Hôm nay,  

Đệ Nhất Phu Nhân

09/04/200900:00:00(Xem: 7572)

ĐỆ NHẤT PHU NHÂN

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Tổng Thống Barack Obama đã trở về Mỹ sau cuộc công du Âu Châu và Trung Đông. Giai đoạn chót của cuộc viếng thăm này là một chuyện bất ngờ. Sau khi thăm Thổ Nhĩ Kỳ hai ngày, trên đường trở về Mỹ, Obama với tư cách Tổng Tư lệnh Quân đội đã đến Baghdad thủ đô Iraq chỉ 11 tuần lễ sau khi ông tựu chức. Ông đã hội đàm với các tướng lãnh, thăm quân đội Mỹ và hội kiến với Thủ tướng Maliki của Iraq. Như vậy trong 8 ngày qua, Obama đã đi qua mọi lãnh vực, từ kinh tế tài chính với cuộc họp của G.20 ở London, đến cuộc họp về quân sự của khối NATO ở Strasbourg, Pháp, và ghé qua thăm một thành phố Đức ở sát bên, rồi đến Prague, thủ đô Tiệp Khắc, nơi dân chúng đã từng nổi lên chống Cộng sản giữa thời chiến tranh lạnh. Chặng chót Obama đến thăm nước Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Obama nhấn mạnh Mỹ không hề có chiến tranh với đạo Hồi. Mục tiêu chủ yếu của TT Obama là muốn cho thế giới thấy một khuôn mặt mới của nước Mỹ, một bước biến chuyển mới trong sách lược đối ngoại khác hẳn thời kỳ 8 năm đã qua.
Vậy kết quả như thế nào" Nói chung trên các lãnh vực kể trên, TT Obama đã ghi nhận được những đáp ứng cụ thể và những hứa hẹn rõ ràng. Nhưng cũng như công cuộc cứu nguy kinh tế ở Mỹ, không phải như một phép lạ chỉ cần ban hành những luật lệ quyết định mới mà xong, còn cần phải có thời gian để sự thi hành cho thấy kết quả rõ rệt. Dân chúng nhiều nước trên thế giới, nếu có đủ phương tiện có thể theo dõi từng bước chân của Obama, hầu hết đều hoan nghênh và đặt tin tưởng ở chuyến đi này. Chúng tôi sẽ có dịp đề cập đến những chi tiết sau.
Tuần này tôi muốn nhìn đến hình ảnh một nhân vật khác, cùng đi với Tổng Thống Mỹ. Đó là Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama, trên một lãnh vực khác hẳn những lãnh vực sôi động đã kể trên. Ngay từ ngày đầu ở London khi cùng chồng đến thăm Nữ hoàng Anh, bà Obama đã làm dư luận sửng sốt khi Nữ hoàng đã phá lệ triều kiến muôn thuở mà ôm lấy bà như được gập lại một người bạn thân thiết. Cố nhiên đây là lần đầu tiên Michelle triều kiến, nhưng phong cách của bà đã hấp dẫn được cảm tình của Nữ hoàng Elizabeth II năm nay đã 83 tuổi. Nữ hoàng lên ngôi từ năm 1952, cho đến nay bà đã tiếp kiến 11 vị Tổng Thống Mỹ, nhưng chưa bao giờ bà bộc lộ lòng ưu ái công khai với một vị đệ nhất phu nhân Mỹ như vậy. Có lẽ trước ngày triều kiến, Nữ hoàng đã biết rõ cuộc đời và tư cách của bà Michelle.
Thế giới bên ngoài cũng có dịp thấy rõ khía cạnh đức độ và tinh cảm của Michelle, khi bà đến thăm một trường nữ tiểu học ở thủ đô Anh. Bà ăn vận rất bình thường đến thăm các em, ôm lấy các em vào lòng và kể một chuyện cho các em nghe. Đó là chuyện thuở nhỏ bà cũng đi học như các em. Bà cho biết phụ thân của bà thời đó chỉ là một công nhân khuân vác, làm việc rất cực nhọc để nuôi gia đình nhiều con, nhưng ông luôn luôn trông nom săn sóc và bắt buộc các con phải đi học đến nơi đến chốn, không được bỏ lỡ một buổi học nào, sự chăm sóc cần cù đó tiếp diễn cho đến khi bà học đến Cử nhân luật và trở thành luật sư. Michelle nói chuyện đó để nhấn mạnh đến tình phụ tử, công lao của cha mẹ và dặn dò các em phải hiếu thảo, như bà suốt đời không bao giờ quên hình ảnh người cha đã hy sinh, không quản nhọc nhằn đói khổ để nuôi các con ăn học thành tài.


Michelle nói với các em như một người chị cả: "Các em ơi, các em là những hạt trân châu, không phải chỉ với đất nước của các em mà với cả thế giới, không phải chỉ ở thế hệ các em mà còn cho các thế hệ về sau nữa. Các em phải thương yêu các đấng sinh thành của các em, phải biết ơn không ngày nào quên, cũng như chị không thể nào quên người cha của chị". Tôi xem đoạn này trên TV và nghe những lời của Michelle mà lòng nao nao cảm động làm sao. Tôi chợt nghĩ đến người cha già của tôi đã khuất bóng từ lâu. Tôi cũng nghĩ đến tất cả những người cha ở Việt Nam và nền luân lý, tinh thần đạo đức gia đình truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Cũng lúc đó đột nhiên tôi thấy nhói ở trong lòng. Tôi nghĩ đến người cha của ông Tố Hữu, một thi sĩ cán bộ cấp cao của đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1953, khi được tin Stalin chết ở Nga, Tố Hữu khóc làm bài thơ trứ danh, tôi nhớ có một câu thơ về người "cha" Stalin của ông: "Thương cha thương một, thương ông thương mười". Té ra trong tình nghĩa gia đình của Tố Hữu, người cha ruột của ông chỉ xứng đáng bằng 1 phần 10 của ông trùm Cộng sản Nga mà có lẽ Tố Hữu chưa từng có vinh dự được gập mặt. Thật đáng buồn cho một nề nếp văn hóa quái đản đến như vậy.
Đối với Michelle Obama không phải chỉ có khía cạnh tình phụ tử mà thôi, mà còn có cả tình người nói chung và đây chính là điểm bà đã thu được cảm tình của toàn thể dư luận thế giới. Chúng ta đã biết Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy là người không có cảm tình với Mỹ lâu nay. Trước đó mấy năm Pháp đã rút ra ngoài Hội đồng chỉ huy của NATO. Khi Obama đến Strasbourg, ông được Tổng Thống và đệ nhất phu nhân Pháp Carla Sarkozy ra tiếp đón niềm nở. Ông Sarkozy đã ly dị vợ cũ từ mấy năm trước, mới đây ông làm lễ thành hôn với bà Carla, làm có nhiều dị nghị trong dư luận Âu châu.
Chồng cũ của bà Carla là nam ca sĩ Bruni, người gốc Ý và cũng là người mẫu của Victoria'Secret đang nổi bật trong các màn phong cách chính trị Pháp. Carla đã không đến London với chồng vì theo lời giải thích của điện Elysee dinh Tổng Thống Pháp, bà Carla muốn có sự yên tĩnh ở dinh thự của bà. Tuần trước tờ London Times ở London đưa ra câu hỏi sặc mùi châm biếm: "Carla hả" Carla nào""
Lúc hai vị đệ nhất phu nhân Mỹ-Pháp gặp nhau ở Strasbourg, người ta thấy hai bà ôm nhau hôn má "cặp díp" nghĩa là hôn đến cả hai bên má. Cử chỉ mến thương của Michelle dành cho Carla đã làm bộc lộ một tình cảm cao cả và bao dung, như để xoa dịu vết thương lòng tự ái của một phụ nữ mà bà gặp lần đầu, tuy đã biết tiếng tăm từ lâu. Tình người, tình thương giữa con người và con người đã vượt trên cả mọi thứ tình cảm khác, nhất thời, hời hợt ngoài mồm nhưng bên trong thường có dã tâm muốn lợi dụng vì quyền lợi cá biệt nào đó. Ngược lại đây là thứ tình chân thật, không phải chỉ riêng của hai vị phụ nữ có chức phận tối cao, mà cho cả tất cả loài người, trong bất cứ ngôi thứ, địa vị hay tình huống nào. Đó là thứ tình đức độ bao la, xứng đáng làm gương cho thiên hạ noi theo, vào lúc xã hội loài người đang nở rộ muôn mầu muôn sắc như hoa mùa Xuân đầu Thế kỷ 21.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.