Hôm nay,  

Đọc Nguyễn Ngọc Tư

18/05/200500:00:00(Xem: 5328)
Lần đầu đọc, trên một tờ báo địa phương, Một Mối Tình, với cái tên Nguyễn Thị Ngọc Tư, mê quá, Gấu tôi bèn lóc cóc type, post ngay lên Tin Văn.
Hỏi, có phải một tác giả trong nước. Trả lời, không.
Cho tới bi giờ, Gấu tôi vẫn chưa thể biết, Nguyễn Thị Ngọc Tư của Một Mối Tình, và Nguyễn Ngọc Tư , là một"
Nếu bạn nghĩ văn chương Việt Nam bi giờ ẹ lắm, và nhà văn Việt Nam bi giờ dốt quá, Gấu tôi khuyên, nên tìm đọc Nguyễn Ngọc Tư.
Nhân vật nam trong truyện của bà, đa số thường bội bạc, và thường bỏ đi, theo một hình bóng khác.
Hình bóng khác này, phải chăng là một... lý tưởng"

Nhà văn gốc Ấn độ, tác giả những vần thơ của quỉ, Rushdie, trong cuốn Nụ Cười Của Con Báo, viết:
Khi chính quyền Reagan khởi động cuộc chiến chống Nicaragua, ông thấy mình đứng về xứ sở nhỏ bé của một lục địa [Trung Mỹ] mà ông chưa từng đặt chân tới. Và ông ngày càng quan tâm, "bởi vì, nói cho cùng, bản thân tôi là một đứa con của một cuộc nổi dậy thành công, chống lại một quyền lực lớn, ý thức của tôi, là sản phẩm của cuộc chiến thắng của cuộc cách mạng Ấn Độ."
"Nhưng có lẽ, điều trên còn thực, ở chỗ này, rằng những người như chúng tôi, vốn không hề có nguồn gốc ông bà ông vải, từ những xứ sở Tây Phương, hay Phương Bắc, chúng tôi cùng có chung một điều gì đó - chắc chắn không phải là một điều chi thật là giản đơn, thí dụ như, những con người thuộc thế giới thứ ba - nhưng ít ra, cái cảm nhận chung của chúng tôi, là một cảm nhận thế nào là yếu đuối, thế nào là một cái nhìn từ dưới, ngước lên trên....".
Và khi có cơ hội tới Nicaragua, ông thú nhận, không tới, với ý nghĩ, mình giản dị chỉ là một quan sát viên không đứng về phe nào.
Tôi nghĩ, những người nhận xét văn học Việt Nam bi giờ ẹ quá, là do, họ chưa hề cảm nhận, có một nền văn học khác hẳn nền văn học của miền bắc. Nền văn học của miền bắc, theo tôi, là một nền văn học chưa hề biết đến cái cảm thức, thế nào là yếu đuối. Thế nào là từ dưới ngó lên. Sự thất bại của Tự Lực Văn Đoàn cho thấy cái nhìn kẻ cả ở trên cao ngó xuống người dân quê mở đường cho nền văn chương 'hiện thực xã hội chủ nghĩa", cho chính sách "tam cùng", của Cộng Sản.
Liệu những nhà văn miền nam theo miền bắc, khi viết Hòn Đất, Những Bức Thư Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc, họ cảm nhận ra sự yếu đuối của miền nam, và cầu cứu người anh em ruột thịt miền bắc" (1)
Chiến thắng miền nam càng làm cho nó - nền văn học cách mạng, chuyên chính vô sản, cái nhìn sử thi... - một thêm kiêu hãnh. Lẫm liệt một thời, Nguyễn Khải đã từng tự hào.
Phải nhìn như thế, mới thấy tầm mức, ảnh hưởng, sự quan trọng, và cần thiết, của những nhà văn như là DTH, hay NHT.
Và, lẽ tất nhiên,
Nguyễn Ngọc Tư.
Nói NNT là thuộc truyền thống những nhà văn miền nam như Hồ Biểu Chánh chẳng hạn, thực ra cũng chỉ đúng có phân nửa. Thời HBC, chưa có cái vụ bỏ vợ bỏ con chạy theo... lý tưởng, ở mãi miền bắc!

Chú thích: Mấy ông này, nói theo Võ Phiến, thoắt ở trong nam với một bút hiệu, thoắt lại ra bắc với bút hiệu khác.

Coi Nguyễn Ngọc Tư là đặc sản miền nam, là chỉ nói được một... nửa sự thực về nhà văn này. Mà một nửa sự thực thì còn khốn nạn hơn cả một lời dối trá.
Có lẽ phải muợn một câu của Coetzee viết về Faulkner, áp dụng cho NNT: the epic, told and retold endlessly, of the South, a story of cruelty and injustice and hope and disappointment and victimization and resistance. [Một sử thi....]
Và, có thể mượn ngay câu của Faulkner nói về ông, để nói về NNT:
"Bây giờ, lần đầu tôi nhận ra," Faulkner viết thư cho một bà bạn, khi nhìn ngoái lại, từ lợi điểm, là khoảng giữa những năm năm mươi của ông, "tôi có một của báu thật là lạ: vô học trong bất kỳ ý nghĩa chính qui nào, chẳng có bạn hay chữ, nói chi bạn giỏi văn, thế mà lại làm được những điều tôi đã làm. Tôi không biết nó từ đâu tới. Tôi không biết tại sao Ông Trời, hay các thần linh, hay chẳng rõ vị nào, chọn tôi làm con thuyền."
Chúng ta thấy, "tiền thân" của NNT, không phải một ông SN, 30 Tháng Tư lộ nguyên hình VC, mà là một Đồ Chiểu, với lời tự trào hiển hách về mình:
Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà.

Ngày xưa đúng là sông không như bây giờ.
Tụi tôi tự nhủ, bữa nay tắm lần này nữa thôi, tụi tôi chờ cho tới chừng nào sông sạch, trong trở lại.
NNT Tắm sông

Coi đặc sản, liệu còn hàm ý, đây chỉ là thứ miệt vườn, hoặc hương xa cỏ lạ, hoặc không nằm trong... dòng chính"
"Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: “Sự giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa” (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó."
THD: Đặc sản miền nam.
Tôi sợ rằng, "hướng về đạo nghĩa" mà me-xừ VH nói đó, là nhắm đề cao kỳ nữ KC, một VC nằm vùng, và đạo ở đây, là đạo... Cộng Sản.

Harold Bloom trích dẫn Frank O'Connor, nhà văn Ái Nhĩ Lan này cho rằng, truyện ngắn là thứ tốt nhất, và nó chỉ tốt nhất, khi nhắm những độc giả, như là những cá nhân cô đơn, và đọc, như là một thú vui "mình ên": "Đọc là cho mình trước hết....".
Nhất là những độc giả tự cho mình là những kẻ ở bên lề xã hội.
Và nếu như thế, truyện ngắn đối nghịch hẳn với truyện dân gian.
Và nếu như thế, truyện ngắn của NNT gần với truyện dân gian hơn là cái gọi là truyện ngắn hiện đại.
"Thương thôi thì được cái gì. Chị không hợp với cảnh nhà này, thầy Thành nói vậy...."
Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy trường xã mình nè, thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện hay lắm, thì người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi. Gì mà ngày nào cũng giống y ngày nấy, hổng thấy thay đổi gì hết trơn."
Một mối tình
Ôi chao, đọc tới đây, tôi cứ tưởng tượng ra một "thầy Thành", không phải dân miệt này, từ đâu trôi giạt tới....
[còn tiếp]
Nguyễn Quốc Trụ
tanvien.net

Bài viết liên hệ:

Nguyễn Ngọc Tư, "đặc sản" miền Nam
TRẦN HỮU DŨNG (Ohio - USA)

Nếu bạn theo dõi văn chương Việt Nam mấy năm gần đây, và nhất là nếu bạn sinh trưởng ở miền Nam, hẳn bạn đã biết Nguyễn Ngọc Tư. Cô là một nhà văn nữ, còn trẻ (sinh năm 1977), quê quán ở Cà Mau và hiện vẫn sống ở vùng đất Mũi. Năm 2000, tập truyện đầu tay Ngọn Đèn Không Tắt của cô được giải Sáng tác văn học tuổi 20 lần II của Hội Nhà văn TP.HCM, và năm 2003 tập truyện Giao Thừa của cô cũng được một giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Ngoài ra cô còn là một khuôn mặt quen thuộc trên các tạp chí qua nhiều tạp văn, tạp bút...

Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất mộc mạc tươm ra từ mỗi truyện cô viết. Đúng, và dưới đây sẽ nói thêm. Song, trước hết, cái đầu tiên làm người đọc choáng váng (một cách thích thú), là nồng độ phương ngữ miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Nếu bạn là người Nam, và nhất là nếu bạn đã xa quê hương lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng cũng đủ làm bạn sống lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy. Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng (như của Mai Ninh chẳng hạn) nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh. Sự phong phú của phương ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớ.

Nhiều người nghĩ rằng, nói chung, văn chương miền Nam (dù gì cũng là vùng đất mới) không thể so được với sự chỉnh chu truyền thống của văn chương miền Trung, miền Bắc. Nguyễn Ngọc Tư sẽ làm những người đó phải nghĩ lại. Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, họ sẽ khám phá rằng nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác. Mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống.

Đàng khác, hiển nhiên, cái bất lợi của một tác phẩm nhiều phương ngữ là nó khó được những người không quen với phương ngữ ấy cảm nhận hoàn toàn (và tất nhiên còn là thử thách khó hơn cho người muốn chuyển nó sang một ngôn ngữ khác). Đối với những độc giả này, tác phẩm ấy chỉ là một công trình gợi tò mò, hoặc hấp dẫn vì lý do khác, mà phương ngữ là một chướng ngại cảm nhận.

Song, nhìn kỹ, sự hấp dẫn của truyện Nguyễn Ngọc Tư không phải ở kho từ vựng miền Nam dồi dào của cô, nhưng ở chỗ sử dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật “miền Nam”. Đó là miền Nam của tỉnh lẻ, của ruộng vườn, và nhất là của sông, của mưa (Dòng Nhớ, Chợ Nổi Cà Mau - chút tình sông nuớc, Qua Cầu Nhớ Người, Nhớ Sông, Nước Chảy Mây Trôi). Đó là miền Nam đã thái bình nhưng vẫn còn dấu chiến tranh - không ở sự điêu tàn vì bom đạn mà ở những vết thương trong đời người (Ngọn Đèn Không Tắt, Mối Tình Năm Cũ).

Trong cách chọn lựa tình tiết, cốt truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã trung thành (một cách khó giải thích) với cái “tình tự” Nam bộ của quê hương cô. Chỉ những người sống và lớn lên ở một địa phương, thật sự mến yêu họ hàng làng xóm của mình, mới thể hiện tình tự với quê hương mình được như thế. Và, bởi ở đâu cũng có cái đặc thù, chính tính đặc thù lại là cái phổ quát nhất. Sự cá biệt của phương ngữ, khi được sử dụng để diễn đạt những tình tự phổ quát của con người, có khả năng vạch ra cái chung của cái riêng.

Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: “Sự giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa” (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyển Ngọc Tư rất Nam như thế đó.

Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc. Nhiều câu trong trẻo và buồn (nhưng không nghẹn ngào) như một bản vọng cổ hoài lang. Như cô viết: “Tự dưng nghe buồn, nghe thất vọng quá trời đất” (Một mái nhà), nhưng hình như cô không muốn người khác buồn theo cô. Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhưng rất đủ, của một người trẻ bỗng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng. Văn Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói. Cách ngắt câu của cô là cách ngắt của âm điệu. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình thường, khoanh lại, biến nó thành châu báu: “Cãi qua cãi lại, hai má con ngã ngửa ra, ủa, hơi đâu mà nói chuyện của người ta” (Nhà cổ).

Hồ Anh Thái, và vài người nữa, đã có khen “cách dẫn chuyện gọn gàng, sự cắt cảnh chuyển lớp chính xác” của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng chưa thấy ai nói đến cấu trúc câu của cô. Mới và độc đáo. Lối bắt đầu với chữ "Mà," rồi một dấu phẩy. Hoặc lối chen vào giữa câu một chi tiết trong ngoặc đơn: “Hai đứa tôi ngồi đâu đó (chỗ mà ai cũng nhìn thấy) nói chuyện chơi, có lúc, chẳng cần nói gì” (Nhà cổ). Hoặc lối dứt câu bằng một thán từ có âm bổng: “Sao tự nhiên em qua đây lãng xẹt vậy không biết"” (Lý con sáo sang sông).

Nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư hay khóc, và nhiều lúc cô khuyến khích nhân vật của mình khóc.

“Mãi dì Thấm không mở lời nói được, chỉ khóc là khóc, nức nở ồ ồ, nhìn cảnh mọi người xúc động, hỉ mũi rột rẹt nhưng không ai bước ra dỗ cho dì nín. Cho đến khi ông Mười xuất hiện, ông bảo, “mấy chú làm ơn dừng lại một chút” rồi cầm cái khăn rằn lau nước mắt cho dì Thấm, dì như trẻ con, lau khô rồi nước mắt lại trào ra. Ông Mười vẫn nhẫn nại chậm chiếc khăn lên khuôn mặt chớm già của dì, không nói gì hết, khuôn mặt bì sì của ông hơi dúm lại, dường như ông cũng đau lắm, xót lắm” (Mối tình năm cũ).

Hay là:

“Nhưng không phải buồn Phương lấy vợ, tôi buồn là vì chiều nay, Nhân Phủ đã sụp đổ trong lòng.

Rồi họ, và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi.” (Nhà cổ)

Nhưng, để ý: cái khóc của Nguyễn Ngọc Tư là vì thương yêu, không vì oán giận. Không phải là cái khóc nghẹn ngào, day dứt, ủ rũ. Đây là cái khóc ào ào như cơn mưa miền Nam, và người đọc biết (hay mong mỏi) chỉ khoảnh khác thì mưa sẽ tạnh, nắng sẽ lên và nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư sẽ quẹt nước mắt xông vai trở lại cuộc sống bận rộn của mình.

Chính vì Nguyễn Ngọc Tư còn trẻ, cô nhìn cuộc sống bằng cặp mắt trong sáng (khác với lạc quan) và trung thực. Cô không giả vờ dằn vặt nội tâm như nhiều nhà văn (không chỉ ở Việt Nam) ham đòi thời thượng. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư không ngây thơ “chuyện đời”. Cô nhìn, cô nghe, cô biết hết. Nguyễn Ngọc Tư là một chứng nhân trung thực và tinh nhạy. Không phải chứng nhân cho những vụ việc hung hăng, thô bạo, nhưng cho những mảnh đời đơn dị, bình thường. (Truyện Nguyễn Ngọc Tư không có người lừa đảo, không có kẻ sát nhân. Có lẽ trong truyện của cô cái tội lớn nhất là tội... ngoại tình!). Nếu lúc gần đây truyện của Nguyễn Ngọc Tư có “buồn” hơn, ấy không phải vì mắt cô đã nhạt đi màu hồng (hãy mong thế), nhưng vì tầm nhìn của cô nó xa hơn và, trong quãng không gian mở rộng đó, cô thấy thêm những chuyện đời dang dở. Cô không buồn hơn, nhưng lọt vào mắt cô là những mảng đời buồn hơn.

Nhưng đừng tưởng Ngưyễn Ngọc Tư là người hời hợt. Quả vậy, những truyện – nhất là những truyện sau này – đều là về những mối tình không trọn. Chẳng phải đổ vỡ, nhưng không trọn. Những mối tình đó không phải chỉ của người già, mà còn là những mối tình của thế hệ cô (Ngổn Ngang) – hay thứ tự phải ngược lại" Nhìn cho kỹ, sự dang dở đó không phải lỗi của ai. Nguyễn Ngọc Tư chấp nhận nhưng không than oán, mà cũng không ra vẻ cứng rắn kiểu anh hùng rơm.

Những cặp “tình nhân” (tạm gọi) trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư không bao giờ hôn nhau (như cô sẽ hỏi: ai làm chuyện kỳ vậy"). Nhiều lắm, thì chỉ như: “Quí mặc áo đứt mất tiêu cái nút trên, lồ lộ ra mảng ngực ráp nắng. Trong Đậm nhiều khi dậy lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc lùi lũi trong đời”. (Giao Thừa)

Hay là:

“Nó ngồi sau lưng thầy... mà lòng nghe dịu ngọt lạ thường, chợt nghe thèm đến rớt nước mắt được nép mặt vào lưng, được choàng tay ôm eo thầy”. (Nước Chảy Mây Trôi)

Phần nào, sự chuyên biệt của Nguyễn Ngọc Tư vào những truyện loại này có thể làm người đọc lo ngại. Chằng lẽ nghiệp văn của cô sẽ khoanh trong thể loại những mối tình không trọn, những ký sự đồng quê" Quả là Nguyễn Ngọc Tư có tài thiên phú, cô viết rất nhanh, rất khoẻ (trong vòng ba năm đã ra bốn tập truyện ngắn). Nhưng cái đáng lo là chỗ đó. Người ta bắt đầu thấy quá quen thuộc với truyện của cô. Chúng na ná như nhau, và dù rằng mỗi truyện vẫn đáng đọc, vẫn cho người đọc những giờ phút thú vị, nhưng sao ấy, chúng không còn để lại cái ấn tượng sâu đậm của những truyện mấy năm đầu. Đến lúc nào đó, nhà văn không thể chỉ sử dụng cái thiên bẩm của mình. Nhà văn phải đổ mồ hôi, xót con mắt, lã ngón tay (hay cho độc giả cảm tưởng ấy). Sự quanh quẩn trong những không gian, hoàn cảnh quen thuộc có thể là cái chớp đèn vàng (nhưng chưa đỏ) trên con đường văn chương của Nguyễn Ngọc Tư.

*

Nhiều người so sánh cô với Sơn Nam. Nhưng Sơn Nam là người viết ký sự giỏi, hầu như là nhà nghiên cứu, nhà dân giả học chuyên nghiệp. Nguyễn Ngọc Tư không như vậy, cô là nhà văn chuyên môn. Những cây bút khác ở miền Nam liền trước Nguyễn Ngọc Tư (như Lê Văn Thảo, Nguyễn Quang Sáng) là thế hệ của chiến tranh dành độc lập. Tuy Nguyễn Ngọc Tư không phải mang nhiệm vụ đó nữa, quá khứ ấy được cô đưa vào truyện một cách rất tự nhiên (Mối Tình Năm Cũ, Ngọn Đèn Không Tắt). Có lẽ Nguyễn Ngọc Tư không biết là chính cái trẻ của cô, cái tính “tỉnh nhỏ” của cô đã cho cô một lợi thế rất lớn. Đó là cô không bị hành trang của thế hệ trước làm nặng vai, hay bị ảnh hưởng của những người đi trước (trong thư riêng gởi một độc giả, Nguyễn Ngọc Tư cho biết chưa từng đọc Võ Phiến, chẳng hạn).

Một đặc điểm của Nguyễn Ngọc Tư là hình như cô đã chớm thấy sự khác biệt giữa cô – như một nhà văn – và những người khác (chẳng hạn như trong Một Mái Nhà, Nguyệt - Người Bạn Không Biết Viết Văn). Đây là một điềm tốt nhưng cũng là một dấu hiệu nguy hiểm. Tốt vì cô ý thức trách nhiệm (trong chừng mực nào đó) của mình, nhưng nguy hiểm vì nó có thể gây một tự giác quá độ về chỗ đứng của cô – như một nhà văn – đối với xã hội. Nhà văn, theo tôi nghĩ, vừa phải đứng trong vừa phải đứng ngoài dòng cuộc sống. Song Nguyễn Ngọc Tư lại có vẻ thành thật tiếc nuối cuộc sống bình dị của những người không viết văn. Đặt vấn đề cách khác, những nhà văn trẻ Việt Nam như Nguyễn Ngọc Tư, từ trước đến giờ vẫn sống với cái bẩm sinh của mình, sẽ ra sao khi biết được nhiều hơn về văn đàn (thế giới), khi ý thức hơn “nghề văn” của nhà văn" Đó là những câu hỏi lớn, định đoạt chỗ đứng tương lai của nhà văn đó trong khu vườn văn học.

Một cái “bệnh” của những người viết trẻ bây giờ là mặc cảm (hay đua đòi) phải dùng một bút pháp mới, mô tả xã hội tân thời (thường được xem như đồng nghĩa với lối sống thị thành), đôi khi phải làm ra vẻ biết nhiều, học rộng. Nguyễn Ngọc Tư không cần “làm dáng” kiểu ấy. Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ, cái lạ ở cô là tài khui mở những sinh hoạt thân thuộc trước mắt. Nguyễn Ngọc Tư không “vén màn” cho người đọc thấy cái chưa từng thấy, cô không dẫn dắt ta khám phá những ngõ ngách của nội tâm mà ta chưa từng biết (một điều cũng rất cần, nhưng để những nhà văn khác). Cô chỉ đưa ra một tấm gương rất trong, thật sáng, để chúng ta nhìn thấy những sinh hoạt, tình tự rất thường. Và qua đó, lạ thay, như một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái phong phú của chính đời ta.

Tuổi trẻ của Nguyễn Ngọc Tư làm người đọc vừa mong đợi, vừa âu lo. Mong rằng tài năng của cô sẽ chín ra, sẽ lớn thêm. Nhưng lo rằng, với tuổi đời, giọng văn tươi mát đó sẽ không còn thích hơp với những đề tài có gam màu sậm hơn. (Nhưng khoảng cách hai năm, từ Ngọn Đèn Chưa Tắt sang Giao Thừa, sự tiến bộ của cô – đúng ra là sự thích ứng với kinh nghiệm sống của cô, buồn hơn, thâm thúy hơn – làm người đọc hi vọng).

Chúng ta mong sự trưởng thành của Nguyễn Ngọc Tư sẽ là sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam. Ta mong cô sẽ tiếp tục là một người ghi chép chân thật những chuyển biến của đời sống dân tộc. Nếu cô làm được điều đó thì chúng ta thật cám ơn cô. Tài năng của cô đúng là thiên phú. Nguyễn Ngọc Tư là một "đặc sản" của miền Nam.

T.H.D
Department of Economics, Wright State University, Ohio - USA
[Trích Người Viễn Xứ online. Độc giả Tin Văn có thể đọc thêm NNT trên Tin Văn, tanvien.net].

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.