Hôm nay,  

Phỏng Vấn Gs Quyên Di Về Dạy Việt Văn Ở Đại Học Mỹ

21/05/200500:00:00(Xem: 8350)
Năm nay, cộng đồng Việt Nam được hình thành và lớn mạnh trên đất Mỹ được tròn 30 năm. Trải qua biết bao mất mát, và những thử thách của cuộc sống tỵ nạn nhưng cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại đã không ngừng nâng cao và phát huy tinh thần truyền thống dân tộc trong suốt những thập niên vừa qua. Một trong những người đã có công góp phần gìn giữ nền văn hoá và ngôn ngữ Việt không những trong cộng đồng Việt Nam, mà ông còn hướng dẫn và đưa nền văn hoá cũng như ngôn ngữ Việt giới thiệu đến các chủng tộc khác trên thế giới. Giáo sư Quyên Di, hiện là giảng sư ngôn ngữ học tại trường Đại Học UCLA (University California Los Angeles). Nhân dịp kỷ niệm 30 năm cộng đồng Việt Nam được thành lập tại Hải Ngoại, giáo sư Quyên Di đã dành cho Việt Báo (VB) cuộc phỏng vấn đặc biệt này.
Tường Chinh (T.C.): Kính thưa giáo sư (GS), xin GS vui lòng cho độc giả VB biết về quá trình làm việc của GS tại trường UCLA"
GS. Quyên Di: Tôi mới lên dạy tại đại học UCLA từ khóa học mùa Xuân năm 2003, chưa lâu lắm đâu. Trước đó tôi có dạy môn văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam ở CSU Long Beach và môn sư phạm song ngữ ở CSU Fullerton. Hiện nay tôi vẫn còn đang phụ trách những lớp này. Tại UCLA có hai giáo sư dạy tiếng Việt: giáo sư Phạm Tín phụ trách năm thứ nhất và năm thứ hai, tức là năm sơ cấp và năm trung cấp. Tôi phụ trách năm thứ ba, tức là năm cao cấp. Kể từ khóa mùa Đông vừa rồi, nhà trường giao cho tôi dạy thêm lớp năm thứ nhất cho các sinh viên "non heritage," tức là các sinh viên không nói ngôn ngữ tiếng Việt. Lớp này có nhiều em sinh viên thuộc các sắc dân khác: Trung Hoa, Nhật Bản, Latino v.v... Ngoài ra, vào khóa mùa Xuân này, trường lại giao thêm cho tôi một lớp có tên là "The Topic in Vietnamese Cinema and/or Literature." Lớp này giảng bằng tiếng Anh, nhằm giới thiệu văn chương nghệ thuật Việt Nam. Lớp lên tới ngót 60 sinh viên và rất đông sinh viên không phải là người Việt theo học lớp này. Tôi còn giúp cho hai giáo sư của đại học USC học tiếng Việt. Hai bà giáo sư này mỗi tuần lái xe từ USC lên UCLA một lần, chỉ để học 1 giờ tiếng Việt. Các giáo sư ngôn ngữ Đông Nam Á làm việc chung với trong trong một ban tên là "Southeast Asian Languages and Cultures," trong đó có các giáo sư dạy tiếng Hindu, Tagalog (Philipino), Indonesian, Thai và Việt Nam.
T.C: Trong suốt thời gian giảng dạy tại UCLA, GS đã gặp những trở ngại gì trong việc gìn giữ và phát huy ngôn ngữ và văn hoá Việt"
GS. Quyên Di: Tôi không thấy có trở ngại gì. UCLA là một môi trường đa dạng, đa ngôn ngữ và đa văn hóa. Trong một môi trường như thế, mọi người tôn trọng nhau, cũng như tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa của nhau. Trở ngại duy nhất là vấn đề tài chánh. Vì ngân khoản eo hẹp nên các lớp ngôn ngữ Đông Nam Á không phát triển đúng mức được. Lấy các lớp cao cấp làm thí dụ: ngân khoản tài trợ cho các lớp này phải xoay vòng theo các ngôn ngữ, năm nay thì tài trợ để có lớp dạy tiếng Việt, năm tới ngân khoản ấy có thể phải chuyển sang giúp tiếng Thái, năm tới nữa thì chuyển sang giúp tiếng Tagalog... Chính vì thế mà các sinh viên Việt Nam đang gây quỹ bảo vệ các lớp tiếng Việt năm thứ ba, để mùa nào cũng có lớp tiếng Việt cao cấp. Những ngôn ngữ Á châu khác như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn có hẳn một ban riêng cho từng ngôn ngữ và chương trình của họ rất vững vàng, ổn định. Họ được cộng đồng của họ bảo trợ tài chánh dồi dào nên làm được việc này.
T.C: Xin GS. Cho biết về những vui buồn trong nghề giảng dạy tiếng Việt của mình nơi xứ lạ quê người"
GS. Quyên Di: Tính tôi vốn lạc quan nên thấy vui nhiều hơn buồn. Các sinh viên Việt Nam của tôi có thiện chí học tập và rất năng động. Các em lại có quyết tâm gìn giữ và phát triển ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam cho chính các em, thế hệ các em và các thế hệ Việt Nam hải ngoại tương lai. Trình độ tiếng Việt của các em không cao lắm, mặc dù các em học lớp cao cấp. Tôi không lấy thế làm buồn, trái lại, tôi vẫn vui mừng và hãnh diện. Các em sống ở hải ngoại, trong một môi trường không dùng tiếng Việt mà các em còn nói được, viết được như thế là mừng lắm rồi. Mừng hơn nữa là các em có vẻ thích tìm hiểu, học hỏi về văn hóa Việt Nam. Tôi vui vì thầy trò chúng tôi cư xử, sinh hoạt với nhau theo đúng tình nghĩa thầy trò Việt Nam. Tôi vui mừng và hãnh diện vì đang khi lớp cao cấp của các ngôn ngữ Đông Nam Á khác chỉ có dưới 10 sinh viên thì lớp tiếng Việt có tới 35 em. Tôi không biết các đồng nghiệp của tôi dạy tiếng Việt ở các trường khác có "nỗi buồn" gì không, riêng tôi thì không thấy có gì buồn.

T.C: GS có những dự tính gì trong công việc giảng dạy tiếng Việt của mình cho những thế hệ Mỹ gốc Việt trong tương lai"
GS. Quyên Di: Một mình tôi thì không đóng góp được nhiều đâu. Chúng ta cần thêm nhiều giáo chức Việt Nam, ở tiểu học, trung học cũng như đại học. Đang khi đó, cũng cần phải củng cố và phát triển các Trung Tâm Việt Ngữ. Riêng bậc đại học, tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải tổ chức một cơ quan yểm trợ ngân khoản cho các đại học có chương trình tiếng Việt. Gần đây, sinh viên Việt Nam các trường UCSD, UCLA, v.v... đã tự nguyện gây quỹ bảo vệ các lớp tiếng Việt. Việc làm của các em rất đáng quý, nhưng tôi nghĩ các thế hệ cha anh nên giúp đỡ các em gìn giữ tiếng Việt và văn hóa Việt cho chính các em và cho các thế hệ tương lai.
T.C: Theo giáo sư thì người "ngoại quốc" có thích học tiếng Việt tại trường UCLA" Và tại sao"
GS. Quyên Di: Nhiều sinh viên không phải gốc Việt Nam thích học tiếng Việt. Theo "điều tra" của tôi thì những em này thuộc vào các trường hợp sau đây:
- Có bạn trai hay bạn gái là người Việt;
- Muốn sinh hoạt với các bạn bè Việt Nam;
- Muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam nên cần phải học được (và nói được càng tốt) tiếng Việt;
- Khi học ngành ngôn ngữ học, có những sinh viên nhận thấy tiếng Việt có những nét đặc biệt nên thích học hỏi nghiên cứu (sáu thanh trong tiếng nói của người Việt là một trong những điểm gây sự chú ý cho những sinh viên này. Tiếng Hoa cũng giàu âm điệu nhưng chỉ có bốn thanh thôi.)
T.C: Có sinh viên Việt Nam theo học tiếng Việt tại UCLA" Và tại sao"
GS. Quyên Di: Cho tới nay, số sinh viên theo học các lớp tiếng Việt tại UCLA phần lớn vẫn là sinh viên Việt Nam. Các em học tiếng Việt vì những lý do sau đây:
- Muốn có khả năng sinh hoạt với những tổ chức của sinh viên Việt Nam trong trường;
- Muốn giữ được mối liên hệ tốt đẹp và gần gữi với cha mẹ, gia đình;
- Muốn học hỏi ngôn ngữ, văn hóa gốc;
- Muốn giữ chương trình tiếng Việt trong trường (lớp ít sinh viên thì lớp có mối đe dọa bị cắt bỏ.)
Một khi đã ghi danh học lớp tiếng Việt rồi, các em càng thêm gắn bó với lớp, vì các em thấy lớp tiếng Việt không phải chỉ là một lớp học kiến thức, mà còn là một gia đình Việt Nam, sống với lễ nghĩa, văn hóa Việt Nam.

T.C: Thưa GS, GS có những tâm niệm và ước nguyện gì đối với những thế hệ trẻ Mỹ gốc Việt sau này về việc gìn giữ và phát huy nền văn hoá và ngôn ngữ Việt của chúng ta"
GS. Quyên Di: Tôi tâm niệm sẽ phục vụ tuổi trẻ Việt Nam đến cùng trong lãnh vực giáo dục, ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Tôi ước nguyện các thế hệ trẻ Mỹ gốc Việt giữ lấy ngôn ngữ, văn hóa gốc, không những chỉ vì sự ràng buộc tinh thần (là người Việt thì phải biết tiếng Việt và văn hóa Việt) nhưng còn vì ngôn ngữ và nhất là văn hóa ấy có nhiều điều tốt đẹp đáng cho mình học hỏi, trau giồi. Vả lại, biết tiếng Việt, đời sống của các em sẽ phong phú hơn, cả về tinh thần, tình cảm lẫn vật chất. Phong phú về tinh thần, vì biết hai ngôn ngữ, hai văn hóa, đương nhiên đời sống tinh thần của mình phong phú hơn người chỉ biết có một. Phong phú về tình cảm, vì mối liên hệ của mình với người thân sẽ bền chặt, ấy là chưa nói tới mối liên hệ với cả một dân tộc. Phong phú về vật chất, vì một sinh viên ra trường biết tiếng Việt, tìm việc làm sẽ dễ hơn là những sinh viên Việt mà không biết tiếng Việt (rất nhiều sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thì trở về sinh hoạt và sinh sống với cộng đồng Việt Nam.)
T.C: Xin chân thành cám ơn sự cộng tác và tấm lòng thiết tha của giáo sư với công việc chung của cộng đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.