Hôm nay,  

Bài Viết Của Tác Giả Trần Ngọc Châu: “chiến Tranh Việt Nam Và Tôi” (ii)

3/19/200900:00:00(View: 7182)

Đọc Sách Mới: Bài viết của tác giả Trần Ngọc Châu: “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” (II)
CHÍNH SÁCH MỸ VÀ QUÂN ĐỘI VNCH

Năm 1970, TT Nguyễn Văn Thiệu bắt Dân biểu Trần Ngọc Châu  bỏ tù, Elizabeth Pond viết "The Chau Trial". (Hình bên: Dân biểu Châu gặp gỡ báo chí trước trụ sở Hạ Viện, Saigon, 1970). Bốn mươi năm sau, cuối 2008, thêm một sách mới của Rufus Phillips vừa nhắc đến trường hợp Trần Ngọc Châu:  “Why Vietnam Matters” với tiểu tựa: An eyewithness account of lessons not learne / chứng từ của một nhân chứng về những bài học không được học.“
    Từ năm 1991, Trần Ngọc Châu cũng đã là nhân vật chính cho một tác phẩm quan trọng của Zalin Grant: "Facing The Phoenix: CIA and the Political  Defeat in Vietnam / Đối diện Phượng Hoàng” Báo New York Times đã giới thiệu sách này như sau: “Phượng Hoàng trong tựa sách là để chỉ Trần Ngọc Châu và sự sống sót phi thường của ông ta như một người lính, một viên chức, một người tù bị phản bội của chính phủ Nam Việt Nam, trong trại tù cải tạo sau chiến thắng của miền Bắc Việt Nam, một thuyền nhân, di dân tới nước Mỹ cũng như vai trò ông ta, người bố đỡ đầu bất hạnh cho chương trình Phượng Hoàng, một chiến dịch bình định  thành công của CIA trong chiến tranh Việt Nam.”
   Lần đầu tiên, sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu” được ấn hành ở hải ngoại. Ngoài đầy đủ bản dịch "The Chau Trial", phần trích lược sách báo và các tài liệu mật liên quan tới cuộc chiến Việt nam còn có bài viết đặc biệt của chính ông Trần Ngọc Châu. Sau đây là phần trích từ bài viết đặc biệt này.

IÌ. THĂM NƯỚC MỸ LẦN ĐẦU
Năm 1955, tôi được chỉ định và sốt sắng gia nhập nhóm 25 sĩ quan Việt Nam đầu tiên đi Hoa Kỳ mười tháng dự khóa huấn luyện bộ binh cao cấp.       Trước hết chúng tôi bay từ Sài Gòn tới Guam, ghé Hạ Uy Di, và cuối cùng đến Cựu Kim Sơn, rồi chúng tôi tới trại Mason gần đó để nghỉ lại. Đi từ miền nam Việt nam đến một quốc gia mở mang hùng mạnh nhất thế giới là một kinh nghiệm khó quên và có đôi nhiều khám phá mới mẽ và thú vị. Chúng tôi thực sự không biết kỳ vọng cái gì. Sự kiện  lúc đó là chúng tôi biết rất ít về người Mỹ. Dù chúng tôi  lo âu vì trở ngại ngôn ngữ, câu chuyện sau đã xẩy ra như sau: Hôm trước ngày khởi hành đã định từ Cựu Kim Sơn đến trại Fort Benning, Georgia, một đại úy Mỹ đến thông báo cho chúng tôi phải dùng xe tắc-xi loại vàng (Yellow Cab) tới ga xe lửa hôm sau. Anh em sĩ quan chúng tôi cực kỳ sửng sốt vì tin đó. Chúng tôi tự hỏi, được đưa lên xe tắc- xi vàng vì chúng tôi là dân tộc Á Châu da vàng chăng" Người Mỹ có thực sự kỳ thị chủng tộc như chúng tôi được cho biết trước đây không" Xúc động lên  cao nên anh em sĩ quan Việt chúng tôi thảo luận hoàn cảnh này. Chúng tôi phân vân không biết nên đối phó thế nào. Một số cho rằng chúng tôi không nên nói gì cứ lấy xe tắc-xi tới ga, số người khác muốn chúng tôi phải nói lên sự phản đối và yêu cầu được bay trở lại quê nhà tức khắc.
Cá nhân tôi thất vọng thấy người Mỹ lại đón khách như vậy. Sau cùng, tôi lấy can đảm tới gặp viên chỉ huy Mỹ, và với vốn liếng Anh ngữ không gẫy gọn tôi cố gắng làm chọ họ hiểu được quan điểm của tôi. Họ lắc đầu và phá lên cười. Họ giải thích chỉ có hai công ty tắc xi chính ở cựu Kim Sơn, xe Vàng (Yellow Cab) và xe Vạch xanh (Blue Ribbon). Họ bảo chúng tôi dùng xe tắc xi vàng không có nghĩa là làm mất phẩm cách, hoặc kỳ thị, nhưng nếu chúng tôi không muốn đi xe vàng, họ sẽ lo liệu để chúng tôi dùng xe tắc- xi giải xanh. Nghe tôi kể câu chuyện lại cho anh em sĩ quan học viên được nghe, và sau đó không có gì hơn là tất  cả chúng tôi đều cất tiếng cười vang.
Đó là một bất ngờ nhỏ xẩy ra, dù sao rõ ràng lúc đó, chúng tôi không yên tâm tin tưởng vào người Hoa Kỳ. Chúng tôi nhận thức rằng có sự bất công, kỳ thị màu da tại Hoa Kỳ. Chúng tôi nhận thức có ảnh hưởng đến chúng tôi như thế nào. Có thể còn tệ hơn thế nữa. Khi việc này được giải quyết  xong, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Sau mười tháng huấn luyện, tôi hòa đồng với người Hoa Kỳ và chấp nhận suy tư mình nên làm việc với họ. Thêm vào đó, chúng tôi rất khâm phục khả năng đồn trại Fort Benning khi họ biểu diễn sức mạnh quân sự và tàn phá khủng khiếp của hỏa lực. Tôi hài lòng có được một đồng minh đầy uy lực trong khi vẫn còn nghi ngờ về kết quả của các kỹ thuật đó một khi đem áp dụng tại Nam Việt Nam.


KHÔNG CÓ SỰ LỰA CHỌN NÀO KHÁC HƠN
Tốt nghiệp khóa huấn luyện tại Fort Benning vào tháng 9 năm 1956, tôi trở về làm giám đốc huấn luyện trường Võ bị quốc gia Đà Lạt. Đầu tiên, tôi thành lập một ủy ban nghiên cứu các chương trình huấn luyện quân sự của các trường nổi tiếng trên thế giới như trường Sandhurst Anh Quốc, trường Võ bị Saint Cyr Pháp quốc, trường Võ bị Đài Loan v.v... để tìm kiếm những phần thích hợp cho chương trình của trường Đà Lạt chúng tôi. Tôi trù tính soạn ra một chương trình huấn luyện do các sĩ quan ưu tú Việt Nam giảng dạy, bao gồm nững kỹ thuật tân tiến từ nước ngoài lồng trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Viên sĩ quan cố vân của tôi, thiếu tá Butterfield, một sĩ quan ưu tú, tốt nghiệp trường West Point đề nghị chúng tôi nên chấp nhận một chương trình bốn năm mà Hoa Kỳ đã thiết lập tại Phi luật Tân. Ông khuyên chúng tôi nên mượn các huấn luyện viên từ trường Phi này để phụ cùng các huấn luyện viên quốc gia chúng tôi giảng dạy các sinh viên sĩ quan Việt Nam.
Tôi không đồng ý về đường lối này, cho nên tôi tìm đến gặp vị Trung tá chỉ huy trưởng trường Võ bị để xin ông cho quyết định. Trung tá nói chính phủ Hoa Kỳ sẽ đổ hàng chục triệu đô la vào Việt Nam để mở mang và tối tân hóa trường Võ bị chúng ta, và trường West Point được xem như là đứng vào hàng đầu thế giới, ông khuyên chỉ nên nghe theo mà thôi. Ông chưa bao giờ đi Hoa Kỳ, ôngxuất thân từ hàng hạ sĩ quan của Pháp là một trong những sĩ quan Việt Nam cho là người Mỹ giỏi hơn người Pháp rất nhiều.
Ít tuần sau đó, thiếu tá Butterfield và đoàn phụ tá huấn luyện Hoa Kỳ trình bày với sĩ quan cao cấp Việt Nam về kế hoạch trong tương lai cho trường Võ bị quốc gia. Không một ai phản đối chương trình này! Khi thảo luận với các sĩ quan Việt Nam tại Bộ Tổng Tham Mưu, các đơn vị bộ binh, các đơn vị cấp tỉnh, tôi nhận thấy toàn thể đều có một ý nghĩ là nên theo đề nghị của phái đoàn cố vấn Mỹ. Đại để, phía Việt Nam bị thụ động, và hoàn toàn nghe theo ý kiến của đồng bạn Hoa Kỳ.
Đây là vấn đề trầm trọng, người Hoa Kỳ và người Việt Nam đều thiếu tinh thần cộng tác và cảm thông nhau. Tôi cho rằng cả hai bên đều có lỗi: Người Hoa Kỳ bấy lâu nay có  mặc nhiên tự tôn, còn  người Việt Nam thì mặc cảm tự ti vì bị Pháp đô hộ gần một trăm năm qua. Do đó, tai hại là điều dĩ nhiên. Quan điểm thi hành chiến tranh, và cách chiến đấu ra sao tại Nam Việt Nam của Hoa Kỳ thì phía Việt Nam chỉ biết thụ động nghe theo. Như vậy, phía Hoa Kỳ không bao giờ có thể học được những gì mà người Việt Nam biết, cái biết rấ nhiều hơn hẳn họ về những sự việc cần phải làm tại nam Việt Nam. Đó là một sự thật rõ ràng, và rất tai hại khi biết rằng Việt Cộng, một địch thủ lợi hại mà chúng ta trong tương lai phải đối phó.
Có khá nhiều người Việt Nam thông hiểu về ưu và nhược điểm của Cộng sản nhưng  dường như người Hoa Kỳ ít quan tâm tìm đến họ mà chỉ tin chắc rằng chung cuộc rồi sức mạnh quân sự của họ sẽ hóa giải mọi trở ngại và họ sẽ chiến thắng. Như vậy, Hoa Kỳ là chủ chốt, lãnh trách nhiệm chính trong sự hình thành quân đội VNCH. Việc đầu tiên là họ phải đề ra đường lối chiến tranh quy ước.
Về phần tôi, ngoài nhiệm vụ thông thường là phụ trách huấn luyện, tôi được cử tham dự vào sự cải biến sư đoàn 7 (tổ chức của Pháp trước đây) thành sư đoàn 4 bộ binh theo khuôn mẫu Hoa Kỳ. Tôi phải nhìn nhận là lúc đó tôi rất hăng say thấy quân đội Việt Nam cộng hòa bừng đứng dậy, được trang bị tối tân xe tăng, pháo binh, võ khí tự động và cả phi cơ nữa. Tôi cũng tin chắc rằng Nam Việt Nam có khả năng đánh bại nếu CS Bắc Việt từ miền Bắc tiến xuống xâm lăng miền Nam.
Nhưng tôi không chắc là quân lực chính quy Nam Việt Nam có thể đánh có kết quả những đơn vị nhỏ Việt Cộng dùng chiến thuật du kích đánh bất ngờ, rút nhanh, đánh như thời tôi đã chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh. Vào thời gian này, nhất là khoảng trước 1960, hoạt động du kích quân tại nông thôn còn rất yếu ớt. Như vậy, cả Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đã tự thỏa mãn, và cho những việc họ làm đã đạt được khá nhiều kết quả.

Kỳ tới: Bài học vỡ lòng từ cuộc chiến.
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí  25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí.  Bạn đọc và các đại lý  xin liên lạc Việt Báo:
 14841 Moran St.
 Westminster, CA 92683
 (714) 894-2500
Bạn đọc trong nước Mỹ xin gửi thêm $5 đô la cho cước phí.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh trân trọng thông báo Lễ Tạ ơn Nghĩa Sinh năm 2019 sẽ được Phương đoàn Nghĩa Sinh Chicago tổ chức vào ngày 28/11/2019 tại Giáo xứ St. Henry Chicago
Nếu “quyền lực chánh trị” đã vượt khỏi phạm vi hoạt động, nếu “nền dân chủ” đã bị tướt đoạt bởi một nhóm người chánh trị toàn quyền, một hệ thống quan liêu, cửa quyền toàn trị hay những nhóm thế lực độc tài
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
Kính thưa quý độc giả, quý thân hữu và thân chủ, Trước hết, Việt Báo xin trân trọng nói lên lòng biết ơn tới quý văn hữu đã góp bài viết, quý thân chủ quảng cáo, quý thân hữu và độc giả đã ủng hộ cho Việt Báo nhiều năm qua.
Hôm 29.10.2019 Lào bắt đầu cho vận hành đập thủy điện Xayaburi và tiếp theo sẽ là con đập Don Sahong. Đây là hai đập thủy điện nằm trên dòng chính sông Mekong, đã và đang gây rất nhiều tranh cãi giữa Lào, Thái Lan, Cambodia cũng như Việt Nam ở hạ nguồn Mekong.
Khoảng đầu tháng 11/2019, Trung Quốc đang giữ và điều tra giáo sư Đài Loan Shih Cheng-ping với cáo buộc tham gia vào các hoạt động "nguy hiểm với an ninh quốc gia".
GENEVA - Cơ quan thông tin năng lượng IEA cho biết: tuy thế giới đề ra chỉ tiêu giảm khí thải carbonic, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thách còn tăng ít nhất 2 thập niên.
ROME - Nhà lãnh đạo Catholic toàn cầu hô hào kỹ nghệ cao loại bỏ thông tin, hình ảnh ấu dâm trên mạng toàn cầu để ngăn trẻ em tiêp cận.
ANKARA - Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách hồi hương 1 tình nghi ISIS là công dân Mỹ. Anh ta đang mắc kẹt tại biên giới Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ từ 3 ngày.
Ba người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một vụ nổ súng tại khu vực Los Angeles vào sáng Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.