Hôm nay,  

Không Có Gì Để Mặc Cảm

17/05/201000:00:00(Xem: 4953)

Không Có Gì Để Mặc Cảm

Vi Anh
“Tự ti là cái chi chi,
Tại sao không vứt nó đi cho rồi "”
Trong những ngày ở Mỹ, nghe và đọc rất nhiều người Mỹ gốc Việt nói và viết rất nhiều lần về một số biến tướng, biến thái của tự ti mặc cảm của mình. Cái đó nghĩ cũng không có gì lạ. Nước Mỹ nơi người Việt chân ướt chân ráo xuống máy bay, người Miền Bắc Việt Nam cũng có khi gọi là tàu bay nên cảm nghĩ là ngừoi mới khỏi tàu FOB ( fresh off boat) là một cảm nghĩ thông thường thôi. Như người từ Cựu Lục Địa Âu châu, đất chật người đông, vượt Đại Tây Dương đến miền Đất Hứa mênh mông thiên địa nên cảm thấy lớ ngớ như vậy.  Huống hồ bây giờ mấy trăm năm sau Mỹ đã phát triễn vượt bực, người Việt mới đến 35 năm trở lại đây, một dất nước rộng  gần một phần ba Địa Cầu, là đệ nhứt siêu cường thế giới, vơi một xã hội đa dạng, đa diện, đa văn hoá, đa sắc tộc như xã hội Mỹ, thì làm sao tránh khỏi cảm thấy mình bé nhỏ như một người đứng nhìn ngôi nhà chọc tròi cả trăm tầng ở Nữu Uớc và bơ vơ như một người đi bộ dứng nhìn  hệ thống xa lộ sáu tới tám làn xe chạy Đông Tây Nam Bắc không ngừng.
Đã là mặc cảm tư ti (complexe d’ infériorité) nên đâu có nói ra nhưng nó vẫn có. Không phát ra thì phải dồn nén, dồn nén lâu ngày nên thành ẩn ức. Ần ức trong tiềm thức lâu ngày nó sanh biến tướng, biến thái bộc lộ ra  nhiều khi mình không biết. Biến tướng,  biến thái nhiều khi trái ngược nhau. Có người tránh xa người Mỹ. Có người coi cái gì của Mỹ cũng số một. Có người thượng tôn dân tộc Việt, chỉ sống với người Việt. Có người cay cú với dĩ vãng thời VN Cộng Hoà, moi móc cái xấu cũ ra  cho hả giận. Có người lo người Việt “làm quá” Mỹ sẽ ghét VN, khuyên người Việt  nhường nhịn người Mỹ.
Trên webs, trên báo chí, truyền thanh, truyền hình tiếng Việt, ngoài quán nhậu, tiệm cà phê, khi trà dư tữu hậu theo kiểu Radio Catina ở Saigon xưa, không biết bao nhiêu là thông tin, nghị luận  bàn ra tán vào xuất phát từ những biến tướng, biến thái ấy.  Nào là  người Việt mình đừng “làm quá”, đừng ứng cử nhiều, đừng biểu tình chống Cộng nhiều để rồi người Mỹ kỳ thị, ghét bỏ  người gốc Việt. Thâm chí có người ẩn ức, phát tiết ra quá độ viết báo khuyên bảo người gốc Việt nhường đơn vị bầu cử cho người Mỹ. Có người không biết cay đắng cái gì, ần ức tận tom gan, phát tiết ra ngoài  bằng cách chuyên  săn nhặt, tìm tòi đỏ con mắt khắp  50 tiểu bang và Canada  những  tin nào xấu của người Mỹ gốc Việt để “chạy nhựt chình” bằng tiếng Mỹ;  may là trên webs  của không gian ảo ít người gốc Việt đọc, chớ nếu trên báo giấy, trên phát thanh, phát hình của truyền thông truyền thống trong luồng, thì than ôi người gốc Việt rủi ro đọc phải sẽ tưởng người Việt tuổi 12 con giáp chẳng giống con nào.
Còn những chánh khách sa lông thấy ai đấu tranh không theo đèn xanh bang giao giao thương của Mỹ với CS Hà nội, thì “lên lớp giáo dục quần chúng, hướng dẫn dư luận” liền. Nào coi chứng Mỹ họ nói mình chống chánh quyền. Than ôi, 35 năm ở Mỹ, 35 năm không còn cố vấn Mỹ, mà cái bịnh phải quấy gì cũng Yes Sir, tốt xấu ra sao cũng OK Salem, cái bịnh vọng ngoại cũng chưa hết ngay tại xứ Mỹ này, dù  người Mỹ gốc Việt bây giờ 99% đã thành công dân Mỹ như TT Bush, TT Obama, Nghĩ cũng buồn cười, cười ra nước mắt.
Đồng ý có kỳ thị chủng tộc ở Mỹ. Nhưng luật pháp Mỹ triệt để trừng trị hành động kỳ thị, nên ít có ai ứng xử theo kiểu kỳ thị nữa, có thái độ kỳ thì cũng không dám bộc lộ ra, trái luật. Sư thật người Mỹ chánh trực  đâu có cần người Mỹ gốc Việt tư ti mặc cảm vì muốn hay không muốn người Mỹ gốc Việt là thành tố của xã hội Mỹ, bộ phận công dân không thể tách rời của đất nước và nhân dân Mỹ.  Quan niệm đúng đắn của người Mỹ chánh trực về bạn là chơi với bạn như “as he is” (như anh ta là anh ta), chớ không phải “as he should be”  (như anh ta nên là) theo ý mình.


Thực sự và thực tế, người Mỹ gốc Việt là những người đáng ngẫng mặt mà đi trong xã hội Mỹ dưới cái nhìn của người Mỹ gốc Việt   thuộc khối thiểu cũng như dưới cái nhìn của người Mỹ thuộc khối thiểu số. Người Mỹ đã trả lại chân lý của chánh thế và chánh nghĩa Việt Nam Cộng Hoà và Quân Lực VNCH mà người Mỹ gốc Việt muốn hay không muốn cũng là thành phần ưu tú, ngay  anh chị em không dính líu với chánh quyền VNCH, vượt biên vẫn là nhữïng người ưu tú vì đã dám phiêu lưu tìm tư do.. Các nhà sử học, học giả Mỹ, một phần báo chí Mỹ đã phủi bụi phản chiến mà những người phản chiến đã  phủ lên VNCH đã vì dân chiến đấu vì nước hy sinh. So sánh với chế độ CS Hà nội, VNCH vì dân do dân, của dân hơn nhiều, tốt hơn CS Hà nội  dủ mọi mặt. Người Mỹ gốc Việt nay đã hơn một triệu rưới ở Mỹ, quân dân cán chính  VNCH và gia đình chiếm tuyệt đại đa số, có quyền ngẫng mặt mà đi. Chính người Mỹ cần rút kinh nghiệm của người Mỹ gốc Việt về kinh nghiệm CS. Thế hệ thứ nhứt -  đồng ý -   hồi mới qua  một số có hưởng welfare Mỹ vì qui chế tỵ nạn chánh trị tập thể do Quốc Hội Mỹ công nhận. Nhưng sau đó đa số làm quần quật nuôi gia đình, lo cho con ăn học, đóng thuế đều trân.  Và đàn hậu duệ của những người này đóng thuế gấp 100 lần nhiều hơn số welfare mà ngân sách Mỹ đã giúp cho người thân.. Người Việt đã đóng góp máu xương cùng Mỹ trong Chiến tranh VN và đóng góp nhân tài vật lực, đem thêm một luồng sinh khí, một dòng máu mới cho xã hội Mỹ  trở  hánh một “tụ kết tinh anh của bốn phương, muôn màu muôn vẽ lại muôn hướng”.
Điển hình Little Saigon, từ một vùng trồng cam, đường bụi, người Việt đã đem tim óc, bàn tay biến thành Little Saigon sầm  uất khách du lịch đến rất nhiều vì sắc thái văn minh Việt giá đất lên cao, giá nhà lên cao nên  chánh quyền Mỹ thu nhiều thuế. Người Việt trong 35 năm trên toàn quốc Mỹ đã đi vào mọi sinh hoạt của xã hội Mỹ để đóng góp: kinh tế, chánh trị, xã hội, quân sự. Kể cả ngành truyền thông tiếng Mỹ là ngành người Mỹ rất dè dặt muốn giữ tiếng Mỹ phải chuẩn, người Việt vẫn đi vào cổng chính.
Nhớ hơn một lần một vị dân biểu Mỹ gốc Caucasoid thứ thiệt đại diện cho vùng nhiều người Mỹ Trắng sang giàu gần biển nói người Mỹ phải cám ơn người Việt với bao nhiêu đóng góp để  biến Nam Cali giàu đẹp hơn. Và gần đây một bác sĩ gốc Việt có chuyển  đến cho người viết bài này một lá  thơ của một người Mỹ ở Quận Cam gởi cho chủ nhiệm của báo  tiếng Mỹ là OC Register, nói về người Mỹ gốc Việt trong những ngày Quốc hận của người Mỹ gốc Việt chúng ta. Thư rằng “Bài viết sau đây đươc trích ra từ tờ báo The Register ngày April 29, 2010 trong mục Letters to the Editor của một người Mỹ, Jerry Mazenko, Garden Grove”.
Xin tạm trích dịch như sau để  kết thúc bài  viết này. “Năm 1975, hàng triệu người Miền Nam VN  đào thoát CS. Nhiều những người tỵ nạn này chỉ còn có cái áo trên lưng. Họ không nói được tiếng Anh, và không có việc làm. Bây giờ nhìn họ xem. Tên của họ có trên danh sách những tử sĩ- những người chiến đấu và chết ở Iraq và Afghanistan. Họ đã phục vụ bên cạnh chúng ta ở VN. Họ đang phục vụ trong chánh quyền liên bang, tiểu bang, quận hạt và thành phố của chúng ta. Họ là thẩm phán, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và kỹ sư của chúng ta. Họ là mục sư và nữ tu của chúng ta. Họ làm việc tại những phòng phiếu trong các cuộc bầu cử. Họ là những nhà kinh doanh thành công, nam cũng như nữ và là những người láng giếng tốt.Những người đó giỏi ở trường học, yêu nước chúng ta, nói tiếng Anh trôi chảy, không đòi hỏi những quyền lợi và ân huệ đặc biệt, trả thuế, làm hội thẩm ở toà cho chúng ta và mang gánh nặng nghĩa vụ công dân.
Ngày lể 4 tháng Bảy vừa qua, tôi đã trực tiếp cảm động bởi lòng yêu nước và biết ơn của những người này. Ngày đó một người Việt ông nội  với ba đứa cháu ngồi gần tôi. Mỗi người đều đeo một cà vạt đỏ, mặc áo sơ mi trắng và quần xanh. Họ hãnh diện là công dân Mỹ. Cám ơn qui vị, , Thượng Đế phù hộ qui vị, chúng tôi kính mến quí vi. Jerry Mazenko”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.