Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Tu Chính Luật Di Trú Bãi Bỏ Nợ Tạm Giam

05/07/200900:00:00(Xem: 2874)

Thời sự nước Úc: Tu chính Luật Di Trú Bãi bỏ nợ tạm giam - Hoàng Đ.Thư

Tuần qua vụ xì-căng-đan được mệnh danh là “utegate” giành trọn sự chú ý của giới truyền thông chính mạch và vì thế, một sự việc quan trọng, đáng chú ý vì tính chất lịch sử của nó đã xảy ra tại quốc hội Úc, nhưng dường như không được quảng bá rộng rãi đến quần chúng. Đó là việc hạ viện Úc đã thông qua dự luật “Migration Amendment (Abolishing Detention Debt) Bill 2009” - Tu Chính Luật Di Trú (Bãi Bỏ Nợ Tạm Giam).
Tưởng cũng nên nhắc lại, cho đến hiện nay, và đặc biệt là dưới thời thủ tướng Joh Howard, người tầm tỵ chẳng những bị nhốt vào trại tạm giam để chờ đợi duyệt xét tư cách tỵ nạn mà sau đó, khi được chứng minh là người tầm tỵ thực thụ, được thả ra khỏi trại tạm giam và được quyền tự do đi lại, làm việc thì họ còn bị gởi hóa đơn đòi thanh toán tất cả những chi phí mà chính phủ Úc chi ra để giam giữ họ. Trong nhiều trường hợp bị giam giữ lâu thì món nợ có thể lên đến hơn $100,000 Úc Kim.
Chính phủ Rudd, dựa theo lời đề nghị của Ủy Ban Thượng Viện Đặc Trách Di Trú (bao gồm người của cả hai phe chính phủ và đối lập), đã đề ra dự luật huỷ bỏ món nợ này hầu cởi bỏ gánh nặng vô lý mà chính phủ Howard tiền nhiệm đã áp đặt lên những người tầm tỵ đáng thương.
Trong thời gian trước khi dự luật được đưa ra quốc hội thì bà Sharman Stone, phát ngôn nhân đối lập về di trú, đã lên tiếng chỉ trích việc bãi bỏ dự luật này, vì theo bà, việc bãi bỏ đó không khác gì bật đèn xanh cho bọn buôn lậu người tiếp tục đưa người ồ ạt thâm nhập vô nước Úc. Cũng vì vậy nên phe đối lập cương quyết chống lại dự luật bãi bỏ việc đòi nợ này. Nhưng khi bốn dân biểu bạch đinh của đảng Tự do công khai tuyên bố họ sẽ xé rào, cùng bỏ phiếu với phe chính phủ để tái lập sự công bằng đã bị đánh mất thuở xưa, và nhất là khi giới truyền thông và dư luận quần chúng dường như thờ ơ, không đếm xỉa đến chuyện này, thì phe đối lập liên bang bỗng dưng chon thái độ âm thầm lặng yên không chống đối khi dự luật được đưa ra trước quốc hội.
Sau khi một số dân biểu hai phe bày tỏ sự suy nghĩ của mình, cuộc biểu quyết tiên khởi được tổ chức qua việc đo lường số người lên tiếng ủng hộ (AYE) hoặc phản kháng (NAY). Khi đó, bốn vị dân biểu Petro Georgiou, Judi Moylan, Danna Vale và Russell Broadbent dõng dạc hô to “AYE” để biểu lộ sự ủng hộ dự luật cùng với phe chánh phủ. Riêng phe đối lập thì hoàn toàn câm nín, thậm chí một số dân biểu thuộc loại cứng rắn, từng cương quyết chống đối dự luật trước đây, nay cũng chọn sự vắng mặt để không phải lên tiếng. Kết quả, dự luật được thông qua mà không cần đến một cuộc đầu phiếu chính thức. Điều này đã khiến cho lãnh tụ đối lập Turnbull không phải ê chề bẽ mặt vì có người bất tuân lệnh đảng, xé rào ủng hộ chính phủ. Tuy vậy, người ta vẫn chờ xem hành động của phe liên đảng đối lập khi dự luật này được đưa lên thượng viện, nơi họ có thể nắm quyền chủ động và phủ quyết.
Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài phát biểu tại quốc hội để yểm trợ dự luật nói trên của dân biểu Petro Georgiou, người đã từng là cái gai nhọn trong mắt John Howard trong suốt thời gian qua về vấn đề người tầm tỵ và được mệnh danh là tiếng nói lương tri của đảng Tự Do về vấn đề người tỵ nạn. Bài phát biểu của ông đã được nhật báo “The Age” trích đăng ngày 26/6/09 vừa qua, với tựa đề “Move Brings Humanity To Our Treatment Of Asylum Seekers” - Hãy Hành Động Để Mang Lòng Nhân Đạo Khi Đối Xử Với Người Tầm Tỵ”.

*

Dự luật nhằm hủy bỏ nợ nần vì bị tạm giam là một bước tiến thêm nữa trong việc đóng hẳn một chương u tối trong lịch sử của chúng ta liên quan đến việc giam cầm đàn ông, phụ nữ và trẻ em đàng sau hàng rào kẽm gai ở những vùng hẻo lánh xa xôi.
Chương sử này liên quan đến việc giam cầm những người vô tội lâu hơn là án tù của những tên tội phạm bị kết án với những tội ác thật nghiêm trọng. Chương sử này liên quan đến việc biến những người đang chạy trốn sự áp bức hành hạ thành những tên tội phạm. Nó liên quan đến việc từ chối không chữa trị chăm sóc tâm thần cho những người bị bệnh mà chính phủ có trách nhiệm phải chăm sóc cho họ. Nó cũng liên quan đến tình trạng trong các trại trạm giam vốn chẳng những đã làm cho những người bị giam giữ phải bị khủng hoảng mà còn làm ngay chính những người canh gác họ cũng bị chấn động tâm thần. Nó là một chương sử ghi lại những chuyện đau lòng như tự khâu môi tuyệt thực cùng những vụ mưu toan tự vẫn. Nó là một chương sử liên quan đến việc gây hại cho những người đã trốn lánh sự kềm kẹp, đày đọa, đáng lẽ phải được chúng ta bảo vệ và họ có quyền nhận được sự bảo vệ từ đất nước của chúng ta.
Chương sử này quả thật là một sự tương phản rõ rệt với vòng tay rộng mở và lòng từ bi nhân đạo của chương sử trước đó. Một vài dân biểu (hiện diện ở đây hôm nay) sẽ nhớ lại năm 1976 khi đất nước của chúng ta phải đối diện với một sự thử thách lớn lao từ những thuyền nhân từ Đông Dương. Hai ngàn người trong số họ đã cặp vào bến bờ của chúng ta trong vòng vài năm. Một số người lúc ấy đã lên tiếng đề nghị chúng ta phải tống họ vào trại tạm giam hoặc đẩy ghe của họ trở ngược ra khơi.
Chính phủ Fraser, với sự ủng hộ của phe đối lập lúc bấy giờ, đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị ấy. Chúng ta đón nhận những người tỵ nạn từ Đông Dương và chúng ta tham gia vào nỗ lực quốc tế để định cư gần 1,5 triệu người từ Đông Dương ở khắp mọi nơi trên thế giới với khoảng 130,000 người định cư tại Úc.


Tinh thần trách nhiệm và lòng nhân đạo bác ái đàng sau nỗ lực này quả thật là một tấm gương sáng chói phản ảnh được tâm tình của người dân Úc cũng như của những nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta lúc bấy giờ. Lịch sử đã chứng minh rằng đất nước ta vì thế đã được hưởng những phúc lợi to lớn từ chính sách nhân đạo này. Thế nhưng, chỉ 15 năm sau đó, quốc hội đã quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ với kỷ lục về bác ái và thành công ấy.
Để đối phó với việc 449 người đến Úc bằng thuyền trong suốt 3 năm trời, Bộ trưởng di trú và sắc tộc sự vụ lúc bấy giờ là ông Gerry Hand, đã đề nghị một chính sách mới, đầy tính trừng phạt. Năm 1992, ông đã thành công trong việc thuyết phục nội các chính phủ Lao động lúc bấy giờ đưa ra một đạo luật, những người tầm tỵ phải bị nhốt vào trại tạm giam và phải bồi hoàn tổn phí của thời gian bị giam giữ này. Cái chính sách thối tha nhờm tởm này được chính phủ Lao Động đề ra. Thế nhưng chúng ta phải đối diện với một sự thật khó chối cãi, cả hai phe trong quốc hội đều có dự phần, trong đó có những cá nhân, và có cả tập thể. Tất cả những biện pháp thật cứng rắn của ông Hand vào thời điểm đó đều được cả hai phe của hạ viện yểm trợ, và chính phủ liên đảng nối tiếp sau đó chẳng những vẫn giữ vững những biện pháp này của đảng Lao động mà còn làm cho chúng cứng rắn khe khắt thêm nữa.
Tôi có thể làm chứng rằng những biện pháp này đã khiến cho một vài dân biểu ở cả hai phe cảm thấy ái ngại, lo âu. Thế nhưng, người ta không thể nào - và cũng không nên – phủ nhận rằng chúng ta đều bị cuốn theo (we did go along), tất cả chúng ta đều làm thế. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì trong quốc hội cũng như trong xã hội có một sự nhận thức ngày càng tăng tiến rằng phương cách mà chúng ta đối xử với người đến đây bằng thuyền để xin lánh nạn quả thật là tàn nhẫn và hoàn toàn đi ngược với những giá trị tuyệt hảo của Úc. Cách đối đãi với người tỵ nạn trở nên cởi mở hơn và từ bi hơn. Nhưng chuyện mà chúng ta đạt được chỉ là một sự nhân nhượng mà thôi. Sự thật thì chế độ cưỡng bách tạm giam vẫn tồn tại. Tiến trình cải thiện bắt đầu từ năm 2005 đã được chính phủ Lao động tiếp nối: giải pháp Thái bình Dương đã bị triệt tiêu hoàn toàn, thủ tục duyệt xét ngoài địa phận (non-judicial review) được cải tiến, và chiếu khán chỉ bảo vệ tạm thời (temporary protection visa) bị loại bỏ hoàn toàn và tất cả người tỵ nạn đều nhận được sự bảo vệ vĩnh viễn.
Tôi hân hoan đón nhận chuyện chúng ta quay về với việc cấp cho những người đã được chứng minh là tỵ nạn thực thụ quyền được bảo vệ vĩnh viễn với khả năng bảo lãnh gia đình họ đoàn tụ với họ. Và tôi cũng hân hoan tiếp nhận dự luật bãi bỏ nợ nần khi bị tạm giam này. Dự luật này sẽ kết liễu cái đạo luật buộc người xin tỵ nạn ở Úc phải trả chi phí cho việc họ bị cưỡng bách tạm giam.
Lý do rõ rệt nhất để hủy bỏ đạo luật ấy là vì nó hoàn toàn thất bại trong việc đạt được mục tiêu của nó. Kể từ khi chính sách này được ban hành cho đến nay, chỉ có 4% phí tổn được bồi hoàn mà thôi. Trong vòng bốn năm vừa qua, $139 triệu (hoặc 81% tổng số nợ) đã được miễn hoặc gạt qua bên, đa số là do chính phủ liên đảng, bởi vì theo đuổi đòi nợ là một việc không thực tế (impractical), hoặc quá tốn kém (uneconomical). Trong năm nay, người ta ước lượng là để đòi lại số nợ $573,000, chính phủ sẽ phải tốn $709,000. Không có một căn bản nào hợp lý để tiếp tục việc tính nợ đó nữa. Việc tính nợ này chỉ làm được một điều duy nhất: đó là làm cho những người bị mang nợ phải lo âu thêm nữa và làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn nữa.
Còn một lý do căn bản khác nữa để chấm dứt việc tính nợ tạm giam như hiện nay: áp đặt những món nợ này là một phần của nỗ lực bôi bẩn, tội phạm hóa những người tìm nơi lánh nạn; biến họ thành những kẻ tệ hại, xấu xa hơn cả bọn tội phạm xấu xa nhất. Chúng ta có bao giờ buộc những tên buôn lậu nha phiến, những gã ấu dâm liên hoàn, những tên sát nhân sa-đích và những gã hiếp dâm nhiều lần.... phải trả tiền phí tổn cho sự giam giữ chúng hay không"
Kể từ năm 2005 chúng ta đã bắt đầu mang nhân bản trở lại với cách chúng ta đối xử với người tỵ nạn. Tiến trình ấy, theo tôi, vẫn chưa hoàn tất. Hiện nay, nước Úc, cũng như nhiều quốc gia khác, đang phải đối diện với sự gia tăng số người tầm tỵ đến bến bờ của chúng ta.
Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, trong bản báo cáo gần đây nhất, cho thấy con số những cá nhân nộp đơn xin tỵ nạn trên toàn thế giới đã gia tăng liên tiếp hai năm qua, và trong năm ngoái đã tăng 28% lên đến 839,000 trường hợp. Những quốc gia đã phát triển như Úc dĩ nhiên thu hút người tầm tỵ, thế nhưng 80% tổng số người tỵ nạn trên toàn thế giới hiện đang lánh nạn ở các quốc gia đang phát triển như Hồi Quốc, Syria, Iran và Jordan. Trong khi đó Úc nhận được tổng cộng 4,500 đơn xin tỵ nạn – gộp chung cả những người đến đây bằng phi cơ và bằng ghe. Có nghĩa là chỉ có 0.5% tổng số trên toàn thế giới. Và đa số những người này không đến Úc bằng ghe!
Con số người xin tầm tỵ này đã đưa đến việc có một vài kẻ lên tiếng đòi hỏi chúng ta phải tái áp dụng những chính sách hà khắc hoặc đòi hỏi chúng ta phải ngưng ngay việc giảm thiểu tính khắc nghiệt của những chính đang hiện hữu.
Không, chúng ta phải không bao giờ nghĩ đến việc quay trở lại những biện pháp hà khắc ấy và tôi chắc chắn chúng ta sẽ không làm như thế. Chúng ta có một trách nhiệm đối với chính chúng ta và đối với những thế hệ trong tương lai để yểm trợ dự luật này.
LND: Là những người tỵ nạn đã may mắn được Úc giang rộng vòng tay đón nhận, thiết nghĩ chúng ta, cá nhân cũng như đoàn thể, nên gởi điện thư bày tỏ sự ủng hộ đến bốn vị dân biểu Tự Do Petro Georgiou, Judi Moylan, Dana Vale và Russell Broadbent đã mạnh dạn lên tiếng yểm trợ thông qua dự luật của chính phủ Lao động, và gởi bản sao đến các TNS thuộc phe liên đảng để họ có dịp suy gẫm trước khi biểu quyết về dự luật này vào tháng 8/09 tới đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.