Hôm nay,  

Nghề Đẻ Mướn (Tiếp Theo... Và Hết)

01/07/200800:00:00(Xem: 3589)
(Tiếp theo... và hết)

Từ khi còn thơ ấu thì cô Vohra đã phải quần quật làm việc ở đồng ruộng và không được học nhiều. Khi lên 16 tuổi thì cha mẹ gả cô và cô theo chồng dọn về ở trong một căn nhà tí hon, một phòng, mà cái vách bằng đất khô thường xuyên bị sụp lở trong mùa mưa lũ. Cô dự định sẽ chia số tiền thù lao đẻ mướn làm ba phần: mua căn nhà gạch nung, đầu tư vào thương nghiệp của chồng cô và để dành cho học vấn của các con. Cô tâm sự: “Con gái tôi muốn thành cô giáo. Tôi sẽ làm bất cứ chuyện gì để giúp nó có được cơ hội ấy”.

Khi được hỏi cô có cảm thấy hồi hộp ái ngại khi phải đẻ mướn không thì cô nhẹ nhàng lắc đầu nói: “Tôi khỏe mạnh, có thể lực và tôi đã từng sanh nở hai lần rồi”.

Cô Vohra cũng cho biết cô đã chuẩn bị tinh thần để có thể trao đi đứa bé mà cô sẽ mang nặng đẻ đau. Cô nói: “Ngay cả mầu da của nó cũng sẽ khác với mầu da của tôi và vì thế, tôi sẽ không có khó khăn gì cả khi nghĩ rằng nó là con của chị Jessica”

Dưỡng đường có đặt điều kiện rằng những người đẻ thuê phải từng là mẹ để họ có thể biết được những khó nhọc thể chất liên quan đến chuyện này và sẽ ít bị vướng mắc tình cảm với những đứa bé mà họ sẽ cho chào đời.

Dĩ nhiên là cô Vohra khó thể nào biết trước được cảm tưởng của cô sau khi cô sanh đứa bé. Việc này là một chuyện thật khó mà ngờ trước được, và nó cũng là lý do khiến cho các vụ kiện tụng giành quyền nuôi con đôi khi xảy ra ở Hoa Kỳ. Tất cả các người đẻ thuê ở dưỡng đường đều ký một tờ giấy cam kết sẽ trao đứa bé sơ sinh cho cha mẹ ruột của nó. Điều này khiến cho các cha mẹ ruột yên tâm hơn, nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện cho những lập luận rằng những người phụ nữ đẻ thuê này bị lợi dụng, vì đa số những người này đều mù chữ. Ở Hoa Kỳ, chỉ có một số rất ít tiểu bang công nhận tính chất pháp lý của những hợp đồng được ký kết trước khi sanh. Tại những tiểu bang khác thì một người đẻ giùm có được một khoản thời gian có hạn để giành quyền làm phụ huynh của đứa bé sơ sinh.

Cô Vohra ngồi lặng im, nhìn vào những ngón tay nứt nẻ của mình, rồi một hồi sau mới nói tiếp: “Nếu sau khi sanh xong mà tôi cảm thấy buồn bã (vì phải trao đi đứa bé), thì tôi sẽ không để nỗi buồn này được tỏ lộ ra. Tôi có thể hiểu thấu được về sự mong muốn có được đứa con này của chị Jessica”.

Cô giải thích thêm rằng ở Ấn, bệnh hiếm muộn được xem như là một sự nguyền rủa của thánh thần mà người ta phải gánh chịu.

Bà Ordennes đến dưỡng đường đúng 10g00 sáng trên chiếc xe cho mướn có tài xế mà bà đã thuê để có thể dễ dàng đi lại trên những con đường nhỏ hẹp, bận rộn, chen chúc với xe lam, xe buýt cũng như xe thổ mộ do lạc đà kéo của tỉnh lỵ Anand.

Không màng đến tục lệ địa phương vốn ngăn cấm những người đàn bà ở đẳng cấp xã hội thấp (lower caste) không được quyền va chạm với những người ở ngoài đẳng cấp của họ, bà bước đến ôm chặt lấy Vohra. Vohra mỉm cười vui sướng.

Vì Vohra không nói được tiếng Anh nên bà Ordennes dẫn theo thông ngôn của riêng bà. Đây là một nữ sinh trung học địa phương mà dưỡng đường giới thiệu cho bà. Tuy nhiên, khi họ tìm được một phòng bệnh trống trên lầu và ngồi lên giường để nói chuyện với nhau thì cả hai phụ nữ này đều nghẹn lời, không nói được câu nào cả.  Có vẻ như cả hai cùng nhận thức được rằng giữa họ có một quãng cách quá rộng lớn và vì thế không biết phải bắt đầu từ đâu.

Bà Ordennes ngập ngừng hỏi cô Vohra vài câu về những đứa con của cô, rồi sau đó bà thuật lại cho cô nghe về kết quả lần đếm trứng gần đây nhất của bà. Đây là đề tài mà những người bệnh nhân ngoại quốc của dưỡng đường đổ dồn hết tâm trí vào bởi vì sự đóng góp duy nhất của họ vào quá trình thai nghén chỉ là những cái trứng khỏe mạnh, lành lặn mà thôi. (Trứng của những người đẻ thuê không bao giờ được sử dụng cả). Bà Ordennes đã sản xuất được 6 cái trứng rồi, nhưng trong số này thì hai cái cần phải có thêm thời gian để được chín mùi.

Bà Ordennes nắm bàn tay Vohra rồi bóp nó thật chặt trong lúc hứa hẹn sẽ hết lòng chăm sóc cô trong suốt thời gian thai nghén. Bà ôm chặt lấy cô một lần nữa và liên tục thì thầm: “Em quả thật là thiên thần của tôi. Em quả thật là thiên thần của tôi”. Sau đó, bà lấy máy ra chụp vài tấm hình để gởi cho chồng bà.

Văn phòng của BS Patel là một căn phòng chật hẹp, u tối với cái máy điện toán ở một góc và một cái máy siêu âm  (ultrasound machine) ở góc kia, đàng sau một bức màn. Cái bàn khổng lồ của bà nằm ngay giữa phòng, trên bàn là cả một núi giấy tờ. Căn phòng lúc nào cũng đầy nghẹt y tá và bệnh nhân và bất kỳ một ai muốn bước vào phòng. Không ai thèm gõ cửa trước khi vào phòng cả.

Trong lúc đi một vòng các phòng bệnh trên lầu, nơi những người đẻ thuê đã mang thai đang chờ khám thai, BS Patel cho biết thương vụ của dưỡng đường phát triển vượt bực, xa hơn sự tưởng tượng của bà trước đó. Bà có hơn 150 cặp vợ chồng ngoại quốc trong danh sách chờ đợi và mỗi tuần thì có thêm 3 phụ nữ xin được làm người đẻ thuê. Bà cho biết mỗi ngày bà làm việc 14 giờ, nhưng bà vẫn khư khư khẳng định rằng bà chỉ bắt đầu dính líu vào vụ đẻ thuê, đẻ giùm này vì lãnh vực này thật sự có một nhu cầu rất lớn. Ba nói: “Tôi nhận những bệnh nhân đã được chẩn đoán cho thấy họ thật sự bị hiếm muộn. Ngoài ra, tôi cũng có được một số phụ nữ muốn tìm người đẻ giùm vì họ không muốn phải gián đoạn sự nghiệp, thế nhưng, đối với những người này thì tôi thẳng thừng từ chối”.

Tuy vậy, BS Patel cũng thừa nhận rằng nếu dịch vụ đẻ thuê này tiếp tục phát triển ở Ấn Độ thì sẽ có nhiều sự nguy hiểm xảy ra. Bà nói: “Hiện nay, Hội Đồng Y Sĩ Ấn (Indian Mediacl Council), cơ quan có nhiệm vụ kiểm soát những dịch vụ như thế, vẫn chưa đặt ra quy chế, luật lệ về những dịch vụ này. Quy luật cần phải thật gắt gao để bảo đảm rằng những người phụ nữ này không bị lợi dụng”.

Là một người thường xuyên được mời làm diễn giả tại nhiều cuộc hội nghị quốc tế về chứng hiếm muộn, BS Patel không ngạc nhiên gì trước những người ngoại quốc từ bốn phương - kể cả Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Âu Châu và ngay cả Úc Đại Lợi - tìm đến gõ cửa dưỡng đường của bà. Thế nhưng bà từ chối không giúp đỡ cho những cặp đồng tính luyến ái, một việc cho thấy nguồn gốc văn hoá rất bảo thủ của bà.  Bà nói: “Tôi nhận được rất nhiều điện thư từ những người đồng tính luyến ái, cả nam lẫn nữ. Một số điện thư này được viết rất là hay, nhưng tôi không cảm thấy thoải mái khi giúp đỡ họ”.

Những người mà bà cảm thấy thật tình muốn giúp đỡ là những người phụ nữ địa phương – những người đẻ thuê – và chỉ khi nào họ không bị chồng hoặc gia đình chồng vì ham tiền nên ép buộc họ mà thôi. Bà giải thích: “Tôi phải xác định được một cách rõ rệt rằng đấy là quyết định của chính cô ta. Nếu có chút dấu hiệu gì về sự căng thẳng hoặc không đồng ý là tôi có thể biết ngay lập tức”.

Bà Patel cũng giúp trong việc bảo đảm rằng mỗi một người phụ nữ này tiếp tục giữ quyền kiểm soát tiền thù lao của họ. Bà nói: “Thí dụ như cô ta muốn mua một cái nhà thì chúng tôi sẽ giữ tiền của cô ta cho đến khi cô ta  sẵn sàng để mua. Nếu như cô ấy muốn để vào trương mục cho các con của cô ấy thì chúng tôi sẽ tháp tùng cô ấy đến ngân hàng, giúp cô ấy mở một trương mục do chính cô ấy đứng tên”. Khoản tiền này đã mang đến cho rất nhiều phụ nữ kinh nghiệm được tự chủ lần đầu tiên.

Đạt được sự tự do về tài chánh quả thật là một việc làm vô cùng nặng nhọc. Trong một phòng bệnh khác với vách tường lồi lõm và cái quạt trần cũ kỹ quay kẽo kẹt, một thiếu phụ 35 tuổi, cô Sofia Vohra (không có bà con gì với cô Najima Vohra ở đoạn trên cả), nằm trên một trong ba cái giường trong phòng chờ đợi. Cô sắp sanh lần thứ sáu. Cái thai cô đang mang là của một cặp vợ chồng sinh sống ở Hoa Kỳ. Cô có 5 đứa con, một người chồng say sưa lười nhác và cô phải làm nghề nghiền thuỷ tinh để chế tạo giây diều với mức lương tháng là $25 Mỹ Kim. Cô trở thành người đẻ thuê để có tiền trả hồi môn (dowries) cho hai đứa con gái của cô có thể lấy chồng, tuy rằng đây là một hủ tục cổ xưa đã bị luật pháp nghiêm cấm nhưng vẫn còn rất phổ biến trong dân chúng Ấn.

Khi BS Patel đặt ống nghe lên trên cái bụng mầu nâu căng phồng của cô thì cô nói: “Một khi chuyện này xong rồi thì tôi sẽ thấy khoẻ hơn nhiều. Mang thai một lần nữa quả thật là khiến tôi mệt đuối đi”.

Thế rồi, có lẽ sợ rằng lời than vãn của mình sẽ bị hiểu lầm, cô Sofia vội vã nói thêm: “Chuyện này không phải là một chuyện bóc lột lợi dụng. Phải nghiền thuỷ tinh suốt 15 giờ một ngày mới là chuyện bóc lột lợi dụng. Cha mẹ của thai nhi đã cho tôi một cơ hội tạo điều kiện cho các con gái tôi có được hôn nhân tốt đẹp. Đây quả thật là một gánh nặng đã được tháo gỡ ra cho tôi và tôi không phải lo nghĩ nữa”.

Đến giờ ăn trưa thì các bà mẹ đẻ thuê của dưỡng đường dồn vào một căn phòng nhỏ, nơi nhân viên dưỡng đường đã chuẩn bị cho một bữa tiệc nho nhỏ. Trong số này có cô Rubina Mondal, 30 tuổi, một cựu thâu ngân viên nhà băng, với mái tóc đen nhánh xoã dài xuống lưng trong một cái sari đỏ viền vàng. Cô vừa sanh một đứa bé trai bụ bẫm kháu khỉnh cho một cặp vợ chồng từ California.

Cô Mondal nghe nói về dưỡng đường của BS Patel qua một chương trình truyền hình và cô đã lặn lội từ thành phố Kolkata (trước đây được gọi là Calcutta) ở miền Đông Ấn độ đến Anand để xin làm người đẻ thuê. Cô có một lý do thuần tuý về tài chính: Raj, đứa con trai 8 tuổi của cô có một cái lỗ hổng giữa tim của nó, và đẻ thuê là phương pháp duy nhất khả dĩ giúp cô có đủ tiền trang trải chi phí chăm sóc y tế cho nó.

Bà Patel ráp cô Mondal với cô Karen, 33 tuổi, nhân viên của một công ty tài chánh chuyên cho mượn tiền mua nhà ở Los Angeles.

Karen và chồng cô là Thomas muốn có con nhưng từ khi lên 16 tuổi cô đã bị một cái bướu ở tử cung và biết rằng phải có người mang thai đẻ giúp cô. Ngay sau lần cấy đầu tiên thì cô Mondal đã có thai. Trong suốt 8 tháng sau đó thì mỗi tuần Karen đều gọi điện thoại một lần từ Hoa Kỳ để hỏi thăm về sự phát triển của con mình. Ngoài tiền thù lao đẻ thuê, Karen còn bỏ tiền ra mướn luôn một căn chúng cư hai phòng ở Anand cho gia đình cô Mondal, thuê người lau chùi giặt giũ cho họ và gởi những kiện hàng bao gồm đồ ngủ và đồ lót bằng vải cho cô Mondal cũng như đồ chơi cho hai đứa con trai của cô nữa.

Năm tuần trước ngày sinh nở thì Karen bay sang Ấn Độ và dọn về ở chung với gia đình cô Mondal. Cô Mondal nói: “Karen như trở thành một người chị của tôi”.

BS Patel đỡ đẻ cho cô Mondal tại dưỡng đường và bé trai Brady ra đời.

Như bà Ordennes cô Karen đã cố tìm người đẻ giúp ở Hoa Kỳ. Cô nói: “Vài người rất dễ thương, nhưng chúng tôi không phù hợp với nhau”.

Là một Phật tử, Karen nghĩ rằng cô sẽ có thể tìm được sự cảm thông nhiều hơn ở Ấn Độ với niềm tin chung về định mệnh và luân hồi. Cô cũng cảm thấy gần gũi với tính tình đôn hậu của cô Mondal cũng như sự thân mật ấm cúng của dưỡng đường. Cô nói: “Người ở đây thật thà và rất thật, không giả tạo”.

Karen cảm thấy bực mình với những người cho rằng cô chọn Ấn độ vì nơi đây cô không bị rắc rối từ luật lệ chính phủ. Cô nói: “Có vài người  làm ra vẻ rằng chúng tôi đi chợ mua đồ rồi trở về với một đứa bé vậy đó. Thật ra thì ở tại Ấn Độ rất khổ cực – sức nóng, muỗi mòng, lo lắng về sức khoẻ của chị Rubina cũng như của đứa bé. Phải thật sự mong muốn rất nhiều để có được một đứa con thì người ta mới chấp nhận cách sắp đặt như thế này”.

Karen gởi hình của bé Brady cho Mondal hàng tuần qua điện thư và cô cũng dự định sẽ mang người đã mang nặng đẻ đau cho bé sang Hoa Kỳ dể mừng sinh nhật đầu tiên của bé vào năm tới. Cô nói: “Tôi muốn Brady có được một mối liên hệ với người đàn bà đã giúp tôi cưu mang nó trong bụng cô ta”.

Trong khi đó thì cô cũng bắt đầu một vụ mướn người đẻ thuê kế tiếp. Razia, em gái của cô Najima Vohra đang mang cái thai 10 tuần, và thai nhi là em của Brady.

Câu chuyện của cô Karen mang lại cho bà Ordennes thật nhiều hy vọng. Mười ngày sau khi đến dưỡng đường thì cô được biết rằng kết quả đo lường bằng máy siêu âm cho thấy cô có được 8 cái trứng khoẻ mạnh. Đây là một tin vui, bởi vì càng có nhiều trứng thì càng có nhiều cơ hội cấu tạo được mầm thai khoẻ mạnh để cấy vào tử cung cô Vohra. Tuy nhiên, xác suất cũng khá mong manh. Đối với những cặp vợ chồng trẻ tuổi hơn thì cơ hội người đẻ thuê đậu thai là 30%-40%. Nhưng đối với những người ở lứa tuổi của bà Ordennes thì xác suất này tụt xuống còn 15% - 20% mà thôi.

Tuy rất phấn chấn và hào hứng về cơ hội mà cô Vohra có thể đậu thai, bà Ordennes không chắc rằng bà có thể ở lại Ấn Độ để đợi đến ngay cấy thai, vốn đã được BS Patel sắp đặt cho một tuần sau đó. Bà nói: “Tôi thật tình muốn được ở lại với Najima, nhưng tôi cần phải về nhà bởi vì tôi đã hẹn người đến tân trang căn nhà tôi rồi”. Khi nhận thức được câu nói ấy có vẻ khó nghe nên bà vội vã nói thêm: “Tìm được thợ giỏi rất là khó. Và chuyện tân trang này cũng chỉ vì đứa bé mà thôi!”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.