Hôm nay,  

Giải Pháp Cho Biển Đông

21/08/201000:00:00(Xem: 7687)

Giải Pháp Cho Biển Đông

Vi Anh
Biển Đông rõ ràng là mục tiêu xâm chiếm của TC. Mỹ cũng đã bắt đầu can dự vào rõ rệt. Nhưng bao lâu VN chưa có dân chủ thì chưa có sự đồng thuận, chưa có sức mạnh tuy hai mà một của chánh quyền và nhân dân. Thí lúc đó không có nội lực dân tộc tổng hợp, là chưa có thế tất thắng trên mặt trận ngoại giao hay chiến trường. Sau 35 năm tóm thâu được cả nước, Đảng Nhà Nước CS Hà nội đã quá xa rời quần chúng, quá mất lòng dân do độc tài đảng trị toàn diện, nên CS Hà nội không huy động được nội lực dân tộc, chỉ trông chờ vào ngoại bang -  hoặc nhu nhược trước TC để bám quyền cai trị phần đất còn lại hoặc đi đu dây với Mỹ mong nhờ Mỹ làm lá chắn.
Thực vậy, báo cáo thường niên của Bộ Quốc Phòng Mỹ về Quân Đội Trung Cộng [TC] vừa công bố chỉ rõ Đài Loan ở Bắc và Biển Đông ở Nam Thái bình Dương là mục tiêu của TC nỗ lực tóm thâu và sáp nhập vào TQ.
Bộ Quốc Phòng Mỹ chọn  thời điểm nhiều ý nghĩa  để công bố bản báo cáo thường niên này về quân đội Trung Quốc. Bản báo cáo này lẽ ra phải công bố trước đây sáu tháng, nhưng đình hoãn đến bây giờ mới công bố vào ngày 16/08/2010. Một thời điểm cả thế giới chú ý về Biển Đông; đó là lúc Ngoại Trưởng Mỹ  hội họp Diễn Đàn An Ninh Vùng ở Hà nội, có những lời lẽ cương quyết trở lại Đông Nam Á và giọng điệu cứng rắn đối với TC trong vấn đề Biển Đông khiền ngoại Trưởng TC Dương Khiết Trì cho Mỹ “tấn công TQ”, bỏ ra khỏi phòng họp một tiếng đồng hồ. Và Mỹ còn bồi thêm  mấy cú nữa, Cho Hàng Không Mẫu Hạm Washington mới tập trận với Nam Hàn bị TC chỉ trích kịch liệt xuống ghé thăm VN, đậu ngoài khơi và khu trục hạm McCain vào cảng Tiên Sa Đa Nẵng. Hải quân Mỹ và VNCS thao dượt phi tác chiến trên Biển Đông. Còn Đà nẵng là một điểm rất nhậy cảm vốn là căn cứ chiến lược của Hải Quân Mỹ trong Chiến tranh VN và hiện là thành phố toạ lạc huyện đảo Hoàng sa và Trường sa của VN  bị TC chiếm lập thành đảo Tam Sa sáp nhập vào tỉnh Hải Nam của TC. Còn phải kề thêm hai sự kiện nữa. Mỹ công bố đã hiệp ước với VN về nguyên tử không cầm VN làm giàu uranium khiến TC hết sức tức giận. Và lần đầu tiên hai thứ trưởng của hai bộ Quốc Phòng của Mỹ và của CS Hà nội họp về quốc phòng,
Trong thời điểm Bắc Kinh và Washington căng thẳng như vậy, giữa lúc cả thế giới hướng về một điểm nóng ở Đông Nam Á. Bộ Quốc phòng Mỹ lại công bố báo cáo thường niên về Quân Đội TC, một tài liệu dài 80 trang. Khi công bố phát ngôn viên Bộ QP Mỹ Bryan Whitman còn nhấn mạnh với báo chí. “Đây là một báo cáo mà lời lẽ đã được lựa chọn một cách hết sức thận trọng. Chúng tôi tin rằng báo cáo này là trung thực. Chúng tôi không muốn diễn giải quá xa, hoặc làm bất cứ điều gì tương tự.”
Lời lẽ trung thực và thận trọng nói về TC như sau đây cho thấy mối lo của Mỹ về TC cũng lớn lắm.  Theo phân tích của RFI, về địa lý, TC  mở rộng ảnh hưởng quân sự không những ở Đài Loan mà thọc mạnh xuống phía Nam đến tận đảo Guam  của Mỹ và Biển Đông của VN.
Về vũ khí, TC đang phát triển hoả tiễn tầm xa, chuẩn bị đưa hàng không mẫu hạm hoạt động vào cuối thập niên này "trong nỗ lực trở thành một thế lực quân sự vượt trội tại châu Á”. TC càng ngày càng chế tạo thêm nhiều tàu ngầm hiện đại hơn cũng như các tên lửa đủ tầm, đồng thời phát triển năng lực tiến hành “chiến tranh tin học.”
Mỹ rất lo ngại TC đang tăng cường nội lực phát triển một loại tên lửa tầm xa đủ sức tấn công tàu sân bay của Mỹ ở vùng biển sâu trên Thái Bình Dương, xây dựng lực lượng quốc phòng đủ sức vươn tới đảo Guam của Mỹ phía Đông Philippines.


Liên quan đến Biển Đông, trong chương nói về vấn đề Trung Quốc mở rộng tầm tác chiến của quân đội, bản báo cáo của Mỹ ghi nhận là “quân đội Trung Quốc đang phát triển nhiều cơ sở và phương tiện cho phép họ tung lực lượng đến can thiệp tại vùng biển Hoa  Đông (tức là biển Nhật Bản), và biển Hoa Nam (tức Biển Đông), thậm chí qua cả Ấn Độ Dương và vượt qua dãy đảo thứ hai tại vùng Tây Thái Bình Dương.”
Dưới cái nhìn của Bộ Quốc Phòng Mỹ, qua bản báo cáo, TC trước hết muốn giành chủ quyền  và quyền lợi của họ tại Biển Đông. Thực hiện ý muốn đó bằng sự hiện diện quân sự hùng hậu. Từ đó sẽ kiểm soát các tuyến hàng hải qua eo biển Mã Lai là hải lộ vô cùng quan trọng của thế giới, nơi qua lại của 50% lượng hàng vận tải đường thủy trên toàn cầu.
Kế hoạch sắp hoàn thành, Căn cứ xuất phát và hậu cần TC đã xây dựng gần xong, đó là căn cứ Hải Nam, có thế  chứa các tàu ngầm tấn công có khả năng bắn tên lửa đạn đạo, và các loại tàu lớn khác. Từ đây hải quân TC có thể  trực tiếp tiếp cận các tuyến hàng hải chính, và nhất là cho phép họ kín đáo tung tầu ngầm xuống Biển Đông.
TC cũng đang tạo năng lực khống chế Biển Đông, đang tân trang một chiếc hàng không mẫu hạm mua lại của Ukraina, và trong năm nay, có thể tiến hành đóng tàu sân bay của riêng mình. Một chương trình đào tạo 50 phi công sử dụng được máy bay trên hàng không mẫu hạm cũng đã được quyết định.
TC cũng đẩy mạnh chương trình chế tạo loại oanh tạc cơ tầm xa B6/Badger có khả năng mang theo tên lửa tuần tiễu không đối địa tầm xa, đủ sức bắn tới rặng đảo thứ hai.
Tóm lại, RFI phân tích, “theo bộ Quốc phòng Mỹ, việc phân tích chương trình phát triển vũ khí của Trung Quốc cùng với các mô thức triển khai cho thấy rõ là Bắc Kinh đã nhìn xa hơn là Đài Loan khi tăng cường lực lượng quân sự của mình. Có thể nói là Biển Đông đang nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc, cũng như lực lượng hải quân của Hoa Kỳ, thế lực duy nhất đang tồn tại trong vùng Thái Bình Dương.”
Đây là một văn kiện chánh thức của chánh quyền ngành quốc phòng Mỹ được công bố tổng quát. TC là một thế lực đang bành trướng từ Bắc Á xuống Đông Nam Á Thái bình Dương. Biển Đông của VN là mục tiêu chánh của TC trong thời gian báo cáo. Phản ứng của Mỹ như đã thấy rồi ở phần trên. Phản ứng đó ít nhứt cũng giúp cho VN không bị TC đánh trong thời gian gần vì sự có mặt và sự quan tâm của Mỹ liên quan đến Biển Đông.
Nhưng lịch sử thế giới và lịch sử VN đã chỉ rõ, đánh đuổi quân xâm lăng, gìn giữ bờ cõi, không có ngoại bang nào có thể giúp được nếu chánh quyền không có quyết tâm và nhân dân không có sự đồng thuận với chánh quyền. Thiếu hai yếu tố đó là thiếu nội lực dân tộc.
Và chính những người Mỹ từng có kinh nghiệm, từng đổ máu nước mắt mổ hôi trong Chiến tranh VN cũng thấy như vậy. Tiêu biểu như nhận định của ông Albert Santoli, một cựu quân nhân trong cuộc chiến Việt Nam. Ông Santoli là người sáng lập Asia America Initiative, một tổ chức hổ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng do xung đột. Ông  trả lời cho Khoa Diễm, phóng viên RFA ngày 19-08-2010, rằng Dân chủ là giải pháp cho Biển Đông. “Tôi cũng xin nhắc lại là trong bài viết của chúng tôi trên tờ Wall Street Journal, những thành công mà Việt Nam đã có trong lịch sử khi đánh đuổi người Trung Quốc ra khỏi Việt Nam là nhờ họ có được sự đồng thuận, ủng hộ và quyết tâm của toàn dân.”./. ( Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.