Hôm nay,  

Chuyện Trong Nhà Ngoài Ngõ: Người Luôn Ở Bên... Suốt Đời...

10/07/201000:00:00(Xem: 6485)

Chuyện Trong Nhà Ngoài Ngõ: Người Luôn Ở Bên... Suốt Đời...

Trương Ngọc Bảo Xuân
Trên mạng hôm nay cô Hoa đọc một chuyện rất ngắn nhưng làm cô cứ ngẩn ngơ. Mới đọc thì thấy chuyện có hơi ngược với giáo lý đã được dạy dỗ bên quê nhà, nhưng, khi suy nghĩ lại, thì thấy câu chuyện phù hợp với nếp sống của xã hội Mỹ. Giờ nghỉ ăn trưa, cô đem chuyện ra chia sẻ với bạn đồng nghiệp. Cô nói:
-Mấy chị à, để tôi kể mấy chị nghe chuyện này, đọc trên mạng nè:
"Chuyện xảy ra tại một trường đại học của Mỹ.
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,"Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào""
Một nam sinh bước lên. Giáo sư nói, "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ". Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...
Giáo sư nói: "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!" Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
Giáo sư lại nói: "Em hãy xoá thêm một người nữa!". Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp: "Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....
Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con. Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!!
Giáo sư bình tĩnh nói tiếp: "Em hãy xóa thêm một tên nữa!" chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn....anh đưa viên phấn lên..... và gạch đi tên của bố mẹ!
"Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai. chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai...
Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cùng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất""
Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.
Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:"Theo thời gian, cha mẹ sẽ là dời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!"


(sưu tầm trên internet)
Khi cô Hoa kể xong, các chị, mới đầu cũng như Hoa, vừa nghe xong thì la lên, cằn nhằn, lập lại:
-Ơ hay, sao lạ thế" Cha mẹ anh chị em làm sao tìm người khác thay thế được mà bỏ nhanh thế" vợ chồng, nhứt là sống trên cái xứ Mỹ thờ ơ lãnh đạm nầy, vợ chồng thay đổi như thay áo li dị nhau cái một, tại sao lại bỏ cha mẹ anh chị em cái rột mà chọn người vợ" chuyện lạ, tư tưởng gì mà mà mà…
Cô Hoa cười:
-Mới đầu em cũng phản ứng y như chị vậy, chị Minh à, nhưng, nghĩ lại thì thấy anh sinh viên ấy nói đúng quá. Bên mình có thể đại gia đình sống chung với nhau một nhà, ông bà cha mẹ con cháu. Con phụng dưỡng cha mẹ già, vân vân, nhưng, ở đây thì hiếm thấy, thường thường cha mẹ già hay chỉ còn mẹ hoặc còn cha thì người già vào nhà dưỡng lão, cuối tuần hay thỉnh thoảng con tới thăm cho nên anh ấy chọn giữ lại người vợ là thực tế đấy
Chị Minh lắc đầu:
-Thôi, nói gì thì nói, tôi cũng thấy cách chọn của anh chàng, sao nó bất nhẫn thế nào ấy. 
Cô Hoa nói:
-Em thấy là, cần phải lấy ý kiến của nhiều người khác nữa mới được. Em có biết một nhà cùng phố với em, bà ấy là người Mỹ đen. Hồi em mới dọn tới, bà còn đủ cả cha mẹ. Cha thì hơn chín mươi, mẹ gần chín mươi. Hai ông bà còn khỏe, thường hay nắm tay nhau đi bộ dài dài trên lề đường, nhìn thấy thương lắm. Một hôm thấy xe cứu thương tới đưa bà đi, rồi tuần lễ sau là đám tang, còn lại người cha.
Nghe bà ấy nói thì bà li dị chồng từ khi con trai mới chín tuổi, bà nuôi con một mình và đem cha mẹ già về. Người Mỹ lạ quá hà, khi nghe em hỏi, câu hỏi thường thường người mình hay nói là -ô, bà sống với cha mẹ già, tốt quá, giống như chúng tôi...- thì bà ta sửa lưng em liền -không phải tôi sống với  cha mẹ tôi mà là cha mẹ tôi sống với tôi- mấy chị thấy câu nói rắc rối của bà ấy chưa"
Chị Minh cười:
-Ý bà ấy muốn đính chính, bà là đứa con hiếu thảo, tử tế, đem cha mẹ về nhà mình chứ không phải mình về sống với cha mẹ. Người Mỹ họ có sự phân biệt rõ ràng là thế.
Cô Hoa cười xòa:
-À, ra vậy! hèn chi, nhiều lúc bà nói về mấy người anh chị của bả, nói là mấy người đó ích kỷ chỉ biết lo gia đình họ mà thôi.
Chị Minh dặn:
-Vậy lần sau gặp mặt, cô nhớ khen bả vài tiếng, cứ mỗi lần gặp là mỗi lần khen cho bả vui lòng. Ý cha.a.a.a...,
"cha mẹ nuôi con như trời như biển, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày"
 ý cha.a.a.a...
Trương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.