Hôm nay,  

Mời Gọi Giúp Trẻ Mồ Côi, Nữ Bs Việt Tới Ấn Cứu Trợ

29/01/200500:00:00(Xem: 5270)
Sau đây là thêm 1 phần trích đoạn hồi ký của Bác sĩ Jean Liêu, một vị y sĩ người Mỹ gốc Việt ở miền Nam California vừa mới thực hiện xong chuyến đi cứu trợ các nạn nhân sóng thần tại Ấn Độ (từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 1 năm 2005). Chuyến đi của Bác sĩ Jean Liêu là một nỗ lực hợp tác của nhiều cá nhân và hội đoàn từ thiện người Mỹ gốc Việt như ICAN, Lửa Việt, Pacific Links Foundation, SAP-VN v.v... cùng nhau quyên góp ngân quỹ, thuốc men và vật liệu để Bác sĩ Jean Liêu mang qua Ấn Độ.
Trích Đoạn
Hồi Ký Cứu Trợ Các Nạn Nhân Sóng Thần Tại Ấn Độ
By Dr. Jean Lieu
Chuyển ngữ: Quyên Vương(ICAN)
Ngày 6 tháng 1 năm 2005
11:30 tối
Sáng nay chúng tôi leo đồi đến ngôi đền hôm qua để khám bệnh cho dân làng như đã hứa. Chúng tôi đến một chiếc cầu, nhìn bên dưới vẫn còn ngỗn ngang những xác người và xác thuyền. Khi đi qua cầu, tôi đã xém bị ép chết bởi một chiếc xe ủi đang tìm cách ra khỏi làng. Chiếc cầu chỉ đủ rộng cho chiếc xe ủi, và tôi bị kẹt ngay giữa cầu. Chung quanh tôi đông nghẹt những người, chận đứng tất cả mọi lối thoát. Tài xế bóp còi inh ỏi. Tôi nhìn chiếc xe ủi lù lù tiến tới… Bất chợt tôi thoáng thấy một góc cột bên thành cầu. Tôi ôm gốc cột, đu người ra phía ngoài. Chiếc xe ủi lướt qua, cách cùi chỏ của tôi chỉ hơn một phân. Trong giây phút đó, tôi cố hết sức để chống chỏi lại sức nặng của chiếc balô trên vai. Nó như muốn lôi tôi xuống biển bên dưới cùng với bao nhiêu xác thuyền ngỗn ngang và xác người rửa nát. Một phép lạ nào đó của Ơn Trên đã giúp tôi gượng lại và thoát hiểm.
Tôi dành cả ngày khám bệnh cho dân làng bị đau nhức khắp châu thân vì sức vùi dập của sóng thần. Sau đó chúng tôi đi đến một làng nhỏ ven biển tên là Kameshwaram. Nơi này cách Nagapattinam 20 cây số. Khi chúng tôi đến nơi thì đã thấy có một phái đoàn khác đang chẩn bệnh cho dân. Tôi lợi dụng cơ hội này để đi theo một người dân chài thăm làng. Tuy căn nhà của anh hoàn toàn bị tàn phá, nhưng chỉ có mẹ của anh bị thiệt mạng mà thôi. Đuợc biết lúc đó bà đang bồng đứa con 4 tuổi của anh trong tay thì bị sóng thần ập vào và cuốn đi. Bà thì chết, nhưng đứa cháu thì lại được sóng đưa trở vào bờ. Làng của anh chỉ có 35 người thiệt mạng, nhờ sức che chở của những hàng cây dọc bờ biển trước mặt làng. Anh chỉ cho tôi xem những mảng đá lớn, ngày xưa vốn là nền nhà của ai đó. Tôi đứng đó ngây người ngắm nhìn vẻ đẹp của biển cả, giờ đang trầm lặng hiền từ với những đợt sóng phủi bọt trắng xóa. Cách bờ không xa là những tàn phá mà biển cả đã gây ra chỉ vài ngày trước đây. Những hạt cát mềm mại mát lạnh đang xoa dịu tay tôi. Tôi nhặt một chiếc võ sò và ngắm nhìn dòng nước nhỏ tràn vào, ôm ấp những hạt cát cô đơn. Một cảnh đẹp tuyệt vời. Nhưng sao một cảnh đẹp như vậy lại có sức tàn phá chết người đến thế"
Trên đường trở về nhà, chúng tôi ghé qua một nhà thờ trong vùng. Các thiện nguyện viên đã được nghe nói nhà thờ Ave Maria là một thánh địa. Khi sóng thần tràn vào, tất cả mọi thứ chung quanh đều bị tàn phá, nhưng nước tuyệt nhiên không vào đến nhà thờ. Tất cả những người đến lánh nạn ở đây đều được bình yên, dù mực nước có dâng cao đến đâu đi nữa. Khi đến trước nhà thờ, tôi đã say sưa ngắm nhìn một công trình kiến trúc uy nghi, với những đường nét chạm trỗ tinh vi. Chúng tôi nối đuôi nhau vào trong, quỳ xuống trước bàn thờ để cầu nguyện cho những nạn nhân của sóng thần. Sau đó chúng tôi lên đường về nhà. Ai nầy đều im lặng, trầm ngâm theo đuổi những ý tưởng riêng của mình.
Ngày 7 tháng 1 năm 2005
Tôi đã đôi phen giỡn mặt với tử thần, và đây là một trong những lần hi hữu đó. Tôi tưởng đã chết ở Ấn Độ rồi. Hôm nay nhóm của chúng tôi đi đến từng nhà để phát sữa cho trẻ em và khám bệnh cho dân. Tôi khám cho một phụ nữ đang bị đau nhức khủng khiếp vì các bắp thịt bị sơ cứng và toàn thân bầm dập sau lần vật lộn với sóng thần. Được biết cô ấy đã bị sóng thần hất tung lên rồi đập xuống, cuốn đi. Có ai đó đã nhanh tay thảy cho cô sợi dây, và không biết nhờ phép mầu nào đó mà cô tròng được sợi dây vào người. Cô chỉ cho tôi xem vết thương ngang lưng, nơi mà sợi dây đã cứa sâu vào da của cô khi mọi người cố gắng kéo cô ra khỏi sức cuốn của sóng thần. Tôi không có đầy đủ thuốc trên người, chỉ có thể cho cô chút thuốc tê ngoài da, vì tôi không có thuốc mạnh hơn. Lúc vào nhà, tôi đã để giày ngoài cửa. Những người khác trong nhóm của tôi còn đứng ở ngoài. Khi tôi trở ra thì thấy cả nhóm đã đi đâu mất. Tôi chợt cảm được một sự im lặng khác thường. Một người thiện nguyện viên đứng ở ngoài cổng, có vẻ bối rối và lúng túng. Tôi hỏi chuyện gì xảy ra và cô trả lời tiếng Anh với khẩu âm Ân Độ thật nặng rằng ‘nước tới’. Tôi không hiểu cô nói gì, và quay sang hỏi một người thiện nguyện viên khác đang chạy về hướng tôi. Anh ấy cũng la lên ‘nước tới’. Lúc đó tôi bừng tỉnh và chợt hiểu họ muốn nói đến sóng thần. Phản ứng tự nhiên của tôi là chạy ra phía trước nhà đế lấy đôi giày và chiếc balô, vừa chạy vừa nghĩ là thật ra tôi cũng không có thời gian để mang giày vào. Tôi cũng nghĩ có thể sẽ bị nước cuốn đi bất kỳ lúc nào và chuẩn bị tinh thần tôi phải làm gì trong tình huống đó. Một tiếng nói nào đó trong tâm thức của tôi vẫn cứ giục tôi phải với lấy đôi giày và chiếc balô, phòng khi hữu sự. Nếu tôi sống, tôi sẽ cần đến đôi giày này… tôi chỉ mang theo duy nhất một đôi giày này thôi. Tại sao chỉ mang một đôi, tôi cũng không biết nữa. Nếu tôi chết, passport của tôi sẽ là chứng từ duy nhất để họ biết tôi là ai… Tôi chạy về hướng đường cái, với bao ý tưởng ngỗn ngang trong đầu. Lúc đó tôi mới thật sự cảm thấy sợ và tin rằng sóng thần lại đến.

Trên đường cái, tôi gặp một biển người đang nhốn nháo, vừa chạy vừa khóc gào gọi nhau. Trish và Brian đang cuống quit gọi tôi từ phía bên kia đường. Tôi bao chót, ủng hộ cho đoàn của tôi leo lên ba cấp thang tới gò đất cao hơn. Chúng tôi đứng đó, run rẩy chuẩn bị cho những ngọn sóng thần. Tôi nhìn quanh. Các nóc nhà đã đầy ắp những người. Sau đó chúng tôi mới biết rằng đó chỉ là tin đồn sai. Những đợt sóng dâng cao bất chợt hôm đó đã làm cho người dân hoảng sợ và cả làng náo động và hỗn loạn. Sóng thần đã không đến.
Chúng tôi ngồi xuống tâm sự, cười nhau về những hành động ngớ ngẫn của mình trên đường tìm sự sống. Nếu đó thật sự là những giây phút cuối trên trái đất này, thì Brian sẽ lên thiên đàng với giỏ thuốc và dụng cụ y khoa của tôi mà anh ấy đã gìn giữ với cả sinh mạng của mình. Trish thì bối rối đến độ lạc hướng; cô đã chạy về hướng biển thay vì chạy xa khỏi biển. Trong lúc hỗn loạn Trish đã đánh mất đôi giày và passport của mình. Còn tôi" người bác sĩ Việt Nam nhỏ con ngơ ngẫn này sẽ đến thiên đàng với đôi giày ôm chặt trong lòng như đứa con yêu dấu của mình. Tuy cười đùa chọc phá nhau, nhưng ai trong chúng tôi cũng đều cám ơn Thượng Đế đã cho chúng tôi còn sống. Lần chết hụt này đã làm cho chúng tôi thấm thía hơn giá trị của sự sống, và hiểu rõ hơn những nguy hiểm tiềm ẩn trong chuyến đi cứu trợ này. Tôi buồn cười khi nghĩ đến những gì mình cho là ưu tiên một lúc đối diện với tử thần. Có lẻ đó là phản ứng tự nhiên của con người.
Sau lần bị đe dọa bởi thiên tai sóng thần, những người trong nhóm của chúng tôi cần được nghỉ ngơi một chút. Họ không muốn trở về làng ven biển. Chúng tôi đi ngược về ngôi đền nơi chúng tôi đã làm việc. Gần đến nơi, tôi để ý thấy nơi đây có vẻ vắng hơn bình thường. Hỏi ra mới biết là các nhóm quân đội đã rút. Chỉ có những người bác sĩ và các nhân viên cứu trợ là còn ở lại. Tài xế của chúng tôi cũng đã chạy mất. Anh ta sợ nên không dám trở lại đón chúng tôi. Xem ra chúng tôi lại phải lội bộ về.
Chúng tôi may mắn đi nhờ được chiếc xe cứu thương đến làng kế bên. Khi chúng tôi đến nơi, rất nhiều người lớn và trẻ em bu theo xe. Trish và Brian chơi với các em trong khi tôi và Siva phát sữa cho các em bé. Sau đó chúng tôi dựng lên một địa điểm khám bệnh. Chúng tôi cố gắng theo dõi số người đến khám bệnh, nhưng tất cả đều đầu hàng sau 10 phút. Bệnh nhân nối đuôi nhau không dứt. May thay, sau đó vài giờ thì có một người bác sĩ người Ấn Độ đến giúp tôi một tay. Hai người chúng tôi vừa khám bệnh, vừa đo máu không ngớt tay. Đến tối thì vị bác sĩ Ấn Độ cho biết là anh ta đã đếm được đến 80 bệnh nhân trước khi đầu hàng việc này. Tôi đã bắt đầu khám bệnh trước anh ta 3, 4 tiếng đồng hồ. Một lần nữa, chúng tôi phải khước từ ra về, và hẹn sẽ trở lại ngày hôm sau.
… Những suy nghĩ miên mang về gia đình và bạn bè ru tôi vào giấc ngủ. Không biết gia đình và bạn bè của tôi đang nghĩ gì. Họ có nhớ nghĩ về tôi không" Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không trở về" Họ có hiểu và thông cảm cho những thay đổi trong tôi qua chuyến đi này" Họ có trân quý tôi hơn không, khi phải đối diện với khả năng có thể mất tôi vĩnh viễn" Nếu tôi hy sinh ở đây, đó là vì tôi đã làm được một cái gì đó có ý nghĩa, tôi đã làm được việc tôi muốn làm. Đó là vì tôi muốn đóng góp cho loài người, cho cuộc đời.
Chuyến đi của bác sĩ Jean Liêu là một nỗ lực hợp tác của nhiều cá nhân và hội đoàn từ thiện người Mỹ gốc Việt như ICAN, Lửa Việt, Pacific Links Foundation, SAP-VN. Từ năm 2004, nhiều hội đoàn từ thiện của người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American non-governmental non-profit organizations, viết tắt là VA NGOs) từ các tiểu bang đã ngồi lại với nhau, cùng nhau làm việc và chia sẻ kinh nghiệm hầu nâng cao hiệu quả của các hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Nhiều chương trình đã được thực hiện qua sự hợp tác giữa các hội đoàn VA NGOs, như chương trình cung cấp máy trợ thở cho các em sinh thiếu tháng (máy CPAP), bảo trợ trẻ đi học, tập huấn về giáo dục mầm non cho các thầy cô mẫu giáo, giúp vốn làm ăn cho phụ nữ v.v... Để biết thêm chi tiết về những hợp tác hoạt động của các hội VA NGOs, xin xem website www.va-ngo.org
Kinh phí mua sách vở cho các em tính ra vào khoảng $5 mỗi em. Rất mong sẽ nhận được sự đóng góp của quý vị mạnh thường quân gần xa. Mọi đóng góp xin liên lạc với một trong những nơi sau: Bác Sĩ Nguyễn Phượng Châu (Westminter, 714-418-0190), Pacific Links Foundation (Oakland, 510-435-3035, www.pacificlinks.org), ICAN (San Jose, 408-509-8788, www.ican2.org), Lửa Việt (New Jersey, 732-331-6722, www.luaviet.org). Ngân quỹ thu nhận sẽ được phối hợp chuyển về cho các hội từ thiện tại Ấn Độ đã làm việc với Bác Sĩ Jean Liêu. Xin ghi rõ trong phần memo của ngân phiếu: “Ấn Độ - Dr. Jean Lieu”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.