Hôm nay,  

Sau Trận Đàn Áp

10/16/200700:00:00(View: 4650)

Bây giờ thì xong rồi. Trận đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa tại Miến Điện đã xong rồi. Thế giới chấp nhận như thế,  khối ASEAN chấp nhận như thế, bất kể những thương tổn vô cùng tận cho dân tộc Miến Điện.

Những ngaỳ vui mừng và hy vọng quá ngắn ngủi của toàn dân tộc Miến Điện đã trôi qua. Và biết bao nhiêu ước mơ bị vùi dập.

Đại Sứ Anh Quốc Mark Canning khi nhìn ra cửa sổ tháng trứơc và thấy nhiều ngàn vị sư và dân chúng biểu tình ngang qua sứ quán đã nói, “Trong tận cùng, rồi đã thấy được sức bật dậy, quyết tâm và lòng can đảm của những người đang diễn hành.”

Khi các nhà sư đi tuần hành ngang qua tòa đại sứ Anh Quốc, đám đông đi theo bùng lên những tiếng hoan hô, tin rằng họ được sự ủng hộ từ chính phủ và dân tộc Anh Quốc, và từ cả một thế giới bên ngoài những bức màn sắt. Lúc đó đám đông đã nhìn thấy đại sứ Canning nhìn họ từ cao trên cửa sổ. Hình ảnh của đại sứ Anh Quốc lúc đó vài tuần sau được người Miến Điện tị nạn vượt biên kể lại trên nhiều mạng diễn đàn Internet.

Tuy nhiên, David Steinberg, một chuyên gia về Miến Điện từ đại học Georgetown ở thủ đô Hoa Kỳ, lo ngại. Ông nói cơ hội để chế độ quân phiệt bị lật đổ thì “99.99% không xảy ra nổi.” (trang Burma Dialogue -- freesuukyi.org).

Đã có hơn 2,000 nhà sư bị bắt giam. Phần nhiều bị tra tấn. Tính chung cả dân, đã có 6,000 người bị giam. Nhiều người sau đó được thả ra kể là nhiều người đã chết trong tù. Nhà dân chủ Ko Win Shwe chết vì bị tra tấn; ông thuộc Liên minh Dân Chủ cuả bà Aung San Suu Kyi.

Và bây giờ thế giới nên làm gì" Nghị quyết Liên Hiệp Quốc thì có đổi thay gì" Biện pháp cấm vận của Mỹ thì chỉ như gãi ngứa...

Một người Miến Điện lưu vong với bút danh nolafugee trên  một diễn đàn Internet đã nghĩ tới chuyện níu áo ông Al Gore, người vừa thắng Giaỉ Nobel Hòa Bình.

Đọc bút danh nolafugee, chúng ta có thể qua cách ghép chữ đoán rằng người này là tị nạn thuộc vùng nola -- có thể là phía bắc tiểu bang Louisiana..

Người tị nạn Miến Điện này tin rằng Al Gore và nhiều nhà thắng giaỉ Nobel Hòa Bình có thể ủng hộ dân chủ Miến Điện bằng cách cùng nhau tới Miến Điện, và diễn hành tới thăm bà Suu Kyi, cũng là một người từng được Giải Nobel Hòa Bình.

Và nếu những người thắng giaỉ Nobel Hòa Bình như ông Al Gore, như cựu Tổng Thống Carter, và nhiều người thắng giải khác quyết tâm không chịu ra khỏi Miến Điện cho tới khi nào bà được thả ra khỏi tình trạng quản thúc tại gia, cho tới khi nào các vị sư được thả ra khỏi tù, cho tới khi nào người dân được quyền tự do hội họp và cho tới khi nào Dân Chủ phục hồi trên đất nứơc Miến Điện...

Người tị nạn thơ mộng này tin là cần khẩn cấp vài chục người thắng Giải" Nobel Hòa Bình cùng xuống đường biểu tình, tuần hành tới nhà bà Suu Kyi... bởi vì để trễ thì mọi chuyện sẽ nguội mất. Vì thế giới này chóng quên lắm.

Người tị nạn này tin rằng có Giải Nobel Hòa Bình cũng vô ích nếu không giúp được một người đồng giải đang bị bao vây, và khi tình hình nhân quyền ở đất nứơc của người đồng giải" đó đang bị đàn áp thô bạo trứơc mắt toàn cầu.

Cuối lá thư, người tị nạn này nói là nếu chậm trễ thì cả thế giới đều sẽ thua cuộc.

Và bây giờ, tới hôm nay, thì trễ rồi. Vài ngày sau khi Al Gore lãnh giải Nobel Hòa Bình vẫn không thấy các vị khôi nguyên Hòa Bình này rủ  nhau bay tới Miến Điện thăm bà Suu Kyi. Trễ rồi, thực sự trễ rồi.

Thế giới đã sẵn sàng để quên. Cũng hệt như hồi tháng 6-1989 taị Thiên An Môn, Bắc Kinh, sau khi xe tăng quân đội CSTQ tràn vào giaỉ tán hàng trăm ngàn sinh viên đòi dân chủ.

Và rồi đất nứơc Miến Điện đã chìm vào một nỗi buồn vô hạn. Nỗi buồn lớn lao tới không đo lường nổi. Hiển hiện trên từng khuôn mặt người dân.

Các bản tin qúôc tế cho biết nhà nứơc quân phiệt Miến Điện đã ép buộc hàng chục ngàn người dân biểu tình hôm Thứ Bảy để tung hô nhà nứớc độc tài toàn trị. Cuộc  biểu tình “ủng hộ độc tài” tổ chức ở Yangon để tung hô cái gọi là “nền dân chủ có kỷ luật.”

Một người tham dự biểu tình kể với thông tấn AFP rằng mỗi xí nghiệp trong khu công nghiệp Yangon bị buộc phải gửi 50 công nhân lên xe buýt chở ra khu biểu tình. Cuộc biểu tình rầm rộ này tổ chức trong khi đặc sứ LHQ Ibrahim Gambari trở lại Miến Điện để áp lực chế độ quân phiệt phải thay đổi.

Cuộc biểu tình này đã hô những khẩu hiệu theo lệnh nhà nứơc, lên án truyền thông qúôc tế và lên án “các phần tử phá hoại trong và ngoaì nứơc” -- trong lời đó thấy rõ là khẩu hiệu nhằm lên án lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi và những người ủng hộ bà từ toàn cầu.

Làm sao người dân Miến Điện mới mấy tuần trứơc đã hô khẩu hiệu đoì dân chủ, và bây giờ thì lại bị ép hô khẩu hiệu lên án nhà lãnh tụ dân chủ"

Những khuôn mặt rất là buồn bã của người dân khi bị ép đi biểu tình còn trên hình ảnh nơi đây:

http://www.newsdeskspecial.co.uk/2007/10/thousands-bused.html

Hãy nhìn khuôn mặt người dân Miến Điện xem. Họ cúi mặt xuống. Buồn bã. Và để che những dòng nứớc mắt.

Không có người thắng giải Nobel Hòa Bình nào đứng bên họ. Người muốn ra đứng bên họ thì lại đang bị quản thúc. Cũng nơi thành phố Yangon xinh đẹp và linh thiêng này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.