Hôm nay,  

Cuộc Chiến Dân Chủ

15/01/200500:00:00(Xem: 4882)
Những dòng chữ này được viết khi sắp hết tuần lễ thứ nhì của năm 2005. Đất nước tiến vào thêm một năm dưới chế độ cộng sản, một hệ thống chỉ còn vài guồng máy khủng long cuối cùng theo đuổi. Cuộc chiến vì tự do dân chủ thêm một năm, và khởi đầu cũng với nhiều sóng gió và phức tạp hơn.

Trong tuần lễ đầu năm, phóng viên Lan Anh của báo Tuổi Trẻ bị khởi tố vì tội "tiết lộ bí mật quốc gia." Nguyên khởi câu chuyện chỉ vì chị viết 19 bài báo điều tra về tình hình nâng giá thuốc tây. May mắn, phóng viên Lan Anh được nhiều dư luận bênh vực.

Kế tiếp trong tuần là chuyện trang web tintucvietnam.com bị nhà nước đóng cửa. Không thấy dư luận bênh vực nhiều. Có lẽ vì dư luận thấy mơ hồ hơn, không còn là chuyện cụ thể thấy rõ như chuyện nhà báo Lan Anh, vì tintucvietnam.com đã là một trang web thì tất phải có nhiều trang tin, và biết đâu là rủi có trang nào đăng một vài câu hay một vài đọan văn đụng chạm tới mối tình lãng mạn của chị Hồ Thị Minh Khai thì kể như là hỏng hết… không ai bênh nổi.

Sang đầu tuần thứ nhì của năm 2005, Hội Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) lên án nhà nước Hà Nội bắt giữ, ngược đãi và tra tấn người Thượng… Đây là chuyện bình thường, vấn đề khó chỉ là làm sao cho có đủ người và việc mà lập hồ sơ. Rồi mới nhất là HRW phổ biến tường trình nhân quyền 2004, lên án nhà nước CSVN.

Trong tuần, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng tố cáo CSVN kềm kẹp và đàn áp báo chí… Chuyện này cũng thường thôi, người Việt mình ai cũng biết. Thường tới nổi mà thấy vắng kềm kẹp mới là chuyện lạ. May mắn còn có quốc tế để chúng ta níu áo.

Rồi chuyện công an Lào Cay bắt heo của tín đồ Tin Lành miền núi ăn thịt. Chuyện xảy ra ngày 27-12-2005, nhưng bây giờ thế giới mới biết. Có từng ở Việt Nam, mới biết một con heo giá trị như thế nào, nhất là với đồng bào miền núi. Chuyện thiệt hết nước nói. Chỉ vì nhóm đồng bào này, 40 gia đình người H'Mong, theo đạo Tin Lành. Than ôi, cái nhân duyên của họ theo Tin Lành thì cứ để cho họ theo đi chứ.
Câu chuyện phức tạp còn là, trong tuần thứ nhì đầu năm 2005, phái đòan của Thiền Sư Nhất Hạnh gồm 200 tăng ni cư sĩ về thăm Việt Nam, và sẽ đi 3 miền Nam Trung Bắc trong 3 tháng. Mới nhìn sơ qua thì dễ thấy như là nhà nứơc cố ý trình diễn với quốc tế về mức độ "mở cửa và cởi mở" của chế độ, và thậm chí có vẻ như Hà Nội muốn gây mâu thuẫn trong giới họat động nhân quyền và dân chủ.
Thật sự, vấn đề phức tạp hơn nhiều. Thật sự, Thầy Nhất Hạnh về chuyến này thuần túy là chuyện đạo, là chuyện hoằng pháp. Và nếu Thầy không về chuyến này thì khó mà dàn dựng một chuyến đi công phu như vậy nữa.

Chuyến đi, tuy có một số viên chức sứ quán CSVN đề nghị, nhưng những nỗ lực của Hòa Thượng Nhất Hạnh tiếp cận, tài trợ một số chư tăng ni quốc nội đã có từ lâu. Hòa Thượng lúc nào cũng bày tỏ tấm lòng hướng về Phật Giáo ở quê nhà, và thầy trong ngôn ngữ vẫn không lộ cách biệt giữa các giáo hội trong nước.

Có vấn đề nên thấy nữa, nhà nước CSVN nhìn phái đòan của Hòa Thượng là "phái đòan quốc tế." Điều này có phần đúng, vì nhiều vị sư và ni cô là người gốc Tây Phương. Nhưng lại có phần không đúng, vì rất nhiều vị trong phái đòan lại là gốc Việt, và trưởng phái đòan lại là Hòa Thựơng Nhất Hạnh. Hòan tòan không có thái độ xem đây là "phái đòan Việt Kiều" để có một cách cư xử như kiểu trứơc giờ.
Theo nhật báo The Californian North County Times, số ngày thứ năm 13-1-2005, có 11 vị sư và 9 ni cô từ Tu Viện Lộc Uyển (Deer Park Monastery) ở San Diego về cùng với Hòa Thượng. Phóng viên Gary Warth của báo này đã phỏng vấn nhà sư Pháp Dung, một vị trong phái đòan trở về. Bản tin cho biết, Thầy Pháp Dung đã từng về VN trong quá khứ, nhưng đây là lần đầu tiên mà thầy và các vị sư khác được phép giảng dạy.

Trứơc khi lên đường, Thầy Pháp Dung nói hôm thứ sáu về các chuyến đi trứơc đó, "Họ hồi đó không cho chúng tôi giảng dạy. Năm 1998, nhóm tăng ni đầu tiên về đã bị cấm giảng dạy. Khi tôi vào VN năm 2000, họ cho chúng tôi giảng dạy chút đỉnh, nhưng họ theo dõi chúng tôi mọi chỗ."

Hòa Thượng Nhất Hạnh đã lưu vong từ năm 1966. Chính phủ CSVN "các năm gần đây có mời Hòa Thựơng về, nhưng với điều kiện không giảng dạy gì cả. Hòa Thượng đã từ chối các lời mời trứơc đó," theo giải thích của Thầy Pháp Dung.

Thầy Pháp Dung nói, Hòa Thượng Nhất Hạnh sẽ ở VN ba tháng, giảng dạy ở 3 miền Nam, Trung, Bắc, "Họ [nhà nước] có một hồ sơ khá tệ hại về các quyền đối với ngừơi có tôn giáo, đối với nghệ sĩ [sáng tác] và đối với những người nói thẳng. Bây giờ thì [qua việc này] cho thấy chính phủ đang thay đổi."

Vấn đề, CSVN thay đổi tới đâu thì không ai biết rõ.
Có chỗ cũng cần ghi nhận, CSVN nhìn phái đòan là "quốc tế" hiển nhiên là thuận lý, vì không thể nhìn phái đòan như "quốc nội" được. Vì nếu xem như phái đoàn mang quốc tịch Việt Nam là chính thì lại phải áp dụng Pháp Lệnh Tôn Giáo, thì rất mực là phiền phức, vì các vị sư gốc Mỹ, Anh, Pháp... sẽ không hình dung trên thế giới có cái pháp lệnh nào kỳ dị như thế.

Thêm nữa, nhà nước CSVN muốn chứng tỏ với Quốc Hội Mỹ, nơi trong tháng 3 sẽ suy tính chuyện có nên trừng phạt CSVN hay không vì bị đưa tên vào danh sách "các nước quan ngại," rằng Hà Nội có mở cửa tôn giáo. Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng phái đòan của Hòa Thượng về sẽ làm suy suyển hồ sơ "các nước quan ngại," vì không thể nào có chuyện này bù qua cho chuyện kia được. Tất cả những hồ sơ nhà nước đàn áp tôn giáo hay đàn áp các giáo hội đều có cụ thể ngừơi, việc, và ngày giờ xảy ra. Không thể nào có chuyện đón một "phái đòan tôn giáo quốc tế" mà lại làm suy suyển các hồ sơ khác được. Hãy xem chuyện này như CSVN đón tiếp một phái đoàn Phật Giáo Nhật Bản, Thái Lan, Lào... Và Hà Nội đã chọn thái độ như thế.

Thực tế, Hoa Kỳ chưa hề trừng phạt nước nào trong danh sách “các nước quan ngại” trong quá khứ, còn như năm nay thì chưa rõ, nhưng qua ngôn ngữ ông Đại Sứ Hoa Kỳ và cả một viên chức Thượng Viện Hoa Kỳ trong tuần qua thì "quan hệ Việt-Mỹ sẽ ngày càng tăng trưởng…" Đó là lời của Keith Luse, chuyên gia cao cấp Uûy Ban Đối Ngọai Thựơng Viện Mỹ, nói với báo Tuổi Trẻ hôm 5-1-2005.

Tuy nhiên, có một thực tế là, Hòa Thượng Nhất Hạnh tuổi đã lớn, trên 80 tuổi rồi (hình như 83 tuổi, nhưng báo North County lại ghi là 78 tuổi), và năm nay không về thì tới bao giờ mới về, trong khi các điều kiện đặt ra đều được Hà Nội thỏa mãn, kể cả điều kiện xuất bản 12 cúôn sách của Thầy tại VN, điều trứơc giờ nhà nứơc vẫn cấm. Những người bạn đồng môn của Hòa Thượng đều tuổi lớn rồi, không gặp lại dịp này chưa chắc còn dịp nào gặp nữa. Thêm nữa, hồi năm ngóai, chính quốc hội Liên Aâu (hay một số dân biểu) đã vận động cho Hòa Thựơng về VN, khi biết rằng Hòa Thượng được vào Trung Quốc nhưng lại bị cấm về VN. Cấm dạy Thiền là chuyện quốc tế không bao giờ hiểu nổi.

Chuyện thấy rõ, Hòa Thượng muốn giảng dạy pháp môn Thiền Làng Mai tại VN. Và đó chính là ước muốn tận thâm sâu trong lòng Hòa Thượng. Bởi vì, nhỡ như Hòa Thượng viên tịch sớm, thì mọi liên hệ với VN của dòng Thiền Làng Mai sẽ cực kỳ gian nan, có thể nói là gần như cắt đứt. Cho nên, chuyện Hòa Thượng về VN còn mang tính chiến lược phát triển cho cả dòng Thiền Làng Mai. Trên thực tế, mọi liên hệ giữa Hòa Thượng và quý Thầy trong nước về lâu dài chưa chắc đã suông sẻ, vì các nghi thức mới Hòa Thượng sọan ra và vì Bộ Giới Bổn Tân Tu có quá nhiều sửa đổi. Nhưng đây lại là chuyện giữa các trưởng lão với nhau, không còn là chuyện để người ngoài cửa bàn nữa.

Nhìn chung, tình hình phái đòan Hòa Thựơng về thăm VN hòan tòan không tổn hại gì cho cuộc chiến đòi dân chủ tự do cả. Hai chuyện khác nhau. Dạy Thiền là chuyện nội bộ trong nhà chùa, sau cổng tam quan; chuyện của các nhà sư và của các người tu Thiền. Đạo là đạo, còn đời là đời. Còn chuyện đòi dân chủ tự do là chuyện đời, của những người mong muốn đất nước mình đi đúng hướng phát triển của tòan cầu, và dẹp hết được mọi bất công, đói nghèo.

Điều may mắn của đầu năm 2005 là vẫn còn âm vang Lá Thư Ngỏ Vì Dân Chủ của nhà đấu tranh dân chủ Phương Nam, bút hiệu của kỹ sư Đỗ Nam Hải từ Sài Gòn: trong bản văn ký ngày 10-12-2004, Phương Nam đòi hỏi chính phủ CSVN tổ chức Trưng Cầu Dân Ý toàn dân về câu hỏi duy nhất: Việt Nam nên hay không nên theo chế độ đa đảng" Lá Thư Ngỏ lập tức được hưởng ứng tòan cầu, và ngày 21-12-2004, Hội Phóng Viên Không Biên Giới bản doanh ở Geneva đã ca ngợi lòng can đảm của Phương Nam Đỗ Nam Hải, người bị công an bức bách liên tục nhiều tháng, thậm chí bắt lên xe cứu thương ngồi thẩm cung để hù dọa vì các bài viết kêu gọi dân chủ trước đó anh phổ biến trên Internet.

Lá Thư Ngỏ cũng lập tức được nhiều giới trẻ hưởng ứng, trong đó một số trang web đã mời gọi Trưng Cầu Dân Ý Trên Internet. Tấm lòng của các anh em mời gọi Trưng cầu Dân Ý trên Internet thì đầy nhiệt tình, hăng say… nhưng hiển nhiên là phương pháp thì bất tòan, vì dân mình đâu có đủ nối kết Internet và người có lên mạng thì đâu có được tự do qua tường lửa. Tuy nhiên, chiến thắng dân chủ của Ukraine đã cho phép chúng ta hy vọng rằng khi phong trào dân chủ trang bị đầy đủ cho ngừơi dân ý thức về quyền người, về quyền dân, về nhu cầu đa nguyên đa đảng, thì cuộc chiến không còn khó khăn nữa, vì chính những người đang ra sức kềm kẹp hiện nay sẽ có lúc hàng lọat người quay lại chống cường quyền. Một hiện tượng nữa trong cuộc chiến dân chủ ở Ukraine: bất kể các vị giám mục Chính Thống Giáo ở Đông Ukraine xuất hiện bên cạnh Yanukovich, và cũng bất kể các vị giám mục ở Tây Ukraine tới ban phép lành cho các nhóm dân vác lều ra băng tuyết biểu tình, phong tỏa thủ đô... những lằn ranh giữa đạo và đời cũng rất là rạch ròi, hễ giáo dân tới thì đều được nhà thờ an ủi và hứa hẹn hồng ân Thiên Chúa. Đạo đứng ở cả hai phía, và không bỏ giáo dân nào cả.

Dân chủ tự do là hướng đi tất yếu của con người, để có thể giúp đồng bào mình phát triển hết mọi năng lực và hiểu biết. Trưng Cầu Dân Ý về Đa Đảng của anh Phương Nam là đòi hỏi chính đáng, cần hỗ trợ tòan lực. Và tất cả những cuộc bầu cử tại quê nhà cần phải có quốc tế giám sát. Bởi vì ngay như đa đảng như ở Ukraine, mà đợt đầu bầu cử vẫn bị Thủ Tướng Yanukovich gian lận, huống gì là nước mình chưa có đa đảng.

Một điều quan trọng nữa, trước những cuộc bỏ phiếu quan trọng như thế, cần phải có nhiều tháng vận động, ra báo giải thích cho đồng bào hiểu thế nào là dân chủ, thế nào là đa đảng… Chính công việc vận động, giải thích này là việc mà các trang web mời gọi Trưng cầu nói trên sẽ có thể chọn làm nhiệm vụ chính, để tiếp cận xa hơn, hiệu qủa hơn.

Cuộc chiến dân chủ thực sự là lâu dài, nhưng từng bứơc một những tiến trình hội nhập quốc tế sẽ giúp cho phong trào dân chủ bén rễ ngày càng chắc. Trong tiến trình đó, không riêng gì kinh tế phải hội nhập, mà tôn giáo cũng phải mở cửa nữa. Đó cũng là từng bước lùi của chủ nghĩa vô thần tòan trị. Và chúng ta đang chứng kiến các bước lùi này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.