Hôm nay,  

Ngày Xuân, Tản Mạn Về Tâm Tình Của 1 Thầy Giáo Dạy Văn

06/02/200700:00:00(Xem: 3006)

Ngày Xuân, Tản Mạn Về Tâm Tình Của 1 Thầy Giáo Dạy Văn

Tản mạn nghĩa là nói lai rai, nói dông dài, nói không chủ đề và nói không định hướng.

Hôm nay, bên bàn trà đầu năm, xin được phép "tản mạn" đôi điều với quý thính giả gần xa về Xuân và Tết.

Rõ thật là lẩn thẩn. Năm hết thì Tết đến. Ai lại phân biệt Tết với Xuân bao giờ, vì Tết đến là Xuân về, mà mùa Xuân thì phải là ngày Tết.

Nhưng trong thực tế, hai khái niệm Xuân và Tết lại không luôn giống nhaụ Tết đến, nhưng nhiều người vẫn không có Xuân. Cũng không thiếu những người, lòng vẫn đầy Xuân dù chưa phải là ngày Tết.

Viết đến đây, chắc có vị đã sốt ruột mà hỏi rằng, ông này đang định nói cái gì đâỷ

Xin kiên nhẫn thêm một chút, vì đã bảo ngay từ đầu rằng, đây là những tản mạn đầu năm kia mà.

Chẳng là thế này, có một thày giáo dạy Văn, nhưng khi giảng đến một câu thơ thì thày không thể nào bình nổi, còn học trò thì nêu rất nhiều câu hỏi, mà thầy lại không biết trả lời thế nào cho xuôị Trả lời ra sao thì học trò cũng vẫn còn nguyên ấm ức. Trò thì mãi ấm ức, thày thì mãi hoài hậm hực, hậm hực mãi đến thành những ấn tượng ám ảnh vì bị ức chế nhiều điềụ Và người thày giáo đau khổ kia, đang có nguy cơ sẽ bị tâm bệnh nay maị Vì lúc này, thày đã có nhiều triệu chứng của người trầm cảm. Thày lầm lì hẳn đi, thày ít nói và thích ở một mình trong căn lều lợp lá ven sông của thàỵ Thày khó ngủ và đã có nhiều đêm thức trắng. Khó ngủ dẫn đến biếng ăn. Sức khoẻ của thày đang mỗi ngày một xuống. Đi khám tổng quát thì được bảo rằng, nội tạng và tim gan phèo phổi của thày vẫn tốt, không có bệnh gì. Nhưng thày vẫn như một kẻ mộng du, vợ con buồn bã, bạn bè dù rất thương thày nhưng cũng đành bất lực bó taỵ

Xin phác hoạ đôi nét về người thầy giáo khốn khổ nàỵ

Ông cụ thân sinh của thầy là người miền Nam, một vùng đất cò bay thẳng cánh và tôm cá luôn đầy lòng sông rạch. Như đa phần mọi người, quảng đại phóng khoáng là một tính cách của người miền Nam. Họ không chịu đựng nổi sự chật hẹp bức bối ngay cả trong đời sống hàng ngày, vì như thế, khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam với toan tính đặt ách đô hộ, cụ cùng với mọi người phải đứng lên chống lại như một điều bình thường, và không thể nào khác hơn. Thời của cụ, những người anh em của cụ như Nguyễn Xiển, Trần văn Giàu, Nguyễn hữu Thọ, Nguyễn Hộ.

Như người ta vẫn thường nói, như vậy là đi kháng chiến đánh Tâỵ Đi kháng chiến cũng là một kiểu đi giang hồ, vì giang hồ thì thường xuyên phải vắng nhà và ngược xuôi đây đó. Mới đầu chỉ là tạm vắng nhà, sau này thì cách ly hẳn, rồi biệt tăm. Cụ ra Bắc.

Ở miền Bắc nhiều năm, chàng trai miền Nam đã cảm được cái duyên quan họ Bắc Ninh. Rồi lại phải lòng một cô gái hương sắc đã hát những lời thật mượt mà, và đầy chất trữ tình sâu lắng của miền dân ca quan họ. "Người ơi, người ở đừng về" Và chàng trai miền Nam ấy đã không về thật. Để rồi họ đã nên vợ thành chồng. Rồi những đứa con lần lượt ra đờị Người thầy giáo của chúng ta là một trong các người con nàỵ

Không chỉ là thành chồng vợ với một cô gái hương sắc, nhưng chàng trai miền Nam còn là chỗ dựa vững chắc của một gia đình khá giả nhất trong vùng. Cái phóng khoáng tốt bụng và chan hòa nghĩa tình của chàng trai miền Nam đã chinh phục mọi người cả làng trong tổng. Chàng là một người rể quí.

Chàng trai luôn thầm cảm ơn cách mạng và biết ơn kháng chiến. Cách mạng đã cho chàng quá nhiềụ Chàng đã nhận được quá nhiềụ Nhưng điều mà chàng phải mang ơn nhiều nhất, chính là một lý tưởng, một lẽ sống mà lúc đó, chàng không tìm ra được ở bất cứ một nơi nào khác. Việc công, chuyện tư có vẻ như đều đã được vẹn toàn.

Nhưng mỗi ngày qua đi, chàng đã nhận ra, có một điều gì đó giống như bất ổn đang thức dậy trong lòng mình. Ngay với người lãnh tụ cao cả nhất, vẫn thường được xưng tụng như một vị thánh, người cha già dân tộc, thì chàng cũng đã thấy rõ, nhân cách của vị này có thật nhiều điều đáng ngờ với vô vàn mảng tốị Điều bất ổn ấy ngày càng lớn dần, lớn dần thêm mãi, cho đến khi trở thành kinh hoàng khiếp hãị Ai mà không kinh hoàng khiếp hãi, khi toàn miền Bắc dậy trời than khóc, ngập đất máu loang của cải cách ruộng đất. Biết bao nhiêu người đã chết. Rồi lại nổ ra Nhân văn giai phẩm. Những người bị hãm hại ấy, phần đông đều là những bạn hữu, hay ít ra, cũng là người quen biết lớn của chàng.

Thôi, xin phép quý huynh đệ gần xạ Chuyện kể về chàng trai miền Nam năm xưa sẽ còn rất dàị Vì thế, chúng ta cùng trở lại chuyện của người thầy giáo hôm naỵ

***

Vào một tiết văn, người thầy giáo chủ nhiệm kia phải giảng về nhà thơ Tố Hữụ Ai cũng thấy rằng, vị này là một nhà thơ vĩ đại, thơ của ông từ lâu đã được đưa vào sách giáo khoạ Nhưng vị này còn trở nên siêu vĩ đại, vì ngài còn là bộ trưởng của cái bộ gì đó giống như là văn hoá vậỵ Đến bài thơ, hình như là "Khóc Sítaline" Khóc Lênin hoặc Khóc cái gì có chữ in in đằng saụ

Thơ rằng:

"Thương biết mấy nghe con tập nói,

Tiếng đầu lòng con gọi sít ta lin"

"Thương cha, thương mẹ, thương chồng

Thương mình thương một, thương ông thương mười"

Toàn bài thơ về câu cú niêm luật không thể chê vào đâu được. Thường thường, trước một văn tài lớn, người ta phải hết sức thận trọng khi chê hoặc khen trong phê bình. Vì sau đó, người làm công tác phê bình dễ bị cho là khen không tới, hoặc chê chưa đạt. Nhưng cái cảm thụ chữ nghĩa, thưởng thức văn thơ thì ai cũng có. Vì thế, nhiều người đã nói với nhau rằng, đây là những câu thơ dở nhất trong một bài thơ dở nhất. Dở chỉ là một cách nói thông thường, nhưng phần đông, mọi người vẫn nói một cách rất hình tượng rằng, những câu kia rất... nặng mùị Mùi thum thủm. Hoặc nói toạc ra rằng, những câu thơ ấy THỐI không chịu được.

Những câu thơ trên rất sáng sủa, ai đọc cũng dễ dàng hiểu được. Các học trò của thầy, chúng không đòi thầy phải cắt nghĩa, nhưng các em có rất nhiều thắc mắc đại ý rằng, cái ông Síttalin mà ngài Tố Hữu đã khóc trong bài thơ, so với ông Sitaline đã được đúc thành tượng ở Mascơva xa xôi kia có phải là một" Và nếu là một, thì ngày nay người ta đã lôi cổ cái tượng ấy xuống và kéo lê trên bùn tuyết để dẹp đi từ lâu lắm rồị Người ta đã lôi cổ dẹp đi, hà cớ gì lại bắt chúng con phải thương vay khóc mướn khi phải học bài thơ nàỷ

Và những cái thương được ngài Tố Hữu kể ra thật muôn ngàn nghịch lý, không thể nào ngửi được. Thày ơi! Cổ kim có ai dạy con những tiếng bập bẹ đầu đời nói như thế không" Cha mẹ, chồng vợ, con cái là những nghĩa tình ràng buộc rất đỗi thiêng liêng. Cái thiêng liêng cao quý của dân tộc, chính điều cao quý thiêng liêng ấy đã giúp đất nước trường tồn trước bao sóng gió xâm lăng. Thế mà, cái thiêng liêng ấy chỉ có 1, chỉ là 1 so với 10 khi thương ông Sítaline, một kẻ chẳng ai được một lần thấy mặt ấy ư" Đừng nói con số không là vô giá trị, khi nó đứng sau một con số nào đó.

Là nhà thơ, thì viết gì cũng được hay sao hả Thầỷ

Ai cũng phải gọi ngài Hồ chí Minh là Bác Hồ, ngài Tố Hữu cũng phải gọi như thế, vì vậy theo cách nói của ngài Tố Hữu, thì Bác Hồ kính yêu của chúng ta chỉ đáng là con của ông Sitaline thôi ư"

Ôi, những câu hỏi của những người trẻ sinh viên. Không phải thầy không thể trả lời những người trẻ đáng mến này, nhưng trả lời rồi, chắc chắn thầy sẽ bị gọi lên, bị kiểm thảo, bị phê bình. Rồi sau đó là cắt khen thưởng, là cắt thi đua và hạ bậc lương. Một bậc lương vốn đã quá hẻo và đang quá còm cõi rồị Thầy phải trả lời những thắc mắc của học trò mình, và khi trả lời, thầy phải nói thật lòng mình. Mà để nói thật, thầy thấy sao khó quá. Quá khó. Vì văng vẳng trong lòng mình, thầy vẫn nhớ lời thơ của một người anh em bạn bè của cụ thân sinh mình:

"Yêu ai thì bảo là yêu

Ghét ai thì bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Tôi cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao doạ giết

Tôi cũng không nói ghét thành yêu"

Giấy bút tôi, ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao khắc văn lên đá".

Thầy chưa bao giờ được gặp người bạn ấy của cha mình, nhưng thầy biết rất rõ, tác giả của những câu thơ đầy khí phách ấy đã phải trả một cái giá rất đắt khi đã dám nói lên sự thật. Nhiều năm tù khổ sai trên Liên Khu IV mà người thơ Trần Dần và Phùng Quán đã phải trả, khi viết được những câu thơ trên. Khi được thả về, thân xác đã tàn tạ rệu rã như cái nùi giẻ rách. Gia đình vợ con thì khốn khổ vì bị bao vây kinh tế. Vợ bị đuổi việc, nhà không sổ gạo, tất cả vất vưởng lang thang như một lũ ăn màỵ Bị đẩy đến đường cùng sự sống, nhưng người thơ vẫn nói lên sự thật. Bao nhiêu năm tù tội đã trải qua, hình như đã chẳng có tác dụng gì:

Tôi bước đi,

Không thấy phố,

Không thấy nhà.

Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.

Đi giữa lòng Hà Nội gấm hoa, mà sao ông chẳng thấy phố cũng không thấy nhà"

Thực ra, ai cũng biết, vẫn đầy phố đầy nhà đó chứ, nhưng nhà phố ấy không phải, không dính dáng, cũng chẳng có liên hệ xa gần gì đến mình, nên không thấy là chuyện bình thường hiểu được. Mỗi khi nhớ đến những câu này, lòng người thày vẫn muốn rưng rưng, mắt người thày vẫn luôn cay sè dường như muốn khóc. Dưới mắt thày, lá cờ đỏ đang rũ trong mưa, nhưng cũng đang rũ trong lòng thàỵ

Ôi sự thật! cái giá của ngươi sao mà nghiệt ngã.

Thầy băn khoăn, thầy đau khổ trong lòng. Khi điều đau khổ không thể sẻ chia, không dám thổ lộ, thì điều đau khổ ấy sẽ còn tăng thêm nhiều lần hơn nữạ Tất cả những đau khổ trong lòng thày, đều phát khởi từ những băn khoăn, là làm sao nói thật lòng mình cho các học trò sinh viên đang ngổn ngang thắc mắc"

Điều đau khổ của thày ngày càng tăng cao hơn nữa, khi thày phải giảng về tập thơ: "Nhật ký trong tù" và Tư tưởng Hồ chí Minh. Khi giảng về những điều này, thày cũng chỉ dám nói cầm chừng, một cách thật dè dặt trong tâm trạng đối phó và luôn thấy như sau lưng mình, bên cạnh mình đang có máy ghi âm. Nếu có ai đó nói rằng, Chúa Giêsu cũng đã từng có vợ có con, thì người nghe được cũng chỉ cười xòạ Nhưng nếu nói Bác Hồ cũng đã từng như thế, thì nhất định sẽ không xong. Kẻ khốn nạn nào dám nói như thế chắc chắn sẽ không thể nào yên ổn được. Ở đây, Bác Hồ còn cao hơn một Đấng Thánh.

Khi giảng về tập thơ "Nhật ký trong tù" và tư tưởng Hồ chí Minh, thì ngạc nhiên thay, học trò của thầy có nhiều em đã rất không đồng ý. Chúng rành rẽ dẫn chứng bằng những lập luận của Giáo sư Lê hữu Mục và nhiều vị khả kính có tên tuổi khác. Chúng bảo rằng, Hồ chí Minh chỉ là một kẻ đạo văn. Đạo là ăn cắp, ăn cắp thơ của người khác. Chúng cũng nói rất rõ rằng, không thể có cái gọi là Tư tưởng Hồ chí Minh. Vì để có thể gọi là một tư tưởng đáng bàn đến, thì luôn luôn phải có đủ 2 yếu tố. Một là, hệ thống triết lý vững chãị Hai là, một chương trình hành động sát với lý luận và chủ thuyết hay triết lý đó. Hồ chí Minh đã không có cả hai điều đó. Chính ngài Hồ chí Minh cũng đã nhiều lần thú nhận với một ký giả Pháp rằng, ông không biết làm thơ và chỉ là một ký giả thôị Những bài thơ, mà người ta nói là của ông, chỉ là những gán ghép thôị Ngài Hồ chí Minh không có tư tưởng, nhưng vị này chỉ có các khẩu hiệụ Các khẩu hiệu đại khái rằng: Không có gì quý hơn độc lập tự dọ Đoàn Kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Những khẩu hiệu mà ai cũng nói được một cách không khó khăn lắm.

Các học trò của thày đã dẫn chứng bởi GS Lê hữu Mục, một người mà chúng chưa hề gặp, nhưng chúng lại hoàn toàn tin những gì ông viết bởi các chứng cứ rõ ràng, lập luận hợp lý và đầy cơ sở thuyết phục. Và có một điều mà chúng đã không biết rằng, GS Lê hữu Mục, Tiến Sĩ thủ khoa văn chương, chính là người thày năm xưa, của người giáo viên đang đứng lớp trước mặt chúng hôm naỵ

Nghe học trò mình nói, người thày giáo thật mừng, nhưng lại vô cùng lo sợ. Ai dám nói, sinh viên thời nay chỉ chạy theo bằng cấp và quên đi tất cả" Nhưng dù vậy, thày vẫn không bớt lo lắng, vì những điều trao đổi riêng tư, chắc gì không lọt đến tai ai đó, những kẻ đang nắm số phận của thày trong taỵ Vì thế, thầy vẫn bị mất ngủ. Thầy mất ngủ vì không thể nói lên sự thật. Thầy mất ngủ vì đã không dám nói lên ý nghĩ của mình.

Thầy mất ngủ nhưng lòng vẫn vui, vì trong những sinh viên học trò của mình, đã có nhiều em đi học với chiếc laptop xách taỵ Chắc chắn rằng, công nghệ thông tin sẽ giúp các em tiếp cận với kho tàng tri thức, và nhất là, với cả những điều mà lúc này, người ta vẫn đang cố tình dấu kín. Nhưng dưới ánh mặt trời, mai đây và mỗi ngày, sẽ không còn điều gì được gọi là bí mật nữạ Đó là qui luật và là niềm tin của mọi người và cũng là niềm tin của người thầy giáo khốn khổ trên kiạ

***

Quý bạn rất thân mến!

Xin tha lỗi cho tôi, nếu giữa bàn trà đầu năm, tôi đã đưa hầu các bạn một món quà nặng mùi và có phần khó ngửi là các câu thơ của ngài Tố Hữụ Cả những điều có liên quan đến ngài Hồ chí Minh khả kính, không biết nên gọi thế nào cho đúng, nhưng dù gọi thế nào đi nữa, thì nhất định vẫn là những điều rất khó ngửị Dọn những món như thế trong ngày đầu năm, thật là khiếm nhã vì đã có phần vô phép, nhưng biết làm sao hơn được, khi con cháu chúng ta hàng ngày vẫn phải chịu đựng những điều khó ngửi như thế.

Tết đến, nhưng các em vẫn chẳng có Mùa Xuân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.