Hôm nay,  

Cần Một Ngôi Làng

22/08/201000:00:00(Xem: 5542)

Cần Một Ngôi Làng

Trần Khải
Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên được giải “Nobel toán học.” Đó là một thành công lớn, không chỉ cho một cá nhân toán học gia Ngô Bảo Châu, cho gia đình anh, cho các vị thầy của anh, và cho cả một “ngôi làng” mà anh đã được nuôi lớn.
It Takes a Whole Village to Raise a Child... Cần cả một ngôi làng để nuôi lớn một trẻ em... Đó là một câu thành ngữ xưa cổ từ Châu Phi, và sau này được một số nhà văn dùng làm nhan đề cho tác phầm của họ. 
Đầu tiên là tác phẩm nhan đề “It Takes a Village” (Cần Cả Một Ngôi Làng) viết bởi Jane Cowen-Fletcher, xuất bản năm 1994.
Thứ nhì là tác phẩm “It Takes a Village: And Other Lessons Children Teach Us” (Cần Cả Một Ngôi Làng: Và Các Bài Học Khác Mà Trẻ Em Dạy Chúng Ta), viết bởi Hillary Rodham Clinton, lúc đó là Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ và bây giờ là đương nhiệm Ngoại Trưởng Mỹ, xuất bản năm 1996.
Ngô Bảo Châu may mắn đã có một ngôi làng thích nghi để trưởng thành, và ngôi làng này không chỉ khởi nguồn từ trong gia đình, mà được vun tưới bằng cả ánh nắng Paris và trận mưa tươi mát của học thuật Tây Phương.
Bản tin Đài RFI hôm Thứ Năm 19-8-2010 viết:
“Hôm nay (19/08), tại thành phố Hyderabad (miền Nam Ấn Độ), giải thưởng Fields, còn gọi là «Nobel toán học», đã được trao tặng cho bốn nhà toán học vào ngày khai mạc của Đại hội Toán học Quốc tế (CIM), với sự tham gia của hơn 3000 nhà toán học trên toàn thế giới. Những người được nhận giải là ông Cédric Villani, người Pháp, ông Ngô Bảo Châu, người mang hai quốc Việt-Pháp, ông Elon Lindenstrauss người Israel và ông Stanislav Smirnov, song tịch Nga-Thụy Điển.
Giải thưởng cao quý này do nhà toán học John Charles Fields lập ra từ năm 1936, và được Liên hiệp Toán học Quốc tế trao tặng bốn năm một lần, mỗi lần cho không quá 4 người dưới 40 tuổi.
Thành quả của nhà toán học Cédric Villani, 36 tuổi, liên quan đến « lý thuyết Landau » và phương trình Boltzmann. Còn công trình của Ngô Bảo Châu, 38 tuổi, là đã chứng minh được Bổ đề cơ bản của Langlands.
Với hai giải thưởng này, hiện tại nền toán học Pháp đã đoạt được 11 trên tổng số 52 huy chương Fields kể từ khi giải này thành lập, và củng cố vị trí cường quốc toán học thứ hai thế giới của Pháp. Trong khi đó, với việc Ngô Bảo Châu được giải thưởng, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai, sau Nhật Bản, có nhà toán học đoạt giải thưởng cao quý này.
Tổng thống Nicolas Sarkozy và thủ tướng François Fillon hôm nay đã khen ngợi hai nhà toán học Cédric Villani và Ngô Bảo Châu, xem đây là minh chứng của "chất lượng rất cao của trường phái toán học Pháp".
Theo nhà toán học Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, «có thể ví công trình của Ngô Bảo Châu như việc lấp đầy một thung lũng giữa hai quả núi, để Toán học (và cả vật lý lý thuyết ) có thể vượt từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia và tiếp tục tiến lên. Cũng có thể xem Ngô Bảo Châu như người hoàn thành việc lắp một cây cầu nối liền hai bờ sông, để một hàng dài các "phương tiện vận tải chở những thành tựu toán học" tiếp tục tiến lên phía trước. (…) Công trình chứng minh Bổ đề Cơ bản của Ngô Bảo Châu là cột mốc quan trọng trên chặng đường dài của khoa học đi tìm sự thống nhất giữa các ngành toán học khác nhau (đại số, hình học, giải tích) và, hơn nữa, sự thống nhất giữa toán học và vật lý ».
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Bố anh là nhà cơ học Ngô Huy Cẩn. Mẹ anh là nhà hóa học Trần Lưu Vân Hiền. Nhà toán học trẻ đã giành được hai huy chương vàng Olympic Toán quốc tế, nhờ đó, năm 1990, anh đã nhận được học bổng để theo học tại Pháp, đặc biệt là tại Đại học Sư phạm (École Normale Supérieure). Năm 2004, Ngô Bảo Châu cùng thầy hướng dẫn là giáo sư Gérard Laumon, người Pháp, được trao tặng giải thưởng của Viện Toán học Clay. Từ năm 2005, Ngô Bảo Châu là giáo sư tại trường Đại học Paris-Sud.
Năm 2008, Ngô Bảo Châu công bố lời giải Bổ đề cơ bản Langlands, và được tạp chí The Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học quan trọng nhất trên thế giới năm 2009. Kể từ tháng 9 năm nay, Ngô Bảo Châu sẽ giảng dạy tại trường đại học Chicago (Hoa Kỳ).”
Câu hỏỉ nơi đây nên đưa ra: ngôi làng nào đã nuôi dưỡng giáo sư Ngô Bảo Châu" Tất nhiên tài năng thiên phú, và rồi công lớn là từ ba mẹ, cũng là hai nhà khoa học. Sau gia đình, rồi tới các vị thầy đã cho anh nuôi dưỡng niềm đam mê toán học từ thiếu thời. Nhưng nếu chỉ như thế là chưa đủ. Ngôi làng để anh lớn dậy thực sự là một ngôi làng đã toàn cầu  hóa.
Nếu chỉ ở VN, sẽ không có ngaỳ vinh dự thắng giải “Nobel Toán Học” như hôm Thứ Năm.
Cơ quan thông tấn Tuần Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với GS Ngô Việt Trung - Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, đăng bài phỏng vấn có đề mục phụ là “Nếu GS Châu nghiên cứu ở VN thì không thành công thế!”
GS Ngô Việt Trung giải thìch khi được hỏi, trích:
“...- Đặt giả thiết nếu GS Ngô Bảo Châu chọn về Việt Nam nghiên cứu từ cách đây 5, 7 năm, thì liệu GS Châu có đạt thành tựu như bây giờ không"
Tôi có thể khẳng định là không thể được. Với trình độ toán học phát triển như vũ bão thì phải vào những môi trường tốt nhất, tiếp xúc với những con người có tư tưởng lớn nhất thì mới đạt đỉnh cao như GS Châu được. Chưa kể về Việt Nam còn phải lo cơm áo gạo tiền, rồi những bất cập trong hệ thống cũng làm mòn mỏi hết cả ý chí.


Thời đại bây giờ, rất khó để Việt Nam có được những thành quả như GS Châu. Bởi chính sách không đúng, thiếu những giảng viên có tâm huyết, học sinh cũng không an tâm theo đuổi con đường khoa học. Chỉ còn vài người giỏi thì không thể chắt lọc được người xuất chúng. Cũng có những người rất say mê, nhưng đại đa số thực dụng hơn, nên chọn đường đi dễ dãi hơn.
Muốn lâu dài có những Ngô Bảo Châu tiếp theo, không chỉ cần ưu đãi, mà phải có cả hệ thống khoa học đúng đắn.”
Thế còn, dư luận quần chúng đã phản ứng ra sao" Phần phản hồi trên báo VnExpress tràn ngập cả chục trang phản hồi, nơi đây chúng ta trích ra vài mẫu điển hình để biết ý kiến một số người dân:
“... + Thật tuyệt vời...
Tôi cũng như những ngưòi Việt Nam khác đang mong mỏi thời khắc trọng đại trong lịch sử Việt Nam. Khi thấy tin GS NGÔ BẢO CHÂU nhận giải FIELDS, tôi như muốn hét toáng lên. Chúc mừng anh, chúc mừng gia đình anh, chúc mừng đất nước Việt Nam có người con như anh. Tự hào... ( Nguyễn Thị Hằng Ni )
+ Việt Nam mình có cái để tự hào!
Đất nuớc mình có nhiều nguời tài giỏi thật. Nhưng ko biết khi GS Ngô Bảo Châu có đem nền Toán học quốc tế để làm cho nền Toán học nuớc nhà khá lên ko"
Theo thông tin tôi đuợc biết vào tháng 9/2010 sắp tới đây thì GS sẽ chuyển sang làm GS của ĐH Chicago (Mỹ). Như vậy thì những người tài giỏi, chất xám của đất nước mình sẽ bị các nước khác lấy mà thôi, rồi đất nước cứ nghèo mãi nghèo mãi, ko những riêng GS Ngô Bảo Châu mà còn biết bao vị GS, Tiến Sĩ khác ra làm những vị trí cao trong xã hội có đem những kiến thức đã học nuớc ngoài về phục vụ cho đất nuớc hay không" Dù Chính Phủ hay đất nuớc mình có những chính sách khuyến khích đi chăng nữa thì chủ yếu vẫn là quyền của các vị GS, Tiến Sĩ kia. Liệu đất nước mình có thêm 10 cái giải thưởng như Fieds hay Nobel thì có cải thiện được gì cho đất nước ko" (Uyên Nhi)...” (hết trích)
Có một sự thực ai cũng nhìn thấy: nhà nước CSVN tin vào bộ môn toán học hơn văn học. Bởi vì các tài năng văn học đều bị ngờ vực, trong thời Nhân Văn Giai Phẩm là vùi dập, tù tội, và thậm chí tới thời kỳ dễ dãi như hiện nay thì vẫn khó được thấy tác phẩm xuất bản. Đơn giản, toán học không phải là tiếng lòng của người dân. Các phương trình, đường thẳng, hình vuông.... vân vân đều không mang đẫm nước mắt của người dân mình. Và nhà nước CSVN chỉ hài lòng, khi người dân bị áp bức phải im tiếng. Chắc chắn, bài toán bổ đề cơ bản của Langlands mà GS Ngô Bảo Châu đưa ra bài giải hoàn toàn không có lời nói của người dân hiện nay, không có tiếng nói của những người nông dân bị mất đất cho các dự án treo, của tín đồ PG Hòa Hảo ở Miền Tây và Tin Lành ở Tây Nguyên bị ngăn cấm tụ họp, hay của các thanh niên kêu gọi ý thức chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa...
May mắn cho anh Ngô Bảo Châu, các bài toán của anh là một tháp ngà lớn đã cứu được anh, và trong cơ duyên này đã mang tự hào cho nền khoa học Việt.
May mắn, ngôi làng của anh Ngô Bảo Châu đã bị ngăn cách với rất nhiều hình ảnh. Thí dụ, báo VnExpress trong bản tin nhan đề “10.000 đồng mua chỗ ngủ đêm ở vỉa hè Sài Gòn” đã kể về những người Miền Trung nhập cư vaò Saì Gòn tìm đủ cách mưu sinh, nhằm kiếm tiền nuôi con ăn học. Bản tin có ghi lời:
“...anh vui vẻ cho biết tên là Hậu, người Bình Định, hiện làm nghề bốc vác ở chợ Cô Giang (quận 1, TP HCM) đã được gần 5 năm nay. Cứ đến khoảng 1h, anh đi quãng đường dài hơn 3 km qua đây để mua chỗ ngủ. Ngả lưng được đến 5h đồng hồ, anh phải dậy trở lại với công việc thường ngày.
Mệt mỏi ngả đầu lên ghế, anh chia sẻ: "Một ngày quần quật thuận lợi lắm cũng chỉ được 40.000 đồng. Trừ tiền ăn, tiền sinh hoạt hàng ngày tính ra một tháng cũng chỉ kiếm được hơn 300.000 đồng gửi về cho hai đứa con năm nay lên cấp 3 đóng học phí, lấy đâu ra tiền mà thuê nhà ở Sài Gòn. Mẹ nó ở nhà cũng khổ lắm. Tui ứa nước mắt tằn tiện tiết kiệm gửi về cho mẹ con nó. Được đồng nào hay đồng ấy".
Vừa nói, mắt người đàn ông đỏ hoe kể về cái nghèo cái khổ của người miền Trung: "Tết năm mô tui cũng về quê thăm mẹ con nó. Năm ngoái về, đứa con gái năm nay lên lớp 11 đòi tiền nộp học phí vì nhà trường yêu cầu trong tháng tới nếu không nộp đủ sẽ bị đuổi học. Tui chỉ biết ngoảnh mặt đi chỗ khác"...”
May mắn nữa, ngôi làng của anh Ngô Bảo Châu không có nền thi ca lề trái, những tiếng nói từ các thi sĩ bị nhà nước cô lập, bị theo doĩ, bị hạch sách...
Nhà thơ Inrasara trong bài viết nhan đề “Lý Đợi không làm thơ” viết từ Sài Gòn, ngày 7-1-2009, và rồi đăng trên báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org), trong đó dẫn thơ Lý Đợi và rồi ghi nhận:
“...nếu được chết
tôi sẽ chết ngay lúc này
mặc đời sống chó má đang ngự trị ngoài kia
*
nếu được chết!"
— ai cho phép mày tự do được chết
— ai cho phép mày tự do
— bọn khốn.
(“Những khoảnh khắc – F1”)
Hắn ngồi đó và chờ. Chờ cho đống rác [hắn tưởng tượng ra kia] thối và rữa. Cả thân xác và linh hồn hắn nữa, cũng thối rữa. Ngày mai, sẽ mọc trên đó một cây thơ của một nền thi ca tự do trong một xã hội tự do được trồng bởi một nghệ sĩ tự do, tự do trong ý nghĩa nguyên uỷ và cao vời nhất của từ.
Nhưng, liệu còn có ngày mai"” (hết trích)
May mắn, ngôi làng toán học của anh Ngô Bảo Châu không chỉ cách ly với vỉa hè Sài Gòn, mà cũng không vang vọng những tiếng nói thi sĩ bên đời như thế. Vấn đề là, không có bao nhiêu người có cơ hội như anh Ngô Bảo Châu. Xin chúc lành cho anh, và xin anh giúp tìm cơ hội cho các thế hệ trẻ ở quê nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.