Hôm nay,  

Tin Nước Úc

19/09/200900:00:00(Xem: 4086)

Tin nước Úc

Sắp Bầu cử Liên Bang" Lưỡng viện Quốc Hội Úc có thể bị giải tán, tổng tuyển cử sớm

CANBERRA: Những biến động tại chính trường Úc trong những ngày qua báo hiệu viễn ảnh tổng tuyển cư liên bang có thể diễn ra sớm hơn dự liệu. Thêm vào đó, sự vững tin vào chiến thắng của đảng Lao Động là đảng hiện đang cầm quyền cũng khiến dư luận tin tưởng tổng tuyển cử liên bang sớm xảy ra hơn.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 14/9 vừa qua, phó Thủ Tướng Úc Julia Gillard đã tự tin cho biết: “Kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho thấy trong trường hợp phải giải tán lưỡng viện quốc hội và tổ chức cuộc tổng tuyển cử tại Úc trongn thời gian sắp tới, thì đảng cầm quyền của chúng tôi vẫn có nhiều khả năng thắng cử”.
Theo bà Gillard thì dự luật cải tổ bảo hiểm y tế hiện đang có nhiều bất đồng ý kiến tại Thượng Viện cũng có thể sẽ được đưa vào nghị trình cuộc họp Quốc Hội vào tháng 12 sắp tới.
Do Liên Minh đối lập hiện chiếm hơn phân nửa tại Thượng Viện nên các dự luật do chính phủ Lao Động  đưa ra như bãi bỏ luật phòng chống khí thải nhà kính làm nóng địa cầu, hoặc các dự luật chính yếu khác đều gặp sự chống đối mạnh mẽ tại Thượng Viện. Đặc biệt gần đây, dự luật bảo hiểm y tế và bãi bỏ luật phòng chống khí thải nhà kính đã bị Thượng Viện Úc phủ quyết một lần. Nếu dự luật bị phủ quyết  một lần nữa, Thủ tướng K. Rudd có thể giải tán lưỡng viện Quốc Hội vì tại Úc, trường hợp một dự luật bị Thượng Viện phủ quyết 2 lần thì chính phủ có thể giải tán lưỡng viện Quốc Hội để tổ chức tổng tuyển cử.
Bà Gillard còn nhấn mạnh trong cuộc họp báo: “Chính phủ sẽ nỗ lực trong việc giải thích những điểm hợp lý và thích đáng của các dự luật được đưa ra”.
Trường hợp dự luật bảo hiểm y tế bị Thượng Viện bác bỏ trong cuộc họp vào tháng 12 sắp tới sẽ có nhiều khả năng chính phủ Úc giải tán lưỡng viện Quốc Hội và tổ chức tổng tuyển cử vào đầu năm 2010.
Theo kết quả thống kê cuộc thăm dò dư luận mới nhất do tổ chức Nielsen thực hiện được đăng tải trên các cơ quan ngôn luận chính của Úc như tờ “Sydney Sunday Morning Herald” và tờ “The Age” (Melbourne) thì tỷ lệ người dân ủng hộ chính quyền ông Kevin Rudd là 55% so với 45% mức ủng hộ đảng đối lập liên minh. Đây là kết quả cho thấy đảng cầm quyền hiện tại có rất nhiều khả năng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Hơn nữa, trong mục thăm dò ý kiến về “nguyện vọng lựa chọn nhân vật làm Thủ Tướng” thì ông Kevin Rudd đạt 69%, trong khi thủ lĩnh đảng đối lập là ông Malcolm Turnbull chỉ được 23%.
Chính phủ Rudd đe dọa sẽ tái triệu tập quốc hội trong thời gian nghỉ Giáng Sinh để cố làm áp lực buộc phe liên đảng đối lập phải yểm trợ những dự định thay đổi về tiền bồi hoàn đóng bảo hiểm y tế tư nhân (private health insurance rebate) hoặc sẽ phải đối diện với một cuộc bầu cử sớm hơn hạn định.
Phe Đối Lập cương quyết chống lại những sự thay đổi về tiền bồi hoàn vì họ tin rằng những thay đổi này hoàn toàn dựa vào ý thức hệ của đảng Lao Động chứ không phải là một chính sách có lợi cho quốc gia.
Tuy phe đối lập cho rằng chính phủ đáng tính tố bịp (bluff), thế nhưng, chính phủ lại suy tính rằng phe đối lập sẽ co vòi, xếp ve một lần nữa và yểm trợ đạo luật này hơn là phải đối diện với cử tri quá sớm sủa. Phe đối lập đã từng rùn tay nhượng bộ về luật đánh thuế rượu pha sẵn (alcopop) rồi và người ta cho rằng họ cũng sẽ làm như thế một lần nữa khi dự luật về thay đổi khí hậu được đưa ra trước quốc hội một lần nữa vào tháng 11/09.
Tổng trưởng Y Tế, bà Nicola Roxon cho biết động cơ thúc đẩy chính phủ là sự mong muốn rằng dự luật sẽ được thông qua chứ không phải là một cuộc bầu cử sớm hơn hạn định. Bà tuyên bố với đài ABC: “Chúng tôi cương quyết phải lấy cho bằng được điều này bởi vì nó rất quan trọng cho sự thu chi của chính phủ”.
Trong khi đó thì phát ngôn nhân y tế của phe đối lập, ông Peter Dutton lên án chính phủ đang chơi trò chính trị. Ông nói: “Đấy quả thực chỉ là một sự hù dọa, một trò lường gạt và những thêu thùa vẽ với mang tính chính trị mà thôi”.
Những thay đổi vốn được nêu rõ trong Ngân Sách được đề ra hồi tháng 5/09 vừa qua sẽ giúp cho chính phủ liên bang tiết kiệm được hơn 2 tỷ Úc Kim trong bốn năm.
Dự luật sẽ đặt ra một cuộc kiểm tra lợi tức (means test) cho sự bồi hoàn tiền mua bảo hiểm y tế tư, bắt đầu ở mức $75,000 cho những người độc thân và $150,000 cho những cặp vợ chồng. Những người giầu có hơn mà không mua bảo hiểm y tế thì sẽ bị đánh thuế Medicare cao hơn.
Chính phủ có thể thông qua dự luật này với sự trợ giúp của đảng Xanh và TNS độc lập là Nick Nick Xenophon cùng TNS của đảng Family First là Steve Fielding. Tuy nhiên, tổng trưởng Roxon cho biết rằng việc tìm được một sự đồng thuận với những người ở hang ghế chéo (crossbenches) này rất là khó khăn. Bà nói: “Họ đều chống đối biện pháp này vì những lý do hoàn toàn khác biệt, và đôi lúc mâu thuẫn với nhau”.
TNS Bob Brown (lãnh tụ đảng Xanh) và TNS Xenophon cho rằng không cần thiết phải tái triệu tập quốc hội. Quốc hội sẽ nghỉ trong dịp hè từ 26/11/09 và sẽ không tái nhóm cho đến tháng 2/2010.

Dân Biểu JULIA IRWIN TỪ GIÃ CHÍNH TRƯỜNG

SYDNEY: Bà Julia Irwin, Dân Biểu Liên Bang vùng Fowler, một nhân vật thân quen với cộng đồng người Việt suốt hơn chục năm qua, một người nổi tiếng nói thẳng, nói thật, không e dè úy kỵ ai, và là người đã thường xuyên, tích cực hậu thuẫn cộng đồng người Việt trên nhiều phương diện, đặc biệt là đấu tranh giành tự do dân chủ và nhân quyền tại VN, đã tuyên bố vào sáng thứ Ba 15/9, bà sẽ không tái tranh cử  trong kỳ tổng tuyển cử liên bang sắp tới.
Nhân dịp này, bà cũng thẳng thắn tấn công guồng máy quản trị đảng Lao Động. Bà Irwin cho biết việc các phe phái tranh giành cố nhồi nhét người vào chi bộ (branch -stackingg) tại đơn vị Fowler của bà ở miền Tây Sydney đã lan tràn đến mức không còn kiểm soát nổi. Tình trạng này đã dẫn đến sự hủy diệt của một chi bộ rất hữu hiệu và tích cực...
Bà nói: “Mặc dù đảng Lao động là một đảng có sự tham gia rộng rãi hơn từ phụ nữ và là một đảng có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề giới tính, nhưng đảng không thể nào tiếp tục tự cho mình là một đảng phái có tổ chức mạnh mẽ trong quần chúng và từ quần chúng nữa (no longer claim to be a party with a strong grassroots organisation), ít nhất là ở cái vùng mà tôi quen thuộc ở miền Tây Sydney. Trong suốt bốn nhiệm kỳ của tôi tại đây, đơn vị Fowler luôn luôn là một bãi chiến trường giữa các phe phái”.
Bà cho biết việc nhồi nhét đảng viên trong khoảng cuối thập niên 1990 đã khiến cho con số đảng viên của chi bộ Fowler tăng vọt lên đến 3,500 người, nhiều hơn cả tổng số đảng viên Lao động ở Tây Úc.
Nhưng dù con số đảng viên tăng cao như thế, bà Irwin cho biết bà chỉ nhận được một sự yểm trợ rất ít ỏi, gần như không có, xuyên suốt bốn kỳ bà ra tranh cử. Bà nhấn mạnh: “Ảnh hưởng thực tế nhất của việc nhồi nhét thành viên sắc tộc vào đảng là sự suy sụp con số những người đảng viên thuần thành, hết lòng phục vụ đảng để dẫn đến sự sụp đổ của các chi bộ địa phương hữu hiệu. Trong hoàn cảnh hiện nay, ứng cử viên mới của đảng Lao động tại đơn vị Fowler sẽ phải đối diện với rất nhiều thử thách”.
Theo nguồn tin riêng của Sàigòn Times, trong thời gian gần đây, VC cũng đã nhận thức được tầm mức quan trọng của các vị dân cử liên bang, tiểu bang, hội đồng địa phương... trong đường lối ngoại vận của VC như thu phục  nhân tâm những thanh niên Úc gốc Việt, cũng như giảm thiểu sức mạnh đấu tranh trong cộng đồng người Việt tại Úc. Vì vậy, VC đã dùng tiền bạc, thế lực ngoại giao, cùng mạng lưới nhân sự nằm vùng để mua chuộc, dụ dỗ, lèo lái và thao túng các chính trị gia cũng như các chính đảng Úc, đặc biệt là tại những vùng có đông người Việt cư ngụ.

Tàu chở di dân lậu VÔ ÚC bị chận bắt ở vùng biển Tây Úc

CANBERRA: Tàu tuần duyên của Hải Quân Hoàng Gia Úc đã chận bắt một chiếc tàu chứa khoảng 65 nguời tầm cư bất hợp pháp vào tối thứ bảy tuần trước ở gần đảo Ahsmore vùng bờ biển phía Tây Bắc nước Úc. Máy bay của Hải quân Hoàng gia Úc trực thuộc Đội Biên Phòng Lãnh Hải đã nhìn thấy chiếc tàu trên hải phận quốc tế trước đó. Đây là chiếc tàu thứ hai bị khám phá chở di dân bất hợp pháp vào Úc. Trước đó vào buổi sáng thứ bảy cùng ngày, một chiếc tàu chở 83 người cũng đã bị chận bắt. 
Bộ Trưởng Nội Vụ Brendan O’Connor cho biết tất cả 148 người này cùng với 8 thủy thủ của 2 chiếc tàu đã được chuyển đến đảo Christmas và họ sẽ phải trải qua cuộc thanh tra lý lịch, an ninh và khám sức khỏe cũng như khai rõ lý do cuộc hành trình đến Úc.
Ông nói: “Hoàn cảnh hiện nay trên thế giới khiến cho rất nhiều người phải rời bỏ quê hương tìm nơi định cư ở các quốc gia phồn thịnh và phát triển như nước Úc và họ trở thành những con mồi của những tên buôn lậu người. Chính phủ Úc vẫn tiếp tục thi hành trách nhiệm bảo vệ biên giới của nước Úc và biến cố xảy ra ngày hôm nay cho thấy hiệu quả của chương trình ngăn chặn những di dân bất hợp pháp xâm nhập vào Úc.”
Theo báo cáo về khuynh hướng toàn cầu trong năm 2008 của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ thì tính đến cuối năm 2008 đã có 42 triệu người trên thế giới trong số đó có 15.2 triệu người tỵ nạn không có chỗ trú thân.
Chính phủ Liên Bang đã bị chỉ trích về quyết định bãi bỏ chính sách đòi người tỵ nạn bồi hoàn các chi phí trong thời gian họ bị cầm giữ để điều tra. Đảng Đối lập nói điều này đã khuyến khích bọn buôn lậu người tin rằng Úc là nơi dễ dàng để hành động.
Nhưng ông O’Connor nói đảng Lao Động đặt ưu tiên việc bảo vệ biên giới nước Úc và trong Ngân sách vừa qua, chính phủ đã cam kết chi ra hơn 654 triệu để chống lại vấn nạn buôn lậu người cũng như nâng cao chiến lược bảo vệ biên giới.
Mới đây, có khoảng 70 người Afghanistan đã bị bắt giữ tại Nam Dương khi họ định tìm cách đến nước Úc bằng thuyền.
Đảng Tự Do đòi hỏi cần phải xét lại luật bảo vệ biên giới của Úc và phát ngôn viên đối lập về Di Trú là Sharman Stone tuyên bố chính phủ Liên Bang “rõ ràng đã thua trận chiến với đám buôn lậu người”.
Tiến sĩ Stone phát biểu “Vì sự an toàn của những người bất chấp hiểm nguy và để bảo vệ chương trình di dân trong trật tự của Úc, chúng ta cần phải phân tích xem chiến lược của đảng Lao Động đã sai lầm như thế nào. Một lần nữa tôi yêu cầu điều tra khẩn cấp về sự tương quan giữa lập trường mềm mỏng của chính phủ Rudd trong việc bảo vệ biên giới với mức độ hoành hành của bọn buôn lậu người”.

NHÂN VẬT QUYỀN THẾ TRONG ĐẢNG LAO ĐỘNG KIỆN NGHỊ VIỆN VICTORIA

MELBOURNE: Một nhân vật hàng đầu trong cánh Hữu quyền thế của thủ hiến John Brumby vừa nộp đơn kiện nghị viện Victoria đã sa thải ông một cách phi pháp (wrongful dismissal).
Ông Hakki Suleyman, cựu nhân viên văn phòng bộ trưởng kế hoạch Justin Madden đã khiếu nại với Ủy Ban Cơ Hội Đồng Đều (Equal Opportunity Commission- EOC) Victoria rằng ông đã bị kỳ thị từ sau vụ xì- căng- đan HĐTP Brimbank.
Lá thư khiếu nại của ông cho rằng việc ông bị đuổi sở dựa vào “các hoạt động chính trị” của ông và vì thế, đi ngược lại với đạo luật Cơ Hội Đồng Đều (Equal Opportunity Act). Lá thư từ luật sư George Defteros, đại diện cho ông, ghi rõ: “Sự kết thúc (công việc) không phải dựa trên những lý do về hạnh kiểm hoặc khả năng, nhưng dựa vào lý do là những hoạt động liên quan đến HĐTP Brimbank của thân chủ chúng. Thân chủ chúng tôi đã trở thành kẻ khó thể nào được thuê mướn vì sự kỳ thị mà ông ta phải gánh chịu. Sự mất mát mà ông ta phải gánh chịu từ sự bị thôi việc quả là đáng kể và vẫn còn đang tiếp tục”.
Tưởng cũng nên nhắc lại ông Suleyman- cha của nữ nghị viên Natalie Suleyman- là một trong số nhiều nhân vật nổi tiếng của đảng Lao động, kể cả dân biểu George Seitz và cựu bộ trưởng Theo Theophanous, từng bị một bản báo cáo từ văn phòng Ombudsman nêu danh là đã có nghiều sự can thiệp không chính đáng vào công việc của HĐTP Brimbank.
Vào tháng 5/09, ông Suleyman bị ông Madden tạm thời bãi nhiệm vì ông Madden không còn tín nhiệm người nhân viên văn phòng đại diện đơn vị (electorate officer) của mình nữa. Thêm vào đó, bộ trưởng Madden còn yêu cầu chủ tịch thượng viện Victoria, ông Bob Smith, điều tra xem ông Suleyman có vi phạm quy tắc hạnh kiểm của những nhân viên tại văn phòng đại diện đơn vị hay không.
Theo sự ghi nhận của luật sư Defteros trong lá thư khiếu nại đến EOC nói trên thì cuộc điều tra này đi đến kết luận rằng ông Suleyman đã không hề vi phạm quy tắc hạnh kiểm nào cả, nhưng cho rằng ông “không thể hoàn tất vai trò của một nhân viên văn phòng đại diện đơn vị”.
Một lá thơ thông báo cho thôi việc được gởi đến ông Suleyman ngày 3/08/09 ghi rõ rằng cả ông lẫn ông Madden đều thừa nhận rằng mối quan hệ làm việc của hai người đã hoàn toàn bị gãy đổ.
Theo luật sư Defteros thì EOC có thẩm quyền ban lệnh bồi thường mà không có giới hạn nhất định nào.

TONY ABBOTT BỊ TRỤC XUẤT RA KHỎI QUỐC HỘI

CANBERRA: Thứ Hai 14/9/09 vừa qua ông Tony Abbott, một người trong nội các đối lập liên bang đã bị trục xuất ra khỏi quốc hội liên bang trong 24 giờ sau khi Chủ Tịch Hạ Viện không hài lòng với việc ông đi lang thang trong hàng ghế trước của phe đối lập trong giờ chất vấn tại quốc hội (Question Time).
Ông bị cáo buộc đã cố đứng giữa tầm quay phim của các máy quay phim truyền hình và bà Gillard trong lúc bà tấn công phe đối lập về chính sách Work Choices thuở xưa của họ.
Khi được các phóng viên phỏng vấn ngoài quốc hội rằng có phải ông đang cố cản không cho máy quay phim thu hình bà Gillard hay không thì ông nói: “Tôi chỉ cố làm cho rõ sự việc là chuyện mà chính phủ đang làm là một chuyện không đúng. Chủ đích của giờ chất vấn là để các bộ trưởng nói sự thật về chính phủ chứ không phải để đặt điều láo khoét về phe đối lập”.
Ông cũng cho rằng chính phủ Lao động đã “lũng đoạn” giờ chất vấn bằng cách dùng nó để tấn công phe đối lập. Ông nói thêm rằng chính phủ Howard phải mất 10 năm mới có những thói hư tật xấu như thế. Ông nhấn mạnh: “Đấy là dấu  hiệu của sự kiêu căng hoặc sự tuyệt vọng để có thể có những hành động như thế. Người ta có thể biện minh rằng chính phủ tiền nhiệm phải mất đến 10 năm mới đạt được đến vị trí ấy- còn bọn này thì dường như đã leo đến điểm này chỉ trong vòng 18 tháng mà thôi”.

CẢNH SÁT BẮT GIỮ 22 NGƯỜI BIỂU TÌNH

MELBOURNE:  Cảnh sát tại  nhà máy điện Hazelwood ở miền Đông Victoria đã câu lưu 22 người sau khi họ biểu tình trước cửa nhà máy vào cuối tuần qua. Tất cả những người này bị câu lưu với tội xâm nhập đất tư bất hợp pháp (tresspass) và một người bị truy tố thêm với tội hành hung một cảnh sát viên ở đồn Latrobe Valley.
Những người tranh đấu bảo vệ môi sinh miêu tả nhà máy Hazelwood là một trong những nhà máy điện tạo ô nhiễm nhiều nhất nước Úc. Vì vậy, họ phải biểu tình trước nhà máy.
Cảnh sát cho biết tất cả những người bị câu lưu trong cuộc biểu tình này đã được cảnh sát cảnh cáo và trả tự do sau đó để chờ ngày nhận trát tòa ra hầu tòa.
Cuộc biểu tình mang tên “Switch Off Hazelwood”- Tắt Hazelwood- bắt đầu từ 11g00 sáng Chủ Nhật 13/9 và dưới sự theo dõi cẩn thận của hơn 200 cảnh sát viên sau khi cảnh sát nhận được lời báo động rằng những người tổ chức cuộc biểu tình này dự định “một hành động phản kháng dân sự bất tuân luật pháp hàng loạt” (mass civil disobedience action).
Cảnh sát cho biết sau một cuộc tuần hành và nhiều bài diễn văn thì một số người trong đoàn biểu tình bắt đầu trở nên hung hăng hơn và leo rào nhảy vào trong khuôn viên nhà máy.
Tuy nhiên, ban tổ chức cuộc biểu tình lại quy lỗi về cảnh sát đã có phản ứng quá đáng về những hoạt động của mình và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục nhiều chiến dịch khác trong tương lai. Phát ngôn nhân của ban tổ chức, cô Louise Morris cho biết cuộc biểu tình này là “một bước tiến khả quan” trong chiến dịch vận động quần chúng của họ. Trong một thông cáo báo chí cô cho biết: “Việc có 22 người đã thành công trong việc leo qua rào gai kiên cố chung quanh Hazelwood, là bằng chứng rõ rệt cho thấy xã hội chúng ta đã tiến xa hơn việc sử dụng than đá chạy máy phát điện rồi. Bây giờ thì chính phủ phải cố gắng bắt kịp bằng không sẽ phải lãnh nhiều hậu quả trong kỳ bầu cử tới đây”.

TRỘM $1 TRIỆU ĐÔ TỪ MÁY THU TIỀN ĐẬU XE

BRISBANE: Chiều thứ Hai 14/9 vừa qua một người trong số 6 thành viên của một băng bị cáo buộc đã đánh trộm hơn $1 triệu Úc Kim từ những máy thu tiền đậu xe ở Brisbane, đã thú nhận trước tòa rằng y thị là người đứng gác cho đồng bọn cậy máy lấy tiền.
Trước tòa Brisbna Magistrates Court, nữ sinh viên gốc Bosnia Tea Strekozov, 21 tuổi, đã thú nhận tất cả 13 tội danh ăn trộm và một tội danh nhận đồ ăn trộm trong khoảng thời gian từ 1/09/2008 đến 31/3/2009.
Công tố viên Minnery cho biết Strekozov, một sinh viên của đại học Queensland, làm người canh gác cho gã tình nhân có tính tình thích kiềm chế của thị lúc bấy giờ. Gã này bị tố là đã dùng một chiếc chìa khóa đã được chế tạo đặc biệt để ăn trộm bạc cắc từ những máy thâu tiền đậu xe ở những khu nội thành Brisbane.  Ông cũng cho biết vụ làm ăn “vô cùng tinh vi” này đã mang về cho băng trộm gian manh này ít nhất $1,1 triệu Úc Kim trong vòng 12 tháng hoạt động.
Bằng chứng trước tòa cho thấy kế toán pháp lý (forensic accountants) đã tính toán ra con số này bằng cách dựa vào số tiền trung bình mà các máy thâu tiền này của HĐTP Brisbane thường thâu được so với số tiền lợi nhuận bị giảm sụt trong thời gian mà bọn trộm này hoạt động.
Ông Minnery cũng cho biết thêm là đến bây giờ phe công tố và cảnh sát cũng vẫn chưa hề vén được cái màn bí mật về việc làm thế nào mà những gã trùm của băng này lại có thể lấy được hoặc chế tạo được cái chìa khóa mở các máy thu tiền ấy. Ông nói: “Đây là những cái chìa thật vô cùng khó khăn để có thể chế tạo được. Đây là một vụ làm ăn vô cùng tinh vi”.

TRẠM XĂNG BỊ HỎA HOẠN SUÝT NỔ TUNG

SYDNEY: Một cây xăng Caltex suýt nổ tung hôm Chủ Nhật 13/9 vừa qua sau khi tĩnh điện (static shock) làm đầu ống bơm phực cháy. Vào khoảng 10g00 sáng, một phụ nữ dùng ống bơm xăng đặc biệt cho máy cắt cỏ và một cái thùng thiếc 5 lít tại trạm xăng ở đường Broad Aarrow vùng Narwee, phía Tây Nam Sydney. Khi xăng chảy mạnh vào thùng thì lực ma sát tạo nên một dòng tĩnh điện. Thế nhưng, thay vì để thùng dưới đất thì điện sẽ được tản xuống mặt đất, bà lại cầm thùng trên tay, khiến điện tích tụ  và hơi xăng từ đầu ống bơm bị bắt lửa, phực cháy. Ngọn lửa lan ra thiêu rụi cái máy bơm cùng chiếc xe của bà và một phần của trạm xăng.
May mắn thay, một nhân viên của trạm xăng đã đủ bình tĩnh để nhấn nút cấp cứu tắt ngay nguồn xăng không cho chảy đến ống bơm nữa. Nếu lửa bén đến bồn chứa xăng gần đấy thì cả trạm xăng sẽ bùng nổ. Thế nhưng, đoàn lính cứu hỏa đã kịp thời dập tắt ngọn lửa quái ác ấy.

TÚ BÀ QUEENSLAND: LUẬT MỚI SẼ KHIẾN CÁC Ổ ĐIẾM LẬU LAN TRÀN"

BRISBANE: Một tú bà, chủ nhân thanh lâu hợp pháp đã lên tiếng cảnh cáo rằng dự luật của chính phủ Queensland sẽ giúp cho các ổ nhện phi pháp sanh sôi nảy nở mạnh mẽ hơn.
Bà Lyn Black, chủ nhân thanh lâu Cleo’s On Nile ở Woolloongabba, cho biết hiện nay các tổ chức mãi dâm phi pháp đã lan tràn khắp nơi ở Queensland và những đề nghị thay đổi nhằm cho phép các cô gái điếm tự lập có quyền được sử dụng  một nhân viên bảo an có giấy phép chở đến chỗ hẹn với khách hàng sẽ khiến cho các tổ chức mãi dâm phi pháp càng dễ dàng hoạt động hơn nữa.
Bà nói: “Nếu dự luật này được thông qua thì lại càng khó cho cảnh sát kiểm soát hoặc xác định ai là người làm việc hợp pháp và ai là bọn làm ăn phi pháp. Hiện nay họ đã không thể kiểm soát kỹ nghệ này rồi, vậy mà chính phủ lại còn làm cho nó khó khăn hơn nữa. Điều này sẽ mở toang cửa cho nó lan tràn”.
Tưởng cũng nên nhắc lại, tháng qua nhật báo The Courier-Mail có tiết lộ, một cuộc nghiên cứu của Nhóm Hành Động Chống Buôn Người (Human Trafficking Working Group) thuộc đại học Queensland cho thấy các động mãi dâm lậu và những mạng lưới cung cấp gái điếm bất hợp pháp sanh sôi nẩy nở ngoài vòng kiểm soát của những luật lệ quy định về mãi dâm của tiểu bang Queensland.
Nhóm này cho biết chỉ có 10% kỹ nghệ mãi dâm ở Queensland được kiểm soát hiệu lực bởi đạo luật 1999 Prostitution Act mà thôi. Nhóm cũng cho biết thêm là 25 thanh lâu hợp pháp ở tiểu bang nắng ấm này “được kiểm soát chặt chẽ”, nhưng phần lớn kỹ nghệ mãi dâm hoạt động bên ngoài hệ thống kiểm soát này. Những cô gái điếm hoạt động riêng lẻ tuy nằm ngoài vòng kiểm soát của quy chế nhưng lại không bị xem là phi pháp trong khi những cô gái điếm hoạt động riêng lẻ mà dồn chung công sức làm việc chung lại bị xem là phi pháp.
Bà Black cho biết tất cả mọi người trong kỹ nghệ này đều biết rằng các mạng lưới mãi dâm phi pháp do mấy gã ma cô điều khiển đều được bọn chúng cho chạy nhiều mẫu quảng cáo nhỏ với nhiều số điện thoại khác nhau.
Chẳng những các mạng lưới mãi dâm lậu này né tránh được các chi phí thật cao trong việc điều hành, hoạt động thanh lâu hợp pháp, thí dụ điển hình là $25,000 Úc Kim mỗi năm để lấy giấy phép hoạt động, mà còn rất nhiều nguy cơ là các cô gái điếm của các mạng lưới này làm việc không an toàn, không dùng áo mưa, dễ cho bệnh dịch lây lan nữa.
Bà Black cũng nói thêm rằng chính phủ Queensland nên buộc tất cả mọi người hoạt động trong ngành mãi dâm phải có giấy phép và gia tăng tài nguyên, nhân lực cho biệt đội kiểm soát mãi dâm (prostitution enforcement taskforce).
Thế nhưng, một phát ngôn nhân của bộ trưởng cảnh sát Neil Roberts cho biết chính phủ không có kế hoạch cấp giấy phép hành nghề cho những cô gái điếm hoạt động riêng lẻ. Phát ngôn nhân này nói những đề nghị tu chính Luật Mãi Dâm và Luật Hình Sự được đưa ra trước nghị viện tiểu bang trong tháng rồi chỉ nhằm gia tăng an ninh cho những cô gái điếm hoạt động riêng lẻ mà thôi.

HÀNH HƯƠNG THÀNH DI DÂN LẬU

SYDNEY: Gần 300 người đi hành hương đến viếng Sydney để được cầu nguyện cùng với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI hiện đang lẩn trốn vì đã ở quá hạn chiếu khán.
Theo bản tin trên nhật báo The Daily Telegraph hôm thứ Hai 14/9 vừa qua thì trong số 110,000 người đến Sydney tham dự Ngày Thanh Niên Thế Giới (World Youth Day- WYD) năm ngoái thì 550 đã không trở về cố hương.
Giới thẩm quyền di trú liên bang đã tóm bắt và trục xuất khoảng phân nửa số người nói trên, tuy nhiên khoảng 280 “người hành hương” vẫn còn đang lẩn trốn ở Úc.
Đa số những người ở lại quá hạn chiếu khán đến từ các quốc gia ở Nam Thái Bình Dương như Tonga, Fiji và Samoa. Phần còn lại là người Ấn Độ, Việt Nam và Hồi Quốc.
Phát ngôn nhân của bộ Di Trú và Công Dân, ông Sandi Logan cho biết những người ở quá hạn chiếu khán chỉ chiếm 0.3% con số những người đã đến Úc tham dự chương trình đại hội thanh niên vĩ đại nhất thế giới ấy. Thế nhưng, ông cũng nói thêm rằng “đấy vẫn là một vấn đề đáng tiếc”.
Ông Logan cũng cho biết thêm, sau WYD thì chính phủ đã cấp 86 chiếu khán bảo vệ (protection visas) cho những người đi hành hương không thể an toàn trở về quê hương của họ được trong khi 90 người khác đang chờ đợi xem chính phủ liên bang có triển hạn chiếu khán của họ hay không.
Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi cuộc tranh tài thể thao Commonwealth Games năm 2006 và Thế Vận Hội năm 2000 được tổ chức ở Úc thì mỗi lần cũng có vài chục người ở lậu sau khi chiếu khán hết hạn, trong đó nhiều vận động viên Thế Vận và Thế Vận của người tàn tật (Paralympic).  Ông Logan nói: “Bất cứ lúc nào chúng ta có những chương trình vĩ đại như thế thì chúng tôi đều cố hết sức đưa ra nhiều biện pháp trong thời gian dẫn đến các chương trình này để bảo đảm có thể kiểm soát được nguy cơ có người ở lậu sau đó”.
Trong thời gian dẫn đến WYD, bộ Di Trú yêu cầu những người hành hương- đặc biệt là những người từ các quốc gia được liệt kê có nguy cơ cao có người trốn lại- phải cung cấp thêm nhiều hồ sơ yểm trợ từ giáo xứ địa phương của họ để xác nhận rằng họ quả thực là những người có đi nhà thờ đều đặn. Vì thế, bộ Di Trú đã nhận được “vô số lời than phiền” từ những người được cho là thực sự hành hương nhưng bị từ chối không cấp chiếu khán.

150 NGƯỜI BỊ BẮT GIAN LẬN FHOG

BRISBANE: Khoảng 150 người dân Queensland đã bị bắt quả tang đã gian lận tiền trợ cấp cho người mua căn nhà đầu tiên First Home  Home Owner Grant (FHOG).
Phần lớn đã không hội đủ điều kiện đã cư trú ở Úc trên 12 tháng để được lãnh trợ cấp ấy. Một số khác đã có nhà trước đó rồi và ít nhất một người bị khám phá đang sống ở ngoại quốc và cho mướn căn nhà mà họ mua với tiền trợ cấp FHOF.
Cuộc truy xét đã giúp chính phủ tiểu bang Queensland thu hồi được tổng cộng hơn $1 triệu Úc Kim tiền trợ cấp và tiền phạt vạ.
Bộ trưởng kinh tế tiểu bang, ông Andrew Fraser hôm cuối tuần qua cho biết một số người đã cố tình gian lận. Những vụ gian lận này đã bị Văn Phòng Thu Nhập Tiểu Bang thuộc bộ Kinh Tế khám phá ra trong chương trình điều tra thường niên của họ, vốn đặc biệt nhắm vào chương trình trợ cấp của chính phủ liên bang.
Trong ngân sách được tổng trưởng kinh tế Wayne Swan đưa ra vào tháng 5/09 vừa qua thì trợ cấp FHOG , vốn trợ cấp cho người mua căn nhà đầu tiên $21,000 nếu là nhà mới xây và $14,000 nếu là nhà đã xây lâu rồi, được triển hạn đến 30/09. Bộ trưởng Fraser nói: “Trợ cấp này nhằm giúp đỡ người mua căn nhà đầu tiên và qua đó đã giúp đẩy mạnh cho kỹ nghệ xây cất ở tiểu bang chúng ta trong thời gian mà kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Vì thế, quả là một sự thất vọng cùng cực khi khám phá được rằng có một số người cố tìm cách lấy trợ cấp này trong khi họ không hội đủ điều kiện”.
Ông Fraser cũng cho biết thêm là trong tài khóa vừa qua, Văn Phòng Thu Nhập Tiểu Bang (Office of State Revenue) đã nhận được khoảng 35,000 đơn xin trợ cấp. Ông nói:  “Đại đa số những cái đơn này– khoảng 34,500- đều không có vấn đề gì cả, và đã tạo điều kiện cho những người trẻ, những cặp vợ chồng và các gia đình đặt chân vào thị trường nhà đất. Tuy nhiên, những cuộc điều tra của chính phủ cho thấy 144 người xin trợ cấp đã không hội đủ điều kiện nhưng vẫn lãnh tiền”.
Ông cho biết thêm là trong số này có 104 trường hợp không hội đủ điều kiện cư trú. Ông Fraser nhấn mạnh: “Để hội đủ điều kiện thì người xin trợ cấp phải là thường trú nhân ở Úc, phải dọn vào sinh sống trong căn nhà của họ trong vòng 12 tháng sau khi mua, sau đó phải ở đấy ít nhất là 6 tháng. Trong một trường hợp, các điều tra viên của bộ kinh tế đã khám phá được rằng người xin trợ cấp này đang sống ung dung ở ngoại quốc và cho thuê căn nhà ấy lấy tiền tiêu. Sau khi phát hiện, người này đã phải hoàn trả tiền trợ cấp và bị phạt vạ $7,000 Úc Kim”.


Diễn Đàn Độc Giả – Hoàng Tuấn phụ trách

Từ tuần báo thành nhật báo, SGT đang bỏ sở trường ôm sở đoản!

Vũ Hồ - Sydney NSW

Hơn chục năm, tôi không được hân hạnh cộng tác với SGT nhưng cái tình cố cựu thì vẫn mỗi ngày mỗi bồi đắp. Vì thế, khi hay tin SGT thành nhật báo, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng thì ai cũng biết nên xin được miễn bàn ở đây. Còn lo là lo SGT đã bỏ sở trường ôm sở đoản, và như vậy thì sớm muộn gì cũng gẫy gánh giữa đường. Vậy sở trường, sở đoản của SGT là gì" Sở trường của SGT là chuyên chở những bài vở, tin tức đấu tranh của cộng đồng. Còn sở đoản của SGT là làm kinh tế, hay nói nôm na là làm tiền. Mà làm tiền đối vớ một tờ báo bao giờ cũng phải nói tới quảng cáo. Tôi theo dõi báo SGT từ hồi năm 1995, lúc tôi còn cộng tác trong mục Truyện Hay Tiền Chiến (khi đó SGT còn là nguyệt san), cho đến nay đã 14 năm, tôi thấy quảng cáo của báo SGT lúc nào cũng nghèo. Điều đó tôi nghĩ cũng phải. Một tờ báo đấu tranh chống cộng trong thời buổi hiện nay mà có được quảng cáo là điều rất khó. Nhưng nếu ai đã chọn con đường làm báo để phụng sự lý tưởng thì người đó phải chấp nhận những khó khăn đó. Được cái này thì mất cái kia. Đã theo đuổi được lý tưởng đấu tranh thì phải chấp nhận con đường gian nan, nghèo túng. Đó là lẽ thường tình ở đời. Mấy khi mà được cả hai, trừ khi nguỵ đấu tranh. Điều tôi thấy ngạc nhiên là tại sao sau mười mấy năm theo đuổi con đường làm báo phụng sự lý tưởng, bỗng dưng quý vị lại bỏ cái sở trường của mình để ôm cái sở đoản" Độc giả của SGT xưa nay cũng là những người có tinh thần đấu tranh. Nay SGT thay đổi thực đơn, e sẽ mất độc giả cũ, trong khi độc giả mới chưa kịp biết tới SGT, hoặc có biết nhưng chưa chắc đã chịu, hoặc họ đã "kết" một hai tờ báo khác. Vả lại đem cái sở đoản của mình mà cống hiến độc giả, liệu có nên không nhỉ"
Xưa nay ai cũng biết, sớm muộn cái gì cũng phải chết. Có sinh thì phải có tử. Vạn vật trong trời đất đâu có ai trốn thoát khỏi chuyện sinh tử đó. Báo chí cũng vậy. Có tờ thọ vài trăm năm, có tờ chỉ được vài ngày. Thậm chí có tờ ra được một số đã không kèn không trống dẹp tiệm. Vì vậy, chuyện sống thọ hay chết yểu không quan trọng bằng sống như thế nào và chết ra sao. Vẫn biết, xưa nay chuyện làm báo để kinh doanh không phải là điều sai. Nhưng nếu đã vì lý tưởng mà làm báo, và tờ báo đã đi được mười mấy năm trên con đường phụng sự lý tưởng đó, trở thành món ăn tinh thần cho những người có tâm huyết, nay NẾU quý vị vì muốn kinh doanh mà ra nhật báo, thì quả là chuyện đáng buồn, buồn hơn cả khi tờ báo bị khai tử. Còn NẾU như vì muốn phụng sự lý tưởng tốt hơn mà ra nhật báo, thì xin quý vị hãy nghĩ lại xem nhân sự của mình có đông, có đáng tin cậy, có sẵn lòng hy sinh vì nghĩa cả hay không, tài chánh của mình có dồi dào để cống hiến hay không. Vì làm báo kiếm tiền ở hải ngoại này đã thiên nan vạn nan, mà làm báo duy trì lý tưởng, khuông phò chánh nghĩa thì còn khó khăn gấp bội phần. Thêm vào đó, quý vị phải nhìn thấy cái giới hạn của mình. Đã là con người, ai mà chả có giới hạn. Ngay cả thiên tài cũng có sự giới hạn, chỉ có kẻ ngu mới nghĩ mình không (Genius may have its limitations, but stupidity is not thus handicapped). Hãy biết mình biết người và chấp nhận sự thành công trong cái giới hạn của tờ tuần báo. Bằng không, ra nhật báo như SGT, sớm muộn gì cũng sẽ bị khai tử. Khi đó quý vị sẽ buồn hơn chết. Tôi nói vậy quý vị đừng giận, vì tôi sống hơn 80 năm tôi biết, trên đời này có những chuyện còn buồn hơn cả cái chết. Với người làm báo mà báo bị khai tử thì buồn hơn cả cái chết thật đó. Ngày xưa cụ Tản Đà làm tờ An Nam tạp chí suốt 7 năm trời, 6 lần phải đình bản, để rồi cuối cùng khi đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1933, cụ chả đóng cửa không tiếp khách, không uống rượu suốt bao nhiêu lâu là gì" Tiện đây, tôi xin gửi bài viết về cụ Tản Đà làm báo, để quý báo trước là học hỏi cụ, sau là noi theo tấm gương của người xưa mà nuôi cái chí của mình. Nếu được, quý báo có thể đăng tải để độc giả xa gần chia sẻ những khó khăn và hoài bão của người làm báo.

*

Nhật báo Sàigòn Times rất buồn cười!!!

Y. Nguyen - Sydney NSW

Tôi là một độc giả trung thành với tờ Tuần Báo Sàigòn Times từ số báo đầu tiên cho đến nay. Bắt đầu từ tuần trước, Tuần Báo đã được đổi thành Nhật Báo. Đang là 1 tờ Tuần Báo rất có giá trị về nội dung lẫn hình thức, bây giờ nhìn tờ Nhật Báo rất là buồn cười, trông không giống tờ báo tí nào. Bây giờ muốn đọc báo tôi phải canh đi mua mỗi ngày rất bất tiện, chưa nói đến khi tôi đi mua tờ nhật báo ngày hôm nay thì newsagency chưa có báo mới. Đã là Nhật Báo thì phải tới tay độc giả đúng ngày. Tôi có ý kiến là tại sao quý báo không giữ lại tờ Tuần Báo lúc trước, vì tin tức cập nhật hóa của tờ Nhật Báo bây giờ thì chẳng có mấy. Thời buổi này tuổi trẻ thì có internet rồi nên chẳng còn mấy ai thích đọc báo; nên báo chỉ bán cho những người lớn tuổi và không có phương tiện internet ở nhà. Quý báo có thể tăng tiền tờ Tuần Báo từ $1.50 lên $2.00 nếu cần thiết, chứ đổi thành Nhật Báo tôi e rằng quý báo sẽ mất hết độc giả (kể cả tôi). Ngay tới newsagency mà họ cũng phải lên tiếng cho rằng nhìn tờ báo không muốn đọc nữa. Người ta còn nói tờ báo chỉ có $0.50 thì còn đòi hỏi cái gì. Như vậy là tờ Nhật Báo đã mất hẳn giá trị về chất lượng của nó.

*

Báo bán 50 xu là một sự xúc phạm!!!

Trần Đức Tuấn - Bonnyrigg NSW

Tin qúy báo trở thành nhật báo là một tin mừng trong làng báo Úc. Nhưng khi cầm tờ báo mỏng hều, lại không đóng gáy, đặt trên ghế công viên mà sơ ý một chút là gió thổi bay vèo, thật tội nghiệp. Tôi tuổi đã già mà phải chạy theo gió đi nhặt mấy tờ báo rõ là mệt và bực mình. Vì vậy tôi đề nghị quý báo mấy điểm. Cái đầu tiên là xin quý báo tăng trang khoảng hai, ba chục trang để cho nó ra vẻ một tờ báo. Cái thứ hai là xin đóng gáy và cắt xén gọn ghẽ như tờ tuần báo lúc trước. Và cái thứ ba là bán giá $1, vừa giúp cho quý vị có tiền cà phê cà pháo, lại vừa coi trọng độc giả. Vẫn biết là với những người lãnh tiền hưu dưỡng như chúng tôi thì bớt được đồng nào là tốt đồng đó, nhưng một tờ báo mà bán quá rẻ, chỉ có 50 xu thì thật là một sự xúc phạm đối với người mua và tôi có thích đi nữa tôi cũng không muốn mua.

*

Phải chăng SGT bị chệch hướng"""

Nguyễn Văn Thịnh - Strathfield NSW

Thưa ông chủ nhiệm và chủ bút HN. Vì sức khoẻ và tuổi già nên xưa nay cả mấy chục năm trời tôi rất ít khi đi ra ngoài, giao tiếp với ai. Nhưng nhờ điện thoại, internet và báo chí mà tôi biết rất nhiều chuyện, nói ông tha lỗi, có khi còn nhiều hơn cả ông làm báo nữa. Tôi đọc quý báo từ hồi 1993 lúc cộng đồng mình còn mồ ma tờ báo Đại Việt, quán Cá Sấu của ông chủ báo kiêm nghị viên Nguyễn Thế Nghiệp. Tôi nhớ khi ấy ông HN bị chụp nón cối cả đống, rồi có cả hí hoạ loạn đả trên lôi đài có ông cùng với ông Ngô Cảnh Phương, ông Võ Minh Cương, BS Vũ Ngọc Tấn, vân vân... Mấy vị này khi đó là những người ăn cơm nhà vác ngà voi phục vụ cộng đồng, còn báo SGT có Con Hươu tả xung hữu đột tranh phong cùng Cá Sấu để bảo vệ CĐ.... Tôi phải dài dòng như thế là để nói một điều, theo dõi báo SGT suốt cả mười mấy năm qua tôi thấy trước sau quý báo đều đi thẳng băng trên con đường chống cộng và bảo vệ cộng đồng, giống hệt như một mũi tên rời khỏi cung, cứ băng băng bay thẳng về phía trước, chẳng bao giờ ngả nghiêng chệch hướng. Tưởng báo SGT cứ bay như vậy cho đến ngày tận thế, nhưng hỡi ôi nào ngờ!!! Chẳng biết tôi có còn tin tưởng ở quý báo được không nhỉ""" Vì đọc cả 5 tờ nhật báo SGT từ Thứ Hai cho đến Thứ Sáu tuần này tôi chẳng tìm thấy một chút nào dấu vết hay hơi hướng của SGT trong đó. Cứ tưởng là báo nào chứ chẳng phải là báo SGT nữa. Vậy có phải chăng báo SGT đang bị chệch hướng" Hay SGT lạc hướng" Hay BBT thay đổi chủ trương, lập trường"" Hay quý vị đã bị VC mua đứt giống như những tờ báo khác""" Hay ông HN không còn là chủ nhiệm chủ bút"""
Tôi có cả chục câu hỏi như vậy là có lý do của nó chứ không phải là tôi ăn ốc nói mò đâu. Chỉ nguyên cái chuyện biểu tình chống VC Nông Đức Mạnh trong tuần này chẳng hạn, sao chẳng thấy SGT đề cập là thế nào""" Cả chục năm nay tôi thấy mỗi khi có biểu tình chống VC dù là ở Úc hay ở Mỹ, dù là Quốc Hận 30-4 hay phản đối các chuyến viếng thăm ăn xin của mấy thằng trùm sỏ VC,... bao giờ báo SGT cũng có bài tường thuật của ông Phạm Thanh Phương với đầy đủ hình ảnh và các lời phát biểu của các nhân vật lãnh đạo CĐ,... coi thấy đã thì thôi. Vậy mà trong tuần này, cộng đồng có 2 cuộc biểu tình chống Nông Đức Mạnh, một ở Canberra, một ở Sydney, tôi đều không thấy báo SGT tường thuật ngoại trừ đăng tin của Ly Hương và hình ảnh của phóng viên nhiếp ảnh Trần văn Thinh.
Ngoài ra mở báo SGT từ trang đầu đến trang cuối, từ số Thứ Hai cho đến số Thứ Sáu cũng chẳng thấy bài vở tin tức gì về cuộc biểu tình. Ngay cả mục DĐĐG cũng không hề đăng bài viết cảm nghĩ về cuộc biểu tình rất hay của Mai Ly mà tôi đã chuyển cho quý báo""" Thế này thì lạ thiệt!!! Rồi những mục đấu tranh thường xuyên như thơ đấu tranh, thơ Nguyễn Chí Thiện cũng mất biến luôn. Cả trang thông báo CĐ nữa. Xưa nay trong làng báo Úc Châu tôi chỉ thấy báo SGT là đăng thông báo của CĐ đầy đủ và đều đặn nhất. Vậy mà bây giờ chuyển thành báo ngày là mất biến. Thành báo ngày mà như vậy thì thà duy trì tờ tuần báo còn hay hơn, còn có ý nghĩa hơn. Báo ngày mà như vậy là thụt lùi rồi đó mấy vị. Mà thụt lùi như vậy là chệch hướng, là lạc hướng, là thay đổi chủ trương lập trường, chứ chẳng phải tí nào. Thậm chí có người họ còn nói với tôi, rốt cuộc tờ SGT cũng bị tụi VC mua luôn!

*

SGT nghe xúi bậy ra báo ngày"""!!!

Z-28 Tỵ Nạn - Campsie NSW

Theo tin tức tình báo tôi nhận được thì trong cả 2 cuộc biểu tình này đều vắng bóng mấy ông nhà báo SGT! Chuyện khó tin này chưa hề xảy ra trong bất cứ cuộc biểu tình nào từ xưa đến nay. Bảo làm báo ngày nên quá bận không thể tham dự cuộc biểu tình, nghe thì có lý, nhưng chính cái có lý đó mà Z-28 tin rằng các ông phải hồi tâm mà suy tính lại. Tôi không biết ai xúi bậy các ông ra nhật báo, nhưng theo bổn nhân điều tra qua những lời đồn phong phanh (nghe thế nào thì Z-28 nói vậy, đúng thì SGT nên phòng, con sai thì tha lỗi bỏ qua nghe!)... thì họ bảo có người giả vờ xúi SGT ra báo ngày để phục vụ cộng đồng hữu hiệu hơn, nhanh chóng hơn, giúp mọi người hội nhập thành công hơn, rồi cho độc giả có món ăn tinh thần như thơ văn bổ ích, chứ còn đăng tin tức biểu tình chống cộng hay thơ văn đấu tranh thì bây giờ xưa rồi. Thế kỷ 21 này mà còn làm báo chống cộng là lỗi thời. Kết quả khi ra báo ngày là mấy ông chỉ có cắm đầu cắm cổ làm báo, rồi đi lấy quảng cáo để nuôi sống tờ báo, thế là hết đi biểu tình, hết viết bài đấu tranh, hết bảo vệ cộng đồng! Đại khái tôi điều tra thì biết như vậy. Mà như vậy thì cũng có lý phải không" Làm báo phục vụ cộng đồng hội nhập, đăng những tin tức giải trí thuần tuý như khoa học kỹ thuật, văn nghệ văn gừng, cũng là những việc lý tưởng cao thượng lắm. Ai làm văn hóa duy trì truyền thống phong tục tập quán của người Việt tại hải ngoại mà không đáng được ca ngợi" Hơn nữa, làm văn hóa văn nghệ thuần tuý, phục vụ cộng đồng hội nhập thì lại không đụng chạm ai, chẳng bị ai ghét, không bị ai kiện tụng lôi thôi. Vì vậy, các ông đổi hướng tờ báo tìm nẻo an phận, nín thở qua sông, nghĩ cũng phải. Trước khi chấm dứt, tôi xin một lần nữa nhắc để ông rõ. Tôi không biết ai xúi ông ra báo, nhưng tôi nghĩ sao, tôi nghe thế nào thì tôi viết lại như vậy. Đúng thì ông nên đề phòng mấy kẻ súi bậy, con sai thì ông tha lỗi bỏ qua. - Z-28

*

Ba ông thợ giầy họp lại thành ông Gia Cát"

Người lính già QLD - Brisbane QLD

Xưa nay thường nghe: "Ba ông thợ giầy họp lại thành ông Gia Cát". Câu này có nghĩa, ba người tầm thường mà biết ngồi lại bàn bạc với nhau về bất cứ chuyện gì thì cũng có được những ý kiến sáng suốt giống như Gia Cát Khổng Minh. Lời xưa thậm chí phải. Đó là chuyện ngày xưa. Chuyện ngày nay, tôi nghe mấy ông cựu quân nhân nói ở Sydney có ba ông cùng ngồi lại làm báo thì trình độ chắc hẳn phải vượt xa ba ông thợ giầy. Đã vậy ba ông này đi đâu cũng có nhau, từ biểu tình, đấu tranh, cho đến họp hành, nhậu nhoẹt, cà phê cà pháo. Vậy sao ba ông họp lại không thành ông Gia Cát hỉ""" Vì nếu ba ông thành ông Gia Cát thì ai lại đang từ một tờ tuần báo có uy tín, chúng tôi vẫn trông mong vào mỗi ngày thứ sáu, bỗng ào một cái chuyển sang tờ nhật báo trông chả giống tờ báo một li ông cụ nào. Đã vậy lại còn bán có 50 xu!!! Thời đại hôm nay, $1 đồng bạc còn chả mua nổi miếng bánh, bó rau, thì thử hỏi 50 xu mua nổi cái gì" Vậy mà lại mua được tờ SGT mới chết chứ!!! Để mua một món ăn tinh thần như tờ báo SGT, chẳng lẽ chúng ta chỉ bỏ có 50 xu thôi sao" Chuyện khó tin vậy mà lại có thật mới chết chứ! Nhưng dù có thật đi nữa thì tiền nào của nấy, đã bán 50 xu thì tờ báo đó đâu còn xứng đáng là món ăn tinh thần nữa. Bộ mấy ông cứ nghĩ là bán báo rẻ thối ra là chúng tôi sẽ xúm vô mua chắc""" Chúng tôi chả dại vậy đâu. (thư này nếu quý báo thấy xúc phạm thì khỏi đăng, tôi cũng không trách móc gì cả).

*

Nhật báo Sàigòn Times là "lá cải héo"!!!"""

Từ Hải - Melbourn VIC

Nghe tin báo Sàigòn Times ra báo ngày, thú thực lúc đầu thì tôi mừng và hy vọng. Nhưng khi cầm tờ báo ngày SGT trên tay thì thật là bàng hoàng, ngạc nhiên, rồi thất vọng và nổi sùng. Bộ mấy ông SGT khùng hết rồi hử" Đang từ một tờ tuần báo chuyên chở bài vở tin tức đấu tranh, duy trì lập trường chính nghĩa của người Việt tỵ nạn, được coi là thành luỹ, phên dậu của cộng đồng tỵ nạn tại Úc, bỗng dưng trở thành tờ nhật báo lèo tèo có hơn chục trang mà lại có tới mấy trang quảng cáo nữa chớ. Các mục có giá trị thì tìm hoài trong cả 5 số báo từ Thứ Hai đến Thứ Sáu cũng không thấy. Tôi nói các vị đừng giận chớ, cầm tờ báo nhật báo của qúy vị trên tay, tôi thấy nó chẳng những là tờ báo lá cải mà phải nói là "lá cải héo" thì đúng hơn. Thôi càng viết thì càng khùng, tôi chỉ ngắn gọn có một câu cuối cùng: Nếu quý vị không chịu trở lại tờ tuần báo như xưa, hoặc làm nhật báo cho ra hồn, thì từ nay, tôi không những không thèm gửi bài cho mục DDDG mà còn vĩnh viễn tảy chay báo SGT. (Mà sao chẳng thấy ai ở toà soạn bắt phôn vậy" Hay nghe thiên hạ la quá rồi lặn hết rồi" Tôi biết, chẳng phải mình tôi tức giận mà tất cả độc giả của SGT cũng đều tức giận như tôi).

*

Nhật Báo SGT mà như vầy thì VC mừng húm!!!

VVĐ (người nằm mơ) - Perth WA

Thứ Hai cầm tờ "nhật báo" SGT về đọc thấy mà chán, tại hạ bèn vứt thẳng vào sọt rác, rồi làm một giấc. Đang say ngủ bỗng tại hạ thấy hai chân nhẹ hều, hai tay có cánh, thế là bay lửng lơ, chớp mắt đã tới đường Brown, East Perth, nơi có tòa lãnh sự của Trung cộng mà gần 2 năm trước tại hạ đã tham dự biểu tình. Lạ lùng thay lần này tạ hạ lại thấy có một tên nón cối, dép râu nhậu nhoẹt với ba tên nằm vùng mặt quen quen thì ra là [... ...] chúng đều mặc áo vét thắt cà vạt, mặt mũi trẻ măng. Cả bọn đang ngồi chồm hổm kiểu nước lụt ở ngay vỉa hè, cạnh mấy bụi cây.... [...] trước tòa lãnh sự.
...Tại hạ đang ngạc nhiên, không biết mình tỉnh hay mơ thì tên VC cười khẹc khẹc như khỉ rồi nói: "Các đồng chí có biết, đảng và nhà nước ta vừa nhận được mấy tin mừng không"" Mấy tên nằm vùng ú ớ lắc đầu rồi hếch mõm chầu chực. Tên VC gật gù tiếp: "Tin thứ nhất là mấy trường học ở đây có du sinh của ta theo học đã thực hiện thành công mệnh lệnh của đảng là treo được cờ đỏ sao vàng mà không thấy người Việt ở đây dám nhúc nhích phản ứng gì." Tên [...] nằm vùng vội bẩm: "Thưa đồng chí đỉnh cao trí tuệ, người Việt ở đây thấy cờ đỏ sao vàng mà vẫn án binh bất động là nhờ công lao của tụi em. Tụi em núp danh nghĩa chống cộng, chui sâu ẩn kỹ, rồi tụi em mở mặt trận dân chủ cơ chế từ trong đánh ra theo thế nở hoa trong lòng địch... khiến mọi người phải biểu quyết thông qua theo nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, quyết định không cần phản đối mà cũng chả cần biểu tình đối với những trường treo cờ VC...". Gã VC đầu gật gật, tay xoa xoa đầu tên nằm vùng rồi quẳng một cục xương cho chúng gặm. Tên nằm vùng sướng quá, vừa gặm xương vừa rên ư ử... Tên VC nâng ly bia uống cạn, kéo tay áo chùi mép, tiếp: "Tin vui thứ hai là tờ SGT nay trở thành nhật báo." Nằm vùng TH giật mình chồm dậy: "Thưa đó là tin đáng sợ chớ sao lại là tin mừng"" VC mỉm cười gian xảo: "Tin đó mới nghe thì đáng sợ, nhưng nghĩ kỹ thì lại đáng mừng. Các đồng chí trung ương đã đoán không sai. SGT còn là tuần báo thì chúng còn có thì giờ tham dự biểu tình hay viết bài, làm thơ, chống lại chúng ta. Một khi chúng thành nhật báo thì bảo đảm chúng chỉ chạy tiền in mỗi ngày cũng đủ nát thở, lấy giờ đâu mà chống cộng." Cả mấy tên nằm vùng vội phủ phục xuống đất, chắp tay vái lấy vái để: "Lời vàng ngọc của đồng chí đã giúp chúng em sáng mắt sáng lòng. Như vậy, chúng em phải cầu chúc cho tờ SGT mãi mãi là nhật báo!" VC cười ha hả: "Đúng vậy! Nhìn vào thế trận hôm nay và đại cuộc ngày mai, SGT còn là nhật báo thì chúng ta còn có thể ăn ngon ngủ kỹ, và những tên nằm vùng như các ngươi cũng có cơ may núp bóng dân chủ, ngóc đầu dậy hệt như nấm độc sau cơn mưa rào!..."
Trên đây chỉ là giấc mơ, còn thực hư mấy phần tại hạ chẳng thể biết, chỉ biết từ thành phố xa xôi, vội chép lại gửi về cho báo SGT, hoạ may cảnh tỉnh được chưởng môn nhân SGT phần nào, để SGT trở lại TUẦN BÁO như xưa thì thật là vạn hạnh cho tại hạ và sự nghiệp "đuổi hươu" trong thiên hạ.

*

CĐNVTD/UC chống VC qua đấu tranh với SBS

Nguyễn Văn Hoàng - Phố Nắng QLD

Gần đây, khí thế chống VC của CĐNVTD/UC đã có thêm một hướng mới: Đấu tranh với SBS sau khi SBS quảng cáo cho văn công VC. Ngày 9.9.2009, CĐNVTD liên bang có ra một thông báo kêu gọi mọi người ký thỉnh nguyện thư lên Hội Đồng Quản Trị SBS (chi tiết, báo Sàigòn Times ngày 10.9.2009, tr.7), và được đông đảo người Việt tích cực hưởng ứng. Đặc biệt, trên mạng internet, Diễn Đàn Phố Nắng QLD và BS Nguyễn Văn Hoàng cũng đã tích cực viết bài trình bầy sắc bén các luận điểm phản bác đài SBS, đồng thời kêu gọi mọi người ký tên phản đối SBS. Ngoài ra, ông Trần Hưng Việt, trong tư cách Cựu Chủ Tịch CĐNVTD tại QLD, cũng đã viết thư phản đối, gửi cho ông Shaun Brown, Tổng Giám Đốc SBS. Sau đây trân trọng kính mời quý độc giả theo dõi nguyên văn lá thư của ông Trần Hưng Việt và bài viết của BS Nguyễn Văn Hoàng, tựa đề "CĐNVTD/UC chống VC qua đấu tranh với SBS".
*

Kính thưa ông Brown,

v/v SBS Radio quảng cáo cho ĐNH Việt Nam "Thằng Bé #2".

Xin cho tôi được đặt thẳng vấn đề. Cộng đồng người Việt chúng tôi ở nước Úc đã làm ông phiền lòng về những điều gì đến nỗi thỉnh thoảng, SBS (Úc Châu) lại quyết định tạo cho chúng tôi những sự đau lòng và khổ tâm như vậy"
Cả ông lẫn chúng tôi đều còn nhớ những ngày của vụ VTV4 khi chúng tôi cố gắng thuyết phục ông - may mắn là đã thành công - rằng chương trình TV mà ông muốn mang vào xứ này từ Việt Nam đã không được chúng tôi, đối tượng của chương trình đó, mong muốn.
Chúng tôi những tưởng là đã thuyết phục được ông rằng mọi điều được phép "xuất cảng" từ Việt Nam ra hải ngoại, dầu dười hình thức sách vở, hay phim ảnh, hay chương trình TV, hoặc trong trường hợp này là những cái-gọi-là shows văn hóa, chỉ là sự tuyên truyền của nhà cầm quyền CSVN nhắm vào cộng đồng người Việt ơ hải ngoại.
Đó là lý do tại sao chúng tôi biểu tình chống "Thằng Bé #2" ở Crown Casino vào cuối tháng qua. Và đó là lý do tại sao chúng tôi rất bất bình khi nghe ĐNH đó được quảng cáo trên SBS Radio.
Tôi được biết ông đã vắng mặt khi quyết định về những quảng cáo đó được chấp thuận và trong các cuộc thảo luận với các vị lãnh đạo cộng đồng của chúng tôi, vị Quyền Tổng Giám Đốc đã yêu cầu chúng tôi phải cung cấp bằng chứng là ĐNH đó quả thật là một sự tuyên truyền.
Xin lỗi ông Brown. Ông làm việc trong ngành giải trí và truyền thông đã quá lâu để biết rằng các show lưu lại trong trí nhớ của khán giả lâu dài nhất là những show với nội dung khéo léo, được trình diễn một cách khôn ngoan.
Chỉ cần một giòng được phóng ra. Chỉ cần một câu trong lời của bài hát. Chỉ cần bao nhiêu đó cũng đủ để diễn đạt ý định của người đi tuyên truyền. Như vậy thì làm sao chúng tôi có thể "chứng minh" điều đó với ông được" Điều mà chúng tôi chỉ có thể gởi đến ông là những kinh nghiệm quá đau thương mà chúng tôi phải chịu đựng dưới chế độ này. Và những điều gian đối. Cùng những sự lường gạt. Và những đàn áp vẫn còn đang tiếp tục diễn ra.
Tuy nhiên, nếu ông vẫn nghĩ rằng những "shows" như thế chỉ thuần tuý có tính cách giải trí và cho phép họ quảng cáo, thì chúng tôi có đòi hỏi quá nhiều không khi muốn được hưởng một chút của "sự công bình" mà nước Úc này nổi tiếng vẫn có, bằng cách ông cho chúng tôi được làm điều tương tự, có nghĩa là được quảng cáo cho lập luận phản bác của chúng tôi, khi tình trạng tương tự lại xảy ra"
Tôi tin chắc rằng cộng đồng của chúng tôi sẽ có thể đáp ứng với bất kỳ giá biểu nào mà Ban Quản trị SBS đưa ra. Chắc hẳn ông cũng biết chúng tôi đã đáp ứng ra sao trong các kỳ Radiothons của SBS, thường niên lẫn đặc biệt, một khi chúng tôi tin vào một lý tưởng chính đáng, xứng đáng để tranh đấu.
Kính thư,
Trần hưng Việt
Cựu Chủ Tịch (1999- 2005)
Cộng Đồng NVTD Úc châu, tiểu bang Qld,

*

Kính thưa quý vị,
Trong cuộc đấu tranh thời sự của đồng hương ở Úc, chống lại những hoạt động văn hóa vận của VC, Cộng Đồng chúng ta đang phải đương đầu với ba mặt trận.
1. Mặt trận thứ nhất là sự tuyên truyền trí trá của VC, phủ lên mình nghị quyết 36 một lớp da nai. Chúng chẳng nói chính trị nhưng đang thực sự làm chính trị. Chúng nói văn nghệ nhưng làm chính trị. Chúng hô hào từ thiện nhưng kỳ thực là làm chính trị.
2. Mặt trận thứ nhì là phải thuyết phục số đồng hương nhẹ dạ hay thờ ơ, không lọt vào cái bẫy giả nai của nghị quyết 36.
3. Mặt trận thứ ba là đối phó với những cơ quan Úc nói chung, và đài SBS nói riêng, trong việc thuyết phục họ ngưng hỗ trợ con cáo VC đội lớp da cừu.
SBS là đài phát thanh (và truyền hình) sắc tộc toàn quốc được rất nhiều người Việt theo dõi. Theo lời thuật của ông Nguyễn Thế Phong qua cuộc phỏng vấn của chúng tôi (trong link https://rcpt.yousendit.com/739062693/c81eb06fbb8662b9a1321b97568a8975) thì đài SBS đã không quảng bá thông cáo biểu tình của CĐ chống văn nghệ VC, mà lại quảng cáo cho buổi văn nghệ mang tên Tứ Đại Thiên Vương này.
Sau khi có sự phản đối của CĐ thì đài SBS ngưng quảng cáo cho buổi văn nghệ trong vòng bốn hôm và yêu cầu CĐ chứng minh show văn nghệ này là tuyên truyền cho VC. CĐ đã đưa bằng chứng về nghị quyết 36. Thế nhưng sau khi xem xét các bằng chứng của CĐ thì SBS lại tiếp tục quảng bá cho buổi ca nhạc của VC.
Theo nguồn tin đáng tin cậy, SBS cho rằng các bằng chứng mà CĐ cung cấp không đủ chứng minh show ca nhạc này là một sự tuyên truyền chính trị của VC, không phải là một sự khiêu khích CĐ chúng ta.
Trong ba mặt trận kể trên, mặt trận SBS là cấp thời, vì ngày 18/9 này, CĐ chúng ta sẽ hội kiến cùng Ban Giám Đốc đài để giải quyết vấn đề.
Kính thưa quý vị. VC đủ khôn khéo để không cần treo cờ đỏ, hô khẩu hiệu hay có bất cứ một lời tuyên truyền chính trị nào trong các show văn nghệ hay trong bất cứ hoạt động văn hóa vận nào của chúng. Bản thân của các hoạt động văn nghệ, văn hóa (như Taste Vietnam) đã là một sự tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu của nghị quyết 36.
Đối với chúng ta, người tị nạn CS, thì việc nhìn ra sự trí trá này của VC không khó. Nhưng nếu SBS hoặc vì ngây thơ, hoặc vì có ý muốn ủng hộ VC, mà đòi hỏi chúng ta chứng minh những hoạt động văn nghệ, văn hóa của VC là tuyên truyền cho CSVN thì thật là không phải dễ cho chúng ta. Họ, SBS, cũng sẽ giả mù sa mưa như những ông bầu show của VC mà nói rằng "người ta chỉ làm văn nghệ, người ta chỉ làm văn hóa, làm từ thiện, chứ có tuyên truyền chính trị gì đâu".
Trước tình trạng này, chúng ta không thể tố Cộng, chửi càn mà thành sự. Làm sao để thuyết phục được SBS" Lập luận nào mà SBS phải chấp nhận" BCH CĐ NVTD UC chắc chắn sẽ có những lý luận thuyết phục SBS song nếu có nhiều ý kiến về chiến thuật, chiến lược thì càng có thể chọn ra được tuyệt chiêu.
Sau đây là thiển ý, một lập luận để trình bày cùng Ban Giám Đốc SBS. Chúng tôi sẽ gởi thư bằng Anh ngữ về đài, và dưới đây là nội dung của bức thư bằng Việt Ngữ.
"Kính gởi ông Shaun Brown,
Giám Đốc Điều Hành đài SBS
Trong đệ nhị thế chiến, Úc là một trong những đồng minh chống Phát-xít. Trong suốt thời gian ấy, chắc chắn nước Úc không chấp nhận các cuộc trình diễn văn nghệ, các hoạt động văn hóa của nước thù nghịch diễn ra trên đất mình, dù rằng những hoạt động này không hề tuyên dương hay tuyên truyền cho chủ thuyết Phát-xít. Lý do đơn giản là vì chúng ta không tạo cơ hội cho kẻ địch tuyên truyền dù dưới bất cứ hình thức nào, cho dù hình thức ấy có vẻ phi chính trị.
Tương tự như vậy, đó cũng là lý do mà cộng đồng người Úc gốc Việt không chấp nhận các buổi trình diễn văn nghệ cũng như các hoạt động văn hóa của CSVN trên đất Úc.
Ngày hôm nay, những nước mà một thời từng là Phát-xít đã được trình diễn ở Úc, lý do đơn giản là vì họ không còn là Phát-xít nữa. Nhưng Việt Nam vẫn còn là Cộng Sản và chính quyền Việt Nam vẫn là một chính quyền độc tài.
Chúng ta, người Úc, hoan nghênh đa văn hóa nhưng không hoan nghênh độc tài!
Chính quyền CSVN, với sự độc tài của họ, là kẻ địch của chúng tôi, những người Úc gốc Việt.
Thật là bất công khi nước Úc không chấp nhận kẻ địch Phát-xít trình diễn mà lại tạo mọi cơ hội cho cho kẻ địch độc tài của dân Úc (gốc Việt). Càng dị hợm hơn nữa khi mà đài phát thanh toàn quốc lại quảng bá cho các buổi trình diễn của kẻ độc tài này.
Chính trị không những chỉ dính dáng đến văn nghệ mà cả trong thể thao. Chúng ta đều biết những vụ tẩy chay các cuộc tranh tài thể thao, như Thế Vận hội, vì lý do chính trị, dù rằng thể thao và chính trị dường như không liên quan gì với nhau.
Mối tương quan giữa văn nghệ, thể thao với chính trị thoạt trông rất lỏng lẻo, song thực tế chúng gắn chặt với nhau. Chúng tôi nghĩ rằng một người ở vào vị trí của ông chắc chắn thấy được điều này.
Chúng tôi hy vọng còng đài SBS sẽ ngưng việc tạo cơ hội cho các chính quyền độc tài quảng bá cho chính họ, ngưng giúp họ tô son trét phấn để che giấu bộ mặt chinh trị ghê tởm.
Trân trọng"
Kính thưa quý vị. Thiển ý phát xuất từ lòng thành, có thể thiếu phần sắc bén để thuyết phục SBS. Kính mong quý vị mỗi người một ý, đóng góp thêm cao kiến.
Kính,
Nguyễn văn Hoàng (hoang4eb@gmail.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.