Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bài Viết Của Tác Giả Trần Ngọc Châu: “chiến Tranh Việt Nam Và Tôi” (vi)

25/03/200900:00:00(Xem: 17857)

Đọc Sách Mới: Bài viết của tác giả Trần Ngọc Châu: "Chiến Tranh Việt Nam và Tôi" (VI)
Tướng Westmoreland, cia và

Đệ Nhất Cộng Hoà, Trần Ngọc Châu là người lập kế hoạch bình định. Từ đây mà sau này có chính sách chiêu hồi, rồi chiến dịch Phượng Hoàng, một chương trình bình định thành công nhất của CIA trong chiến tranh Việt Nam.    Đệ Nhị Cộng Hoà, Trần Ngọc Châu là Tổng Thư Ký của Quốc Hội đầu tiên (hình trên).
   Cuối 1969 đầu 1970, Toà Đại Sứ Mỹ và CIA ở Việt Nam bật đèn xanh cho Tổng Thống Thiệu triệt hạ ông Châu. Đây là sự kiện tiêu biểu cho khúc quanh chính trị của Mỹ tại Việt Nam, được tác giả Elizabeth Pond ghi lại thành "The Chau Trial." Từ đó tới nay, liên tục 40 năm, đã có thêm cả chục cuốn sách, cả trăm bài báo và nhiều công trình nghiên cứu tại các lò tư tưởng chiến lược -nơi ảnh hưởng tới chính sách thế giới của nước Mỹ-  liên tiếp mổ xẻ trường hợp Trần Ngọc Châu.
   Lần đầu tiên, sách "Vụ Án Trần Ngọc Châu" được ấn hành ở hải ngoại. Ngoài đầy đủ bản dịch "The Chau Trial", phần trích lược sách báo và các tài liệu mật liên quan tới cuộc chiến Việt nam còn có bài viết đặc biệt của chính ông Trần Ngọc Châu mang tựa đề "Chiến Tranh Việt Nam và Tôi." Sau đây là phần trích từ bài viết đặc biệt này.

VI. TỪ CHIẾN TRƯỜNG ĐẾN CHÍNH TRƯỜNG
Tôi từ nhiệm chức vụ tại bộ XâÏy Dựng vào năm 1966. Tôi cũng xin giải ngũ ra khỏi quân đội năm 1967. Đó là con đường mà tôi bày tỏ trung thành với lý tưởng căn bản của tôi và đối với đất nước tôi. Tôi viết một cuốn sách nhan đề: "Từ chiến tranh đến hòa bình: "Phục hưng xã thôn". Lại một lần nữa, cố gắng của tôi vẫn vô hiệu quả, khi muốn đưa lên để giới cầm quyền tin tưởng người dân nông thôn là chìa khóa chính của chiến tranh Nam Việt Nam, và muốn có sự thâu phục được họ, chúng ta phải có một nỗ lực bình định toàn diện dựa trên căn bản nòng cốt thông qua chương trình Dân Ý Vụ.
Vào giữa năm 1967, tôi trở về Kiến Hòa để tranh cử một ghế Dân biểu trong Quốc hội. Tôi suy luận là ở vị thế một nhà chính trị, tôi có thể làm cho ý tưởng của tôi được thông qua nhiều hơn. Tôi thật thoã mãn khi được số đông đảo cử tri Kiến Hòa dồn phiếu để tôi đạt được mục tiêu mà tôi ấn định. Nỗ lực chiến tranh đã hoàn toàn nằm trong tay giới quân phiệt, sự đưa nửa triệu quân Mỹ vào miền Nam VN đã cho chúng ta thấy rõ. Và trong khi  Nam VN có được một chế độ quân phiệt chuyên chế đứng đầu là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu do chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ. Sự tiến hành công cuộc bầu cử thật sự là một trò hề, cốt sao làm giảm những sự chống đối chiến tranh của dân chúng tại Hoa Kỳ. Trong khi ấy tại Nam VN, một nhóm nhỏ thuộc cơ hội chủ nghĩa lợi dụng chiến tranh đầu cơ, bóc lột xương máu của hàng ngàn, hàng vạn công chức và quân đội yêu nước đang phục vụ tổ quốc ta.
Sau cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa của Việt cộng vào Tết Mậu Thân năm 1968, rõ ràng là dân Mỹ không còn muốn ủng hộ mãi mãi cuộc chiến tại miền Nam VN nữa, và sự rút viện trợ của Hoa Kỳ là điều không thể tránh được. Do đó, tôi bắt đầu nghĩ tới nhiều lối để giữ cho nền độc lập của miền Nam VN, trong đó có thể có cả việc thành lập một chính phủ liên hiệp với Mật Trận giải phòng miền Nam để đổi lấy sự thỏa hiệp với Miền Bắc để cho một Lự lượng quốc tế kiểm soát Đường Mòn HCM và Vỉ tuyến 17 ngăn chận sự thâm nhập của cả hai phía Bắc Nam. Nhiều lần, tôi đã gặp anh tôi là Trần Ngọc Hiền, một sĩ quan cao cấp tình báo Việt cộng để bàn về vấn đến nói trên.


Sau buổi gặp gỡ đầu tiên năm 1965, tôi báo cho John Paul Vann và Trung ương tình báo CIA được biết, họ bất thần bắt Hiền và dùng Hiền để kể tội tôi là thân cộng sản. Là một dân biểu, tôi được quyền đặc miễn bị cáo sự buộc tội đó, nhưng Tổng Thống Thiệu với sự yểm trợ của Hoa Kỳ đã không hành xử theo như vậy. Đến tháng 2 năm 1970 tôi biï bắt ngay tại tòa nhà Quốc Hội; bị tố cáo "thân Cộng", để rồi sau những ngày biểu tình, tố Cộng ằm ỉ, rốt cuộc Tòa Án Quân Sự Đặc biệt cũng chỉ có thể tuyên án rằng tội đã phạm tội "Móc nối với phần tử có hoạt động làm nguy hại đến an ninh quốc gia" và tuyên án phạt tôi 10 năm tù.
Mặt đầu sau đó Tối Cao Pháp Viện đã phán quyết tiêu hủy bản án, tôi vẫn tiếp tục bị giam cầm suốt bốn năm trời, để sau cùng mục kích miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản.
Đừng nghe những gì Cộng sản nói
Sau ngày chiến thắng, Cộng sản cũng đã bất chấp lời tuyên bố của chính họ trước kia rằng "tất cả các 'ngụy' quân và 'ngụy' quyền đã rời khỏi hàng ngũ trước năm 1972 khỏi phải trình diện học tập cải tạo." Công an cộng sản đã đến đến bắt tôi tại nhà đưa thẳng vào nhà tù, được họ gọi là  "học tập cải tạo"- mặc dầu tôi đã rời khỏi hàng ngũ và bị chính quyền Miền Nam cầm tù từ đầu năm 1970.
Sau hiệp định Paris năm 1973, anh Trần Ngọc Hiền của tôi được chính quyền miền Nam trao trả lại cho phía Cộng sản. Hiền  bị Cộng sản tước đoạt hết quân hàm, đảng tịch sau suốt 30 năm chiến đấu như người Cộng sản trung kiên nhất. Cả hai anh em chúng tôi đã chứng minh qua thử thách của suốt 4 năm tiếp xúc (bị Cơ quan Trung Ương Tình báo Mỹ theo dõi; viên sĩ quan liên lạc trực tiếp giữa Hiền và Trung Ương Cục Trung Ương Hà Nội đã bị mua chuộc từ đầu mà cả hai chúng tôi không hề biết). Hai chúng tôi đã không ai thuyết phục được ai; Hiền thủy chung là người Cộng sản trung kiên, tôi là người quốc gia chung thủy.
Em gái con ông chú ruột tôi là Trần thị Bích Hồng (cô Mại) có em trai đã hy sinh và được Cộng sản tuyên dương là anh hùng liệt sĩ, nhưng chồng cô Hồng và con trai làm nghề bán xăng lại bị Việt Cộng chôn sống trong vụ Tết Mậu Thân ở Huế.
Năm 1949 trên đường "trở về thành" tôi đã cố đưa hai cháu trai con anh tôi là Trần văn Thông, 14 tuổi, và Trần như Tiếp, 16 tuổi, từ vùng Việt Minh ở Quảng Nam về Huế. Chỉ có Thông về được; mấy năm sau Thông bị động viên vào Thủ Đức sau ra trường và chết trong quân phục Trung Úy Pháo binh của Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1975, Trần như Tiếp -anh ruột của Thông- vào tiếp thu Đà Nẵng trong bộ quân phục Thiếu tá của quân đội Cộng sản. Tôi kể chuyện anh em tôi và trong gia đình tôi  để nói lên thảm cảnh chung của hàng trăm ngàn gia đình Việt Nam. Ba mươi năm chiến tranh, hầu như gia tộc Việt Nam nào nhiều ít đều phải chịu những thảm cảnh tương tự.
Điều đáng nói ở đây là Cộng sản sau khi chiến thắng đã không có hành động hàn gắn mà lại còn đưa hàng trăm ngàn chiến sĩ (như Trần văn Thông) quốc gia trung kiên vào tù đày, chết chóc và hàng triệu người phải ra đi với hang trăm ngàn người chết chìm trên biển cả.

"Chúng tôi gặp lại nhau nhiều lần..."
   "Năm 1993, gần 15 năm sau khi lưu vong ở xứ người, theo sự gợi ý của ông bà Thiệu, chúng tôi đã gặp lại nhau nhiều lần ở Woodland Hills và Boston. Chúng tôi nhìn thẳng vào mắt nhau với Tình Thương và Kính Trọng, vì cả hai đều hiểu rằng chúng tôi đã đối nghịch nhau chỉ vì khác nhau về quan điểm nhưng cùng nhìn chung về một mục đích tối thượng là để bảo tồn một miền Nam không cộng sản.
  "Chung cuộc thì cả hai chúng tôi -và những người cùng quan điểm với mỗi người chúng tôi- đều đã thất bại. Sự mất mát quá to lớn, đã đưa chúng tôi vào con đường lưu vong, phải rời bỏ những người một thời đã tin tưởng vào mình."
Kỳ tới: Khởi đăng "Vụ Án Trần Ngọc Châu".

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.