguy, quân dân VN đánh đuổi quân Tàu qua ba lần Bắc Thuộc, đánh đuổi ra khỏi bờ cõi VN, quân xâm lược  Nguyên Mông  khét tiếng gió ngựa truy phong dày xéo đất từ Nga tới Nam Âu châu.  Đó là nhờ nội lực dân tộc VN, chớ đâu có ngoại bang nào giúp. Có nội lực dân tộc, đừng lo ngoại bang nào xen vào lật úp lật ngửa chánh quyền, chớ đừng nói giải quyết  giang sơn gấm vóc VN trên đầu trên cổ chúng ta người Việt được../. ( Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.