Hôm nay,  

CSVN Bị Tố Cáo Bất Xứng Giữ Ghế Hội Đồng Bảo An LHQ

10/3/200700:00:00(View: 9150)

(New York-VNN) Theo thông cáo báo chí của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam ngày 1-10-2007, trong bản tuyên bố phát biểu trước 100 Ngoại trưởng thuộc Cơ cấu Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) tại Đại hội đồng LHQ hôm qua ở New York, "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" lên tiếng kêu gọi các quốc gia dân chủ trong thế giới không bỏ phiếu cho Libya và Việt Nam làm thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ. Hai quốc gia này có tên trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2008-2009. Mặc dù cả hai quốc gia được xem như "sạch sẽ" (clean-state trong nghĩa không bị chống đối), Libya và Việt Nam cần có 2/3 phiếu thuận tại phiên Đại hội đồng LHQ lần thứ 62 năm nay mới được làm thành viên không thường trực. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 16.10 sắp tới.

"Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" biểu tỏ "sự cực kỳ quan tâm nếu các quốc gia phi dân chủ như Libya và Việt Nam đệ đơn xin làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ cho nhiệm kỳ hai năm 2008-2009, khi vẫn tiếp diễn những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại nước mình. "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" yêu cầu Cơ cấu Dân chủ LHQ bảo đảm rằng các quốc gia đệ đơn vào Hội đồng Bảo an phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền cơ bản của LHQ, và kêu gọi các thành viên quốc gia thuộc Cơ cấu Dân chủ LHQ không bỏ phiếu cho Libya và Việt Nam".

"Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" là các xã hội dân sự trong các "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" bao gồm toàn thể các quốc gia dân chủ hay đang tiến hành dân chủ họp mặt tại thủ đô Warsaw năm 2000 trong một diễn đàn nhằm tăng cường hợp tác quốc tế cho sự thăng tiến dân chủ và nhân quyền. Các quốc gia thành viên thuộc "Cộng đồng các quốc gia dân chủ" thành lập Cơ cấu Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) để điều hợp quan điểm chung trên lĩnh vực dân chủ và nhân quyền tại LHQ, và cùng với Qũy Dân chủ LHQ hậu thuẫn cho các dự án của các xã hội dân sự nhằm dân chủ hóa toàn cầu.

Ông Võ Văn Ái là thành viên trong "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ", là Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam, tham dự gặp gỡ và phát biểu trước 100 Ngoại trưởng thuộc Cơ cấu Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) tại Đại hội đồng LHQ hôm nay ở New York, 1.10.2007. Ông Ái hoan nghênh sự lên tiếng hậu thuẫn của "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" khi nói rằng: "Việt Nam đi tìm sự chính thống quốc tế trong khi vẫn trắng trợn chà đạp nhân quyền tại nước mình. Cơ cấu Dân chủ LHQ không thể nào chấp nhận sự cố tâm lừa dối tại diễn đàn quốc tế này".

Nhân dịp gặp gỡ này tại Đại hội đồng LHQ ở New York, ông Võ Văn Ái cho công bố bức Thư Ngỏ gửi ông Tổng Thư ký LHQ, Ban Ki-moon, và các quốc gia thành viên LHQ. Bức Thư ngỏ được "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" hậu thuẫn cùng với trên một trăm chữ ký của các tổ chức đấu tranh lỗi lạc cho dân chủ và nhân quyền, các Dân biểu Quốc hội và nhân sĩ quốc tế thuộc 30 quốc gia Á châu, Âu châu, Hoa Kỳ và Phi châu. Bức thư Ngỏ trình bày thảm trạng nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam và kêu gọi không bỏ phiếu cho Việt Nam Cộng sản.

Thư Ngỏ nêu ra các tiêu chuẩn trong Hiến chương LHQ để được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ: "Sự đóng góp của các quốc gia thành viên cho tổ chức LHQ giữ gìn hòa bình thế giới và an ninh cùng các mục tiêu của tổ chức". Những người ký tên hậu thuẫn Thư Ngỏ đều xác định: "Việt Nam không đủ tư cách và điều kiện cho hai mục tiêu này".

"Nghĩa vụ tối thiểu của các quốc gia thành viên LHQ là duy trì những nguyên tắc gìn giữ trong Hiến chương LHQ, và tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc nhân quyền. Quốc gia nào mong muốn làm thành viên Hội đồng Bảo an LHQ phải có trách vụ đặc biệt hoàn thành các trách vụ gắn kết này" là lời bức Thư Ngỏ viết, nhưng xác nhận rằng trái với các tiêu chuẩn ấy, Việt Nam còn vi phạm nghiêm trọng các công ước nhân quyền như Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị và Công ước về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982, nhung lại "từ khước mọi cuộc đối thoại với các cơ quan nhân quyền LHQ".

Mặc "các lời khuyến cáo khẩn cấp và liên tục" của các cơ quan LHQ, Việt Nam tiếp tục bắt giam bất cứ ai cất lời phê bình ôn hòa dưới điều luật mơ hồ về "an ninh quốc gia" trong các Bộ luật Hình sự Việt Nam. Các điều luật này "không phân biệt giữa các hành vi bạo động như khủng bố với các hành xử ôn hòa của sự tự do ngôn luận", và "kết tội những hành xử ôn hòa cho nhần quyền". Bảy trong các thứ tội này có thể bị tử hình.

Bức Thư Ngỏ cho biết Việt Nam áp dụng các điều luật mơ hồ về "an ninh quốc gia" để "trừng trị thẳng tay các nhà ly khai" bao gồm "những nhà đấu tranh cho nhân quyền, các tín đồ tôn giáo, những nhà hoạt động cho dân chủ, những nhà sử dụng Internet, ký giả và các nhà hoạt động công đoàn". Các vị này bị bắt giam chỉ vì lý do "phổ biến những kiến nghị đòi hỏi cho dân chủ và nhân quyền". Trong một loạt xét xử bất công từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2007, hai mươi nhà đấu tranh cho dân chủ đã lãnh án tổng cộng 80 năm tù và 30 năm quản chế vì những hoạt động ôn hòa.

Những người ký tên Thư Ngỏ cũng chê trách Việt Nam đã sử dụng bạo động một cách quy mô để đàn áp phong trào nông dân khiếu kiện, gọi là tập thể Dân Oan, phản đối sự lạm dụng quyền bính và việc Nhà nước cướp đất nông dân. Tại Việt Nam nông dân chiếm 74% dân số 83 triệu người và chiếm 75% dân số lao động 45 triệu người. "Phong trào nông thôn phản kháng đang bùng nổ lớn rộng", theo số liệu của Nhà nước đã có 2 triệu đơn khiếu kiện trong vòng 10 năm quạ Thay vì giải quyết vấn đề, Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình trước các công sở, khủng bố và bắt bớ người đi khiếu kiện.

Bức Thư Ngỏ cũng nói lên mối bức xúc trước hiện tình của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà ly khai nổi tiếng được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm 2007. Hòa thượng đang bị các cơ quan truyền thông đại chúng và báo chí vu cáo trắng trợn vì Hòa thượng mở chiến dịch cứu trợ tập thể Dân Oan vào trung tuần tháng 7 vừa quạ Vị lãnh đạo số hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị báo chí nhà nước tố cáo là "xúi giục nhân dân biểu tình chống chính phủ" và "phá rối trật tự công cộng". "Triệu chứng xấu trong chiến dịch vu cáo này khiến chúng tôi lo sợ như màn giáo đầu một cuộc đàn áp khốc liệt sắp xẩy tới", bức Thư Ngỏ viết và nhắc nhở rằng "Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ hiện đang bị quản chế không thông qua một án lệnh nào tại Thanh Minh Thiền viện ở thành phố Hồ Chí Minh và đã trải qua trên 26 năm tù đày chỉ vì lên tiếng ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền".

Bức Thư Ngỏ kết luận bằng lời kêu gọi các quốc gia thành viên tại Đại hội đồng LHQ lần thứ 62 ở New York:

"Chúng tôi tin rằng một chính quyền đang gây tạo sự bất an trên đất nước mình bằng cách sử dụng bạo lực và đàn áp người công dân đòi hỏi ôn hòa các ngưỡng vọng và các quyền chính đáng, không thể nào gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.

"Do đó, chúng tôi kêu gọi quý liệt vị không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, và tìm kiếm một quốc gia Á châu khác cho chiếc ghế này. Việt Nam không thể được chọn lựa vào Hội đồng Bảo an LHQ bao lâu chưa chịu cam kết trong thời gian ấn định những bước tiến sau đây:

- "trả tự do tức khắc cho tất cả những ai bị giam giữ vì hành xử ôn hòa cho các quyền chính đáng của họ trên phạm vi ngôn luận, tôn giáo, hội họp hay lập hội, đặc biệt là hai nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân;

- "phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chấm dứt mọi cuộc đàn áp đối với các thành viên thuộc các cộng đồng tôn giáo chưa được thừa nhận như Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành;

- "thi hành các khuyến cáo của Ủy ban Nhân quyền LHQ (năm 2002) để cải tiến các điều luật "an ninh quốc gia" trong Bộ luật Hình sự và hủy bỏ tất cả các sắc luật kềm chế những hoạt động nhân quyền; hủy bỏ tức khắc Pháp lệnh 44 về quản chế hành chính, cho phép công an quản chế tới hai năm các nhà ly khai mà không thông qua tòa án hoặc cho phép giam giữ họ trong các bệnh viện tâm thần;

- "tuân thủ toàn triệt các cơ chế nhân quyền LHQ, bắt đầu bằng việc mời các vị Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, Tự do Tôn giáo và Tổ hành động chống bắt bớ trái phép đến kiểm tra tại chỗ ở VN; và

- "bãi truất án tử hình tại Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người dân VN vì sống ở quê nhà khổ quá nên ai cũng muốn tìm đường đi ra nước ngoài để làm ăn kiếm tiền giúp bản thân và gia đình, vì vậy mới dễ làm mồi cho các cá nhân và tổ chức buôn người lợi dụng, như trường hợp ông Lâm Nguyên Bách ở tỉnh Phú Yên bị gạt đi di dân lậu qua Mỹ rồi phải quay về để tiền mất tật mang
Hôm 13 tháng 11 là ngày bắt đầu phiên xử Luật Sư Trần Vũ Hải tại Nha Trang, nhưng công an đã bao vây tại phiên tòa không cho ai vào dự kể cả phóng viên báo quốc doanh
Westminster (Bình Sa)- - Tối thứ Ba ngày 12 tháng 11 năm 2019, tại hội trường Thành Phố Westminster số 8200 Westminster Blvd CA.92683, Nhóm Westminster United do ông David Johnson, phát ngôn viên của nhóm đã tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa vận động cử tri tham gia ghi tên bãi nhiệm ba vị dân cử thành phố, bao gồm Thị trưởng Tạ Đức Trí, Phó thị trưởng Kimberly Hồ, và Nghị viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Hậu về ôm bà Hai nức nở thủ thỉ: - Con khổ quá mẹ, bác sĩ nói con vô sinh!
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Phật tử đến chùa đã quen dần với hình ảnh Đức Phật Di Lặc có sáu chú điệu (lục tặc: 6 tên giặc) chơi giỡn, thọc loét và ngoáy rún của ngài. Hình ảnh đã để lại một bài học chánh niệm tự tại rất dễ thương.
Ngày 09 tháng 11 năm 1989 – nhân dân Đức hai miền đã phá sập bức tường Bá Linh. Một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng và một loạt cách mạng lật đổ chế độ CS độc tài các nước Đông Âu và Liên Xô.
Nền kinh tế Anh tăng trưởng yếu nhất gần 1 thập kỷ trong quý 3 vừa qua, khi những bấp bênh xung quanh vụ "ly dị" chưa có hồi kết giữa Anh với Liên minh Châu Âu (EU) – hay còn được gọi là Brexit - tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế.
MEXICO - TT Morales bị tố cáo gian lận bầu cử, bị quần chúng xuống đường biểu tình bao vây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.