Hôm nay,  

Những Ngày Cao Ngạo !

11/04/200700:00:00(Xem: 4440)

Quí Thầy và Nhóm Sinh Viên Trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ Hình chụp trước bực thềm trường , mặt tiền trên đường Nguyễn Du Năm 1965 , 66

Có một thời gian, mình tưởng mình NGON!
Giữa năm học Đệ Ngủ, bắt chước chị tui, tui cũng thi vô trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kich Nghệ.
Chế tui (chế là chị, kêu theo tiếng Triều Châu) đã học ở đó từ năm rồi rồi.
Trường nầy hồi trước chỉ dạy ngành kịch nghệ (thoại kịch, ngành xử dụng nhạc khí tây phương mà thôi. Đầu thập niên 60, có thêm ngân quỹ họ mở thêm lớp dạy hát bội, dạy đờn cổ nhạc và cải lương.
Những bực nghệ sĩ kỳ cựu nổi danh phụ trách phần huấn luyện đào tạo lớp trẻ là các thầy: Nguyễn Thành Châu tức nghệ sĩ Năm Châu, dạy diễn xúất, (sau nầy khi thầy nằm bịnh viện thì có cô Kim Cúc là vợ của thầy vô dạy thế vài tháng, vì vậy đám học trò được hấp thụ tài nghệ riêng của cả hai bậc thầy), Duy Lân dạy ca, Lê Hoài Nở dạy diển xuất, nhân cách người nghệ sĩ và hoá trang.
Phần đệm nhạc có các thầy: Ba Dư đờn tranh, Chín Trích đờn cò (đờn gáo), Sáu Lời đờn lục huyền cầm và Sáu Tửng đờn độc huyền cầm.
Bên lý thuyết có các thầy Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Khắc Khoan, họa sĩ Thái Tuấn.
Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Phụng (không phải nhạc sĩ Nguyễn Phụng đâu à) thầy Nguyễn Phụng nầy quê ở Bến Tre. Bà vợ thầy là chiêu đải viên hàng không Việt Nam Bà trẻ và đẹp sắc sảo. Thầy có một đứa con riêng lai Pháp (khi thầy du học bên Pháp), cô ta xinh đẹp “mi nhon” hết xẩy! Lần cô qua Việt Nam, nhà thầy là biệt thự ở Phú Nhuận tôi có tới chơi và gặp cô một lần. Vào mùa hè, trong nhà cô chỉ vận một cái khăn như kiểu quấn xà rông lên tới ngực để trần phần trên và cô nói bằng tiếng Việt trài trại “Ố là la núng quá núng” nghe dễ thương gì đâu.
Khóa cải lương đầu tiên có mấy anh mấy chị như chị Hương Xuân, chị Lan… anh Thiêm (Mai Thành) Phương (Tuyết Sĩ) Tây (Truờng Khanh) Lộc, Ba và vài anh chị nữa tôi quên tên…
Có một chị vừa học vừa đi hát cho gánh Kim Chung, là chị Phương Ánh.
Khoá thứ nhì là khoá chế tui học, có chị Thanh (đẹp nhứt lớp), Hồng Vân, anh Nhân, Hồng Hạnh (Dạ Thảo), Hồng Phước, chị Nhung chị Long (chị ở Châu Đốc) anh Đức, thằng Hai... anh Huỳnh Thanh Trà rất đẹp trai (mấy năm sau, anh Trà đóng vai chánh trong phim Loan Mắt Nhung với nữ nghệ sĩ cải lương quá cố Thanh Nga)
Ngày nào cũng nghe chế tui dợt mấy đoạn cải lương của các thầy, tui mê quá.

Từ trứơc tới giờ tui không biết cái gía trị của cải lương, xin lổi, có khi làm tàng chê cải lương là quê một cục! Chừng nghe chế tui ca mấy bài bản, mấy câu vọng cổ, mới thắm thía từ lời ca tiếng nhạc, mới thấy cái hay.
Năm đó, đang giữa năm học Đệ Tứ, 1963, 64, tui ghi danh thi vô Quốc Gia Âm Nhạc.

Trường nằm trên khu đất rộng trên đường Nguyễn Du cây cao bóng mát nên thơ. Ngồi trên bực thềm trường ngó ra hai hàng cây cổ thụ râm mát lá me lấp lánh ánh  nắng Sài Gòn thiệt là nên thơ lý tưởng.
Mới đầu tui tính thi vô ngành nhạc tây phương. Khi tới nơi thì vì lý do gì hổng nhớ rõ, in là... vì không đọc được nốt nhạc hay vì không có đờn cá nhân, không vô được ngành tân nhạc, lớp kịch nghệ cũng đã đầy rồi, tui nói thôi thi đại vô ngành cổ nhạc rồi sau tính sau.
Suốt cuộc đời, có rất nhiều lần cũng cái kiểu để tính sau mà vuột mất nhiều cơ hội...
Thôi, trở về chuyện tuổi học trò vui hơn. Nói lang bang lạc đề!!!
Ghi danh dự thi xong, được phát cho một đoạn cải lương đem về dợt.
Nhờ chế tui dợt, tập mỗi ngày, tui tập diễn một đoạn trong vở tuồng cải lương
“ Khi nử hoàng trị tội” của thầy Năm Châu.
Đọan nầy nói về bà nử hoàng bị ông vua lo mê mấy con nhỏ cung phi mỹ nữ bỏ bê bả, đang buồn cô đơn bổng một ngày nọ nhận đựoc một lá thơ tình của ... ai đó... (chắc là một vệ sĩ trong cung cấm) bả bèn buồn buồn bả bèn xuyến xao, sau khi đọc xong lá thơ rồi, bả cất tiếng hát bài Lý Con Sáo. Tui thuộc nằm lòng như vầy:

Ôi Ai đây"...
Ai ở phưong trời nào đây
nào ai biết ai hay.... cùng chung cùng chia
Sớt với nhau đắng cay ngọt bùi, mà sao lòng vẫn ngậm ngùi
Nào còn gì của tôi ở đây chẳng biết yêu cũng không người yêu
Ngày lạnh lùng mà đêm khát khao… Biết ở đâu biết đi về đâu…….

Úi chaaaa… tui ca nghe cũng thắm thiết đớn đau rùng rợn !!! Mà cái giọng quen ca tân nhạc, ca qua cổ nhạc nghe “sống nhăn!”
Được cái là đúng nhịp.
Vậy mà thi đậu hạng nhứt mới le chớ.
Trong nhóm lớp tui học có, Chí Mỹ (sau nầy có mặt trong ban kịch của nghệ sĩ Phi Thoàn, đổi tên là Mỹ Chi), Lương Minh, Lâm Tình, Lan, Ngọc, Châu, Long trắng, Long đen... Thu Ba (là ngệ sĩ Tú Trinh, vai chánh trong kịch Gia Đình Bác Tám và là xướng ngôn viên cho rất nhiều chương trình) và Kiều Phượng Loan (thường xuất hiện trong nhiều ban kịch)
Bên kịch nghệ tôi nhớ có anh Trần Quang (sau nầy là một tài tử điện ảnh cũng như anh Huỳnh Thanh Trà) chị Bích Thuỹ (cháu cô Bích Thuận, em cô Bích Sơn) Bên nhạc tây phương có nhỏ Thanh học đàn dương cầm nhưng lại mê cải lương (hay là nó khoái mấy anh chàng đẹp trai phong độ học bên nây" hổng rõ) Thanh ưa cà rà qua chơi với đám tụi tui.
Bên lớp dạy đờn cổ nhạc nhớ thầy Đời, chị Kim Oanh đờn tranh (bây giờ chị dạy đờn rất nổi danh), vài người nữa quên tên rồi.
Thầy Đời cứ rủ tụi tui vô học cổ nhạc mà không có thì giờ, bây giờ nghĩ lại tiếc quá trời.
Bên hát bội nhớ mỗi một mình chị Bài.
Nhớ thầy dạy hát bội cứ rủ tụi tui vô học hát bội luôn đi mà tụi tui ngán… Có đứa nào đủ hơi mà ca ửư ư ư ư hô giáng….ưưư đâu.
Nội cái điệu bộ múa may quây xà mòng giả bộ leo lên voi bước xuống ngựa cờ xí lợp cùng mình vừa bước vừa múa vừa ca cũng đủ sợ rồi.
Trời! hát bội đâu phải dễ. Dù cho trường có cho thêm học bổng cũng chớ có ham. Nhớ lại mà tiếc. Bộ môn nầy về sau kể như tiêu luôn. Ban ca kic5h Hồ Quang của gia đình Bạch Lê đem pha cải lương với hát bội, rất hay.
Khoái nhứt là đựoc kêu là sinh viên. Có thẻ sinh viên dán hình đàng hoàng: Sinh viên Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn. Mỗi khoá học ba năm, đầy đủ lớp Sơ Đẵng Trung Đẵng Cao Đẵng rồi thi tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Phụng muốn nâng cao bộ môn văn nghệ như các trường dạy kịch nghệ bên tây phương, cái bằng tốt nghiệp có giá trị như trường đại học.
Năm 1966 cũng là năm Việt Nam bắt đầu có đài truyền hình nên ai nấy muốn đào tạo lớp nghệ sĩ có trình độ như thế đó.


Trường nằm trên một diện tích rất rộng. Khít bên trường là Bộ Sắc Tộc. Đây là một bộ lo về những vấn đề liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi cho dân tộc thiểu số. Bạn cũng biết người Thượng hay đóng khố, nhưng mỗi lần đi hội họp, quí vị tù trưởng (") trên bận áo lớn dưới đóng khố!
QGAN và BST có vài kỷ niệm vui lắm. Sẽ nói sau.
Khi bước vô cổng trường, bên mặt là một dảy phòng, có văn phòng và các phòng dạy nhạc cùng kịch nghệ.
Chính giữa là thính đường có sân khấu, hậu trường và ghế ngồi y như rạp hát để tập dợt và trình diễn cho sinh viên cũng như cho các hội các trường từ những quốc gia thân hửu tới trao đổi văn nghệ.
Sau thính đuờng có cái nhà nhỏ nhỏ bên tay trái (in là nhà nghỉ tạm của thầy hiệu trưởng) treo đầy tranh Thái Tuấn trên tường.
Bên tay trái có mấy phòng làm lớp học cho cải lương và đờn cổ nhac. Phía sau có căn nhà nhỏ thứ hai, gia đình bác gác cổng ở. Vợ bác là bác gái bán bánh cuốn chánh cống bánh cuốn Bắc, trên cái nồi có bịt vải kín, vừa tráng vừa bán, hổng ngon sao được" Long trắng chuyên môn ăn ở đây vì nhà nó rất khá giả (má nó vựa gạo ở chợ Tân Định mờ) Mỗi lần nó ăn là uống luôn nước mắm dư.

Tui quen với mấy người con thầy Năm Châu. Nguyệt Thu, Xuân Hợi, Thanh Thanh…
Xuân Hợi học đờn dương cầm, bạn của chế tui. Nguyệt Thu học đờn vĩ cầm, cùng tuổi và thân với tui, bởi vậy tên Tý Xuân từ đây mà ra.
Nó là Tý Thu tui là Tý Xuân.

Dạy ở Quốc Gia Âm Nhạc có thầy Năm Nỡ tức soạn giã Lê Hoài Nỡ.
Con nhớ thầy đã nói đừng bao giờ ngó lại sau lưng, lúc nào cũng nhìn tới tiến tới bước tới để đi lên.
Thưa thầy.
Suốt mấy chục năm trường con đã thẳng bước ngó tới đàng trước mà đi, thì bây giờ tới đỉnh đồi rồi. Bây giờ chỉ nhìn xuống mà thôi. Nhưng khi nhìn xuống thì chỉ còn con đường đi xuống cho nên con cãi lời thầy, con đứng lại, con nhìn ngược lại.
Con ngó lại và nhớ quá thầy ơi.

Nhớ Thầy, Nhớ Bạn, Nhớ Trường .
Tui làm việc trên từng lầu bốn. Xung quanh phòng cửa sổ kiếng sáng trưng. Dòm ra xa tít là đừơng chân trời viền bằng đồi non một dảy.
Cao vút ngã ngiêng những đọt cây cọ lá xòe lá rũ như cánh quạt khổng lồ phe phẩy trong gió…
Thấp hơn là những hàng cây Mimosa mùa nầy bông vàng nở đầy, chập chờn trong lá xanh um.
Rồi thấp thoáng mái nhà khi ẩn khi hiện. Mái nhà ở đây đa số là màu xám. Phải chi lẫn trong đám lá cây xanh mướt là mái ngói âm dương màu đỏ như bên mình thì đẹp vô điều kiện!
Và kìa, một hàng cây phượng tím. Bông nở ngát trời. Nhìn màu bông tím thấy lòng xuyến xao. Lá cây nhỏ nhỏ hai hàng lá kép y như lá me, rung rinh rung rinh lã lơi lơi lã...
Nhìn nắng, tui bồi hồi trong lòng. Khung cảnh hiện tại có chiều sâu như thấu suốt trái tim, làm tui nhớ. Nhớ tha thiết hàng me trên con đường Nguyễn Du trước cửa trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn.
Hàng me cổ thụ hai bên đường giao cành nhau. Mỗi buổi sáng, nắng vàng tươi chiếu trên đọt me, lá lóng lánh màu mạ non. Mỗi buổi chiều, nắng xiêng xiêng ửng màu đỏ cam, rực rỡ. Chúng ta, một đám học trò của các thầy Năm Châu, Năm Nở, Duy Lân thường hay ngồi ở bậc thềm, tán dóc, mơ màng xây mộng.

“Xây bao ước vọng mộng vàng triền miên”

(Tuổi Buồn, thơ Phạm Sĩ Trung)

Anh Tây biệt hiệu Trường Khanh (biệt hiệu do thầy Năm Châu đặt vì anh rất đẹp trai, như nhân vật bên Tàu, đẹp như Tống Ngọc như Trường Khanh) là người đã chỉ cho tôi thấy cái đẹp của nắng chiếu trên lá me. Anh Tây, người nghệ sĩ sống không đúng thời, đời đã không đãi ngộ anh, tôi buồn cho anh vô cùng.
Anh cho tui bản “Ngày đó có em đi nhẹ vào đời và đem theo trăng sao đến với lời thơ nuối…” và sách để đọc và chuyện tình lãng mạng để thức tương tư…

Có khi, học lớp đêm, giờ nghỉ, mình hay ngồi trên bãi cỏ dưới gốc dừa, với cây đờn guitar, Lâm Tình đờn cổ nhạc, Nguyệt Thu ca vọng cổ.
Các bạn ơi, còn nhớ hay không" Tình ơi, có nhớ những ngày mơ mộng đang yêu với mối tình đầu của Tình" Thu ơi, Thu còn nhớ bài ca Tình Vương Nữ"
“Lỡ trót sinh ra làm Vương Nữ
Mười tám xuân xanh đã khổ rồi!”
...
(Đây là chuyện tình của một cô Nữ Hoàng lên làm vua mớI mười tám tuổi, tuổi mộng tuổi mơ mà phải mang gánh nặng sơn hà xả tắc trên vai”
Ngón đờn tài tữ của Tình mùi mướt như ánh mắt đen thăm thẳm đa tình ngây dại của anh.
Giọng ca của Thu lúc đó sao mà buồn kinh khủng. Giọng ca vừa sang vừa buồn vừa như có nhựa tình.
Nó đang thất tình anh Tây.
Mỗi lần Thu cất giọng lên là tôi buồn như nàng Vương Nữ! Giọng ca của Thu truyền cảm như vậy đó.
Tuổi 16, 17, tuổi nguy hiểm mà trai gái lại học chung, đóng tuồng chung toàn là tình với tự.
Ngày nào có giờ tập dợt diễn xuất thì cũng có màn tay nắm bàn tay mắt nhìn tận mắt môi rung rung nói lên những lời tình tự và các thầy biểu các con hảy tập trung tư tưỡng thì vai trò mới sống động, mình mới nằm trong nhân vật, diễn mới thật được.
Diễn như thật thì,
Khổ cho tụi tui biết chừng nào!
Xong bài diễn rồi thì thấy Năm Nở lại giảng về tư cách và đạo lý, người nghệ sĩ phải giữ tư cách và đạo đức thì mới không bị thiên hạ đan1h giá thấp ngh6ẹ sĩ cổ nhạc..

Ôi những ngày mà trái tim ta rung động dễ dàng như sợi dây đàn, như khói sương trong cơn gió nhẹ… cứ lẩn quẩn loanh quanh…
Giờ đây Thu còn ca hay không" Tình còn đàn hay không" Các bạn còn nhớ tôi không"
Còn nhớ những đêm sau giờ học, chúng mình ôm đàn, thả bộ từ trường ra bến Bạch Đằng.
Đường thì xa nhưng mãi lo cười giởn mình có thấy xa đâu" Có khi vừa đi vừa đàn vừa ca, bất cần thiên hạ. Thiệt tình, ngườI đi đường nhìn, chúng mình như một lủ điên.
Tới bến Bạch Đằng ngồi bệt xuống đất, lưng dựa vô vách tường của công viên nhìn ra sông Sài Gòn lóng lánh ánh đèn đêm, màu nước đen thăm thẵm, ngó thẳng qua Thủ Thiêm, Giồng Ông Tố bên kia sông với lấp lánh khi ẩn khi hiện leo lét đèn dầu đèn điện hay đèn măng sông…

Mình đàn ca như một đám du thủ du thực có biết mắc cở là gì" Mộng của chúng ta lớn quá, chúng ta muốn trở thành những nghệ sĩ nổi danh, chúng ta quá cao ngạo, nhìn đời, gì cũng chê.
Chúng ta tự hào mình là sinh viên trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ. Chúng ta có thầy là những nghệ sĩ học giã lừng danh, sau khi tốt nghiệp, chúng ta sẽ đổi đời.
Chúng ta có dè đâu đời đổi chúng ta một cái một!
Hởi ôi! Bạn bè ta và những ngày cao ngạo của tuổi hoa niên, còn đâu nữa"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.