Hôm nay,  

Tạp Ghi: Ước Mơ Việt Nam – Huy Phương

09/04/200900:00:00(Xem: 2504)

Tạp ghi: Ước Mơ Việt Nam – Huy Phương

Lúc còn tuổi thiếu niên chúng ta từng có những mơ ước rất thần tiên cho tương lai, những ước mơ của thời tuổi trẻ thường vô tư và thơ mộng, một ngày nghỉ học, một mùa hè rong chơi, một mối tình học trò vụng dại. Những ngày tháng đó, tuổi đó, chúng ta gọi là tuổi ngọc, tuổi hồng, tuổi mộng mơ, tuổi xuân, tuổi thần tiên, để mơ “em là tiên nữ", “mơ em là suối nhỏ”, “mơ em là hương phấn”, “mơ em là cánh bướm”, “mơ em là cát trắng”... rồi để “xin cho em một mớ tóc dài”, “xin cho em một chiếc xe đạp”...(1)
Những ước mơ chỉ có ông Bụt hiền lành mới có thể đem phép lạ, những món quà chỉ có ông Gìa Noel mới đáp ứng, những ước mơ trong sáng, ngây thơ, những ước mơ  của tuổi thanh xuân dịu dàng. Rồi lớn lên chúng ta có những niềm ước mơ tình ái thanh khiết của quê hương ca dao: “Ước gì ta lấy được nàng, để ta mua gạch Bát Tràng về xây...”
Bây giờ có một niềm mơ ước mà tôi xót xa gọi là “Niềm Mơ Ước Việt Nam”. Câu chuyện này tôi đọc được trên “net”:
“...Năm 2006, vợ tôi về Việt Nam lo ma chay cho má tôi. Sau đó, bả được mấy đứa cháu chở đi Châu Đốc viếng Chùa Bà. Cúng vái xong, ra đến cổng chùa thì có một đám bé gái độ mười hai mười ba tuổi bu lại chen lấn nhau xin tiền. Một đứa đứng gần vợ tôi, có vẻ lanh lợi nhứt, xoè tay nói một hơi có ca có kệ: “Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5,000 đồng, con cầu nguyện Bà cho con gái ngoại lấy được chồng Đài Loan! Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5,000 đồng, con…" Trên đường về, vợ tôi miên man suy nghĩ về mấy đứa nhỏ đó: Không có tiền để đi học, còn quá nhỏ để có một cái nghề, và chắc nhiều đứa – rất nhiều đứa – chỉ ước ao lấy được chồng Đài Loan khi mình lớn lên một chút! Rồi vợ tôi thở dài… Nghe kể mà tôi thấy thương quê hương tôi vô cùng. Trước đây, dù có nghèo đi mấy cũng chưa bao giờ tệ đến như vậy! Viết lại chuyện này mà tôi nghe rát từ đáy lòng rát lên khóe mắt …” (hết trích -không biết tác giả là ai)
Chuyện hàng chục thiếu nữ Việt Nam đứng xếp hàng từng nhóm năm người, ăn mặc thật đẹp để cho một người đàn ông Đài Loan chỉ cần bỏ ra có 6,000 đô la để chọn làm vợ là chuyện thường ngày công khai ở Saigon. Nhiều cô gái quê đồng bằng sông Cửu Long, tin là lấy chồng ngoại quốc là con đường tốt đẹp nhất để thoát khỏi cảnh nghèo khó ở quê nhà. Lý do các thiếu nữ này thường nêu ra để biện minh cho con đường đi lấy chồng Đài Loan, là chữ hiếu vì muốn đền đáp công ơn cha mẹ, mà chính các bậc cha mẹ cũng mơ ước và khuyến khích con gái đi lấy chồng Đài Loan. Hiện nay chưa có con số chính xác nhưng người ta ước chừng có gần 100,000 thiếu nữ Việt Nam bị “xuất cảng” qua Đài Loan hay Trung Cộng để làm vợ thiên hạ. Tân Lộc là một hòn đảo ở vùng Hậu Giang là dấu tích của việc ra đi này, thập niên 1990 trong số 33,000 dân đã có tới 1,500 cô gái là vợ Đài Loan, do đó hòn đảo này đã được gọi là “đảo Đài Loan”. Nhiều cô gái Tân Lộc cũng như từ nhiều vùng khác của đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu phong trào lấy chồng ngoại quốc từ khoảng năm 1991. Cuộc sống ở nông thôn vô vọng mù mịt vì đói nghèo, cũng có nhiều trường hợp bị cha mẹ thúc đẩy mắng nhiếc, khi so sánh với những gia đình có con đi Đài Loan gởi tiền về.


Báo chí trong nước đã loan nhiều tin tức và đăng những thiên phóng sự về thân phận của những thiếu nữ bỏ quê hương làng mạc ra đi đến cái xứ mù mịt kia để kiếm một tấm chồng, nghĩa là kiếm đồng tiền về cho cha mẹ xây nhà, mua đất, tậu xe, ngẩng mặt với làng nước, xóm giềng. Cũng có người may mắn gặp được cảnh chăn ấm nệm êm,  nhưng cũng có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập... những thiếu nữ chân quê này cũng đã nghe, đã biết, nhưng không sờn lòng, còn tin tưởng ở số phận của mỗi người. Thiếu gì những gia đình bây giờ đã lên nhà gạch khang trang, mua thêm ghe, mở nhà hàng. Vả lại đây là con đường duy nhất, gầy dựng trên số vốn trời cho. Nhà nghèo, thất học, làm không đủ ăn, không kiếm ra sinh kế thì quốc gia này đang thời “mở cửa”, lại có người mời gọi, khuyến khích chỉ còn một con đường duy nhất là ra đi.
Tội nghiệp cho những người con gái này, họ không hề mưu cầu cho bản thân có được một cuộc sống hạnh phúc, giàu có, tất cả là chuyện trả hiếu cho cha mẹ. Chưa đời nào, lúc nào con cái lại hiếu để như những cô gái sông Hậu ngày nay. Có những cô gái đã sa chân vào ổ điếm, cũng nuốt nước mắt, giấu kín quãng đời ô nhục, để cho cha mẹ yên lòng mà tiêu pha, hãnh diện trên những đồng tiền nơi xa xứ gởi về, khỏi phải xót xa, băn khoăn. Có tấm lòng hiếu thảo nào trong sử sách văn chương sánh được với tấm lòng hiếu thảo của những người con gái hôm nay"
Chưa có cuộc thi tuyển nào trên đời này mà người trúng tuyển vui mừng, hạnh phúc như những thiếu nữ trúng tuyển “lọt mắt xanh” được một người chồng Đài Loan, Trung Cộng để kéo họ ra khỏi kiếp nghèo, đưa họ đến một thiên đường gần gũi có thật. Họ đã nói rất chân tình, không che giấu: “Lấy chồng nước nào cũng được, lấy ai cũng được, tôi cần tiền gửi về cho cha mẹ tôi.” hay: “Em rất hồi hộp, mong được một người chọn, và em ưng thuận lấy ông ta làm chồng ngay lập tức.”
Họ ra đi, dấu vết để lại quê nhà, là một ngày nào đó, mái lá được thay bằng ngôi nhà gạch, và những bức ảnh tận bên xứ Đài Loan được trao tay cho những người lối xóm, cho những đứa trẻ trầm trồ, mơ ước mong có ngày được như những người chị, những cô gái láng giềng ấy. Ước gì có phép nhiệm mầu để có thể lớn lên vài tuổi trong một buổi sáng mai thức dậy, để có đủ thân xác và điều kiện... đi lấy chồng Đài Loan.
“Em ước mơ mơ gì" Tuổi mười lăm. Tuổi mười sáu”. Ước mơ cho đủ tuổi hay khai gian tuổi để đi lấy chồng Đài Loan.
Những ông Bụt hiền hậu, những ông già Noel bác ái ơi! Cầu xin cho ông có đủ phép lạ để tạo ra những món quà “chồng Đài Loan” đủ cung ứng cho niềm mơ ước của hàng nghìn đứa bé gái nghèo khó, khốn khổ trong vùng sông nước Hậu Giang và có thể trên các vùng đất khác của đất nước Việt Nam, đang cầu xin lớn lên được lấy chồng Đài Loan.
Đó là chuyện miền Tây, còn đây là chuyện ở “thành phố Bác”: trong một bài phóng sự về xóm Tây Ba Lô ở Saigon, tác giả thực sự bất ngờ khi nghe một cô bé bán kẹo cao su trả lời ước mơ sau này của em: “Lớn lên hả" Em tìm đại một ông Tây nào đó rồi đi ra nước ngoài luôn!”
Tôi xin lập lại câu nói của người kể chuyện ở trên: “Viết lại chuyện này mà tôi nghe rát từ đáy lòng rát lên khóe mắt…”
Đó là niềm mơ ước ...Việt Nam!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.