Hôm nay,  

Đại Hội Dân Chủ Thế Giới: Hòa Thượng Quảng Độ Lên Tiếng

05/05/200500:00:00(Xem: 5027)
Bản tin sau đây của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ghi nhận về việc Đài Á châu Tự do phỏng vấn ô. Võ Văn Ái về lời phát biểu nhân dịp 30.4 trước Đại hội Dân chủ Thế giới.

Khóa họp thường niên lần thứ 61 của Ủy hội Nhân quyền LHQ diễn ra tại Điện Quốc liên ở Genève từ trung tuần tháng 3 cho đến ngày 22.4.2005, quy tụ đại diện 164 quốc gia ở cấp ngoại trưởng và 149 tổ chức phi chính phủ có quy chế tham vấn tại LHQ. Tổng cộng gần 2500 đại biểu phó hội. Nhân dịp này từ Saigon, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi một thông điệp ghi âm và đã được công bố vào giờ khai mạc cuộc Hội luận "Tự do tôn giáo bị bách hại tại Á châu". Thông điệp Dân chủ bằng Anh ngữ của Hòa thượng gây xúc động lớn trong hội trường ở Điện Quốc liên. Nhất là khi mọi người biết rằng tiếng nói ấy đến từ Việt Nam, đến từ một vị Cao tăng chịu đọa đày trong tù ngục trên hai mươi mấy năm ròng, và là lần đầu tiên cất lên trong khuôn viên LHQ. Nhiều phái đoàn Âu Mỹ và một số các vị Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ đã đến xin băng ghi âm để nghiên cứu nội dung thông điệp qua tiếng nói đầy uy lực của vị Cao tăng Phật giáo. Các hãng thông tấn và báo chí quốc tế cũng đã loan tải rộng rãi với cảm tình sâu rộng.

Trong Thông cáo Báo chí này, chúng tôi chép lại cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Ái của Đài Á châu Tự do phát hành trong chương trình phát về Việt Nam vào lúc 21 giờ ngày 2.5.2005 do Phóng viên Ỷ Lan thực hiện. Đây là phóng sự về "Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ" tổ chức tại thủ đô Santiago, Chí Lợi, với sự tham dự của 146 quốc gia. Tại hội nghị này, Quốc nạn 30.4 đã được nhắc nhở (xin xem Thông cáo ngày 30.4 trên Trang nhà Quê Mẹ http://www.queme.net)

Đài Á châu Tự do phỏng vấn ông Võ Văn Ái về Hội nghị Dân chủ thế giới tại Nam Mỹ

Ỷ Lan : Trong khi Nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức ăn mừng chiến thắng ngày 30.4 ở trong nước, trong khi trên thế giới hàng triệu người Việt tị nạn tổ chức ngày đau thương Quốc hận, thì trong cùng thời điểm tại thủ đô Santiago, nước Chí Lợi ở Nam Mỹ, một Hội nghị Dân chủ thế giới khai mạc. 146 quốc gia từ năm châu lục về phó hội với 117 phái đoàn chính phủ, trong số này có 44 Ngoại trưởng cầm đầu các phái đoàn, và 40 tổ chức Phi chính phủ tham dự "Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ". Đặc biệt còn có sự tham dự của Câu lạc bộ Madrid, bao gồm các vị cựu Tổng thống.

Cộng đồng các quốc gia Dân chủ ra đời và ra "Tuyên ngôn Varsovie" ở Ba Lan năm 2000 do sáng kiến của các cường quốc và quốc gia Âu Mỹ Á Phi cùng các nước Đông Âu vừa thốt ly chế độ Cộng sản. Năm 2002, Hội nghị lần thứ 2 họp tại Seoul ở Đại Hàn ra "Kế hoạch hành động cho Dân chủ". Và hôm nay, từ 28 đến 30.4, Hội nghị lần thứ 3 họp tại Chí Lợi với tiêu đề "Cùng nhau hợp tác cho Dân chủ".

Dân chủ là điều quan trọng và thiết yếu cho cuộc sống người dân trên địa cầu. Nhưng điều đáng nói tại Hội nghị này, là đại biểu Việt Nam đã nhắc nhở cho các vị Ngoại trưởng, các vị cầm đầu 117 phái đoàn chính phủ nhớ lại ngày 30.4.1975 đã trải qua 30 năm, mà Việt Nam vẫn chưa có Dân chủ.

Trong lễ khai mạc hội nghị, Tổng thống Chí Lợi, ông Ricardo Lagos nhấn mạnh rằng : "Chỉ có dân chủ mới đem lại tiến bộ thực sự. Chưa hề thấy một chế độ độc tài nào mang lại tiến bộ cho dân tộc họ". Cũng tại lễ khai mạc còn có diễn văn của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Condoleeza Rice, cùng các Ngoại trưởng Chí Lợi, Đại Hàn, Brasil, Tây Ban Nha và Đặc sứ LHQ, ông Ernesto Zedillo, cựu Tổng thống Mexico, thay mặt Tổng thư ký Koffi Anan. Ông Tổng Thư ký LHQ chào mừng hội nghị và nói lên lòng trông cậy của LHQ vào Hội nghị và Cộng đồng các quốc gia Dân chủ để mang lại dân chủ cho thế giới.

Theo các nhà quan sát, thì hiện nay trên toàn cầu có 90 quốc gia dân chủ, 50 quốc gia độc tài và 40 nước đang trên đà chuyển sang dân chủ.

Quý thính giả vừa nghe tiếng nói của bà Condoleeza Rice, Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Bà nói rằng : "Kể từ cuộc họp lần cuối của chúng ta tại Seoul, chúng ta đã chứng kiến các cuộc đầu phiếu tự do ở A Phú Hãn, Iraq và Palestine. Chúng ta còn chứng kiến sự thay đổi to lớn tại Georgia, Ukraine, rồi tại Kyrgystan, rồi Lebanon. Thời đã đến khi ánh chớp tự do bừng sáng trong lòng dân bị áp bức, họ sẽ cất cao tiếng chống đối bạo quyền. (...) Hậu thuẫn cho ngưỡng vọng dân chủ, tất cả các quốc gia tự do phải minh bạch trong tinh thần khi chọn lựa tự do hay áp bức. Chúng ta cần tỏ rõ cho các chính quyền (trong thế giới) biết rằng những quan hệ của họ với cộng đồng dân chủ chúng ta tùy thuộc ở cung cách của họ có đối xử tôn trọng phẩm giá hay không đối với nhân dân của họ".

Bà cũng nhấn mạnh rằng : "Dân chủ hóa là một tiến trình chứ không là một sự biến", nghĩa là cần nỗ lực và gia công chứ không thể ngồi chờ sung rụng.

Chúng tôi hỏi thăm ông Võ Văn Ái về tinh thần và thành quả của Hội nghị. Ông là Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và là đại biểu cho Việt Nam tại Hội nghị.

Ỷ Lan : Thưa ông Võ Văn Ái, xin ông cho biết thành quả của "Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ" tại Santiago "

Võ Văn Ái : Trên mặt quốc tế, thành quả thứ nhất là dân chủ ngày càng mở rộng qua các quốc gia, trở thành xu thế thời đại, trở thành lương tâm của nhân loại. Ngày nay, người ta không còn chống đối vô vọng các chế độ độc tài toàn trị nữa, mà người ta tìm những phương thức hữu hiệu nhất để thay đổi các chế độ này. Có nghĩa là, các chế độ độc tài lâm thế bị động và trên đà tan rã. Thành quả thứ hai, là vai trò của các tổ chức Phi chính phủ ngày càng quan trọng, hữu hiệu và được các chính phủ lắng nghe, tham khảo. Hội nghị tại Santiago lần này là một minh chứng. Năm 2002 tham dự hội nghị tại Hán Thành ở Đại Hàn, chúng tôi gồm có 196 tổ chức phi chính phủ, nhưng chúng tôi họp riêng, họp song song bên cạnh hội nghị các chính phủ. Vào lúc kết thúc hội nghị mới có cuộc tiếp tân để cho hai bên chính phủ và phi chính phủ gặp gỡ, trao thỉnh nguyện. Lần này tại Chí Lợi, tuy các tổ chức phi chính phủ rút xuống còn 40 tổ chức được mời, nhưng cả hai phái đoàn chính phủ và phi chính phủ họp chung trong các tổ thảo luận về các vấn nạn khu vực tại Mỹ châu, Phi châu, Á châu và châu Đại dương, Trung đông và Bắc Phi, và Âu châu, cũng như các tiến trình dân chủ toàn cầu.

Thành quả cho Việt Nam, là tôi đã đánh dấu 30 năm ngày 30.4.75 tại hội nghị. Mặt khác, thì từ tiền hội nghị cũng tại Santiago hồi tháng 3, chúng tôi đã thành công đưa vấn đề Việt Nam vào nghị trình. Trong cuốn sách "Tiếng nói cất lên từ các khu vực địa cầu, đề xuất của các tổ chức phi chính phủ" (Voices from the Regions, Proposals from the Non-Governmental Process of the Community of Democracies), in phát tại hội nghị, Việt Nam chiếm một phần quan trọng.

Ỷ Lan : Ông đánh dấu ngày 30.4 như thế nào " Ông đề xuất gì cho vấn đề Việt Nam "

Võ Văn Ái : Nhân thời điểm hội nghị trùng với biến cố 30.4 vào 30 năm trước, tôi nói lên niềm hy vọng vào hòa bình, tự do, dân chủ, vào tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc của nhân dân Việt Nam đã tan tành ra mây khói khi những chiến xa của quân đội Bắc Việt tiến chiếm Saigon, xé bỏ Hiệp định Paris. Tháng Tư đen ấy mở đầu kỷ nguyên đàn áp bạo tàn tại ba nước Cam Bốt, Lào, Việt Nam, gây ra nạn diệt chủng hàng triệu người dân Cam Bốt dưới bàn tay Khmer Đỏ, và thảm cảnh Người Vượt Biển đi tìm tự do trên Biển Đông, trên hai triệu người bị đẩy vào các trại tập trung cải tạo, trên 65 nghìn người bị hành quyết, hàng nghìn nghìn người mất tích và hàng triệu nhân dân miền Nam bị đày đi vùng kinh tế mới.

Tôi nói rõ rằng Cộng đồng thế giới đã bỏ rơi chúng tôi trong cuộc chiến đấu đơn độc ấy, mà kết quả đưa tới cho 30 năm sau, là Việt Nam vẫn chưa có dân chủ. Không có đảng đối lập, không có tự do nghiệp đoàn, không có tự do báo chí, không có các tổ chức phi chính phủ độc lập. Suốt 30 năm qua, dân tộc Việt Nam sống trong thế giới của người câm - có miệng không được nói, ai nói lên ngưỡng vọng mình liền bị bắt giam. Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị Cao tăng Phật giáo bị quản chế khắc khe tại Saigon, chỉ vì Hòa thượng cất Lời kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam qua một chương trình 8 điểm chuyển hóa. Mấy ngày vừa qua, công an ngăn cấm các ký giả ngoại quốc đến phỏng vấn Hòa thượng nhân dịp kỷ niệm 30 năm chấm dứt chiến tranh. Đến như những công thần của đảng Cộng sản như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà cũng phải lên tiếng chỉ trích Đảng cầm quyền coi thường "sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và phúc lợi của nhân dân". Ông Giáp báo hiệu "Đến năm 2020, Việt Nam vẫn còn là nước nghèo nhất trong các quốc gia thuộc Hiệp hội Đông Nam Á, còn thua Thái Lan đến 20 năm". Ông Giáp cũng tố cáo sự lộng quyền của Tổng cục 2, một thứ quốc gia giữa lòng quốc gia, chuyên sử dụng tra tấn, khủng bố và thảm sát chính trị để đạt mục tiêu của họ.

Do đó, mà sau khi phát biểu những điều nói trên trước các ngoại trưởng, bộ trưởng cầm đầu các phái đoàn chính phủ, tôi kêu gọi Cộng đồng các quốc gia Dân chủ hãy ủng hộ tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, khởi sự bằng 4 biện pháp cụ thể sau đây : 1. Gây sức ép đòi hủy bỏ điều 4 trên Hiến pháp nhằm khai mở nền chính trị đa nguyên ; 2. Trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và tất cả tù nhân chính trị, cũng như chấm dứt mọi sách nhiễu, canh gác, giam cầm những người bất đồng chính kiến như các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Nguyễn Đan Quế, Hoàng Tiến, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, v.v... ; 3. Trả lại quyền sinh hoạt pháp lý cho các tôn giáo bị cấm hoạt động, như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ; và 4. Để cho tư nhân có quyền ra báo làm diễn đàn thảo luận dân chủ.

Ỷ Lan : Thưa ông, còn gì khác cho Việt Nam tại hội nghị lần này không "

Võ Văn Ái : Chi tiết thôi, nhưng có thể xem như công tác truyền thông dân chủ đạt thêm lợi thế. Đó là trong thời gian hội nghị, tôi được bà Paula Dobriansky, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách Tổng thể các sự vụ, mời tiếp riêng để trao đổi các vấn đề tại Việt Nam. Nhân dịp này, tôi đưa bốn điều thỉnh nguyện. Một trong các điều ấy là yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC) bao lâu nhà cầm quyền Hà Nội còn đàn áp các tôn giáo, đặc biệt đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Sau đây là ý kiến về tương lai dân chủ cho Việt Nam của ông Michael Kozac, Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, Đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.

Ỷ Lan : Thưa ông Michael Kozac, đối với người Việt Nam, 30 năm sống dưới chế độ độc đảng quả là quá dài. Theo ông có con đường nào khác tiến về dân chủ không "

Michael Kozac : Người Việt Nam cần giữ lấy niềm hy vọng khi nhìn lại hoàn cảnh tự do trong thế giới 15, 20 năm trước đây so với thế giới ngày nay. Bằng chứng rõ ràng nhất trong sự kiện là 140 quốc gia tham dự hội nghị Cộng đồng Dân chủ hôm nay. Còn sự kiện vừa mới xẩy ra tại Ukraine, tại Georgia, tại Kirghistan... Trong rất nhiều trường hợp, không ai có thể tiên đốn rằng bỗng nhiên quần chúng lại có thể thực hiện ngưỡng vọng tự do của họ một cách dễ dàng như vậy. Đó là những hậu thuẫn vững chắc cho dân tộc Việt Nam mà thế giới và Hoa Kỳ đang mang lại. Chúng tôi đang trông tới ngày nhân dân Việt Nam hoàn thành ngưỡng vọng dân chủ của họ, là quyền mà mọi con người phải được hưởng.

Ỷ Lan : Xin cám ơn Thứ trưởng Kozac.
(http://www.queme.net/)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.