Hôm nay,  

Đất Nước Để Cho Ai?

08/01/200500:00:00(Xem: 5181)
Những bước tiến đổi mới của Hoa Lục bề ngòai đã giúp cởi trói nhiều cho các sinh họat văn học nghệ thuật. Mọi người như dường được tự do sáng tác, một phần, nhờ hướng đi mới này. Các suy nghĩ độc lập được hình thành, phổ biến hơn. Có vẻ như không còn chuyện cả nước phải học tập, để suy nghĩ, nói năng và viết lách theo một hướng nữa. Nhưng không hẳn là dễ như thế, bàn tay sắt của Đảng CS Trung Quốc vẫn xiết trên mọi lĩnh vực. Nhất là trong một số lĩnh vực cấm kỵ.

Đúng vậy, nhà văn vẫn phải sinh họat tổ đảng, vẫn học tập, vẫn kiểm thảo và phê bình, vẫn động viên lẫn nhau cải tạo tốt, vẫn đấu tố và hạ bệ nhau… Đó là chuyện đang xảy ra trên quê hương đổi mới Hoa Lục, nơi mà Đảng CSVN nhìn như ngọn hải đăng để dò theo lèo lái.
Nơi đây chúng ta sẽ kể về nhà văn nữ Tây Tạng Woeser. Tên gọi này là phiên âm theo Anh ngữ, phiên âm theo Hoa Ngữ là Weise.

Woeser là một nhà văn Tây Tạng, nhưng viết văn bằng Hoa Ngữ. Sinh tại Lhasa năm 1966, bà trưởng thành trong vùng Tây Tạng thuộc tỉnh Sichuan, tốt nghiệp Văn Chương và Ngôn Ngữ Trung Hoa tại Đại Học Thiểu Số Tây Nam năm 1988. Sau khi làm phóng viên cho tờ nhật báo Ganzi Daily, năm 1990 bà được chuyển sang Lhasa để làm biên tập cho tờ Văn Chương Tây Tạng (Xizang Wenxue), ạp chí chính thức của Hội Văn Học Tây Tạng. Trước giờ bà đã xuất bản các tác phẩm Tibet Above (Tây Tạng Trên Kia), Map of Burgundy Red (Bản Đồ Hồng), và Notes on Tibet (Tây Tạng Ghi Chú). Cuốn sách cuối cùng này đã đem lại tai họa cho bà.

Cuốn Notes on Tibet là tuyển tập các bài văn xuôi của Woeser, xuất bản lần đầu tiên năm 2003 bởi nhà xuất bản Huacheng Publishing House ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Cuốn này lập tức được ưa chuộng và in liền lần thứ nhì, thế cho nên các cán bộ kiểm duyệt mới tìm đọc kỹ hơn.

Thọat tiên, Chi Bộ Đảng trong Mặt Trận Thống Nhất nói rằng cuốn này đã phạm "các sai lầm chính trị nghiêm trọng." Sau lời cáo buộc đó là đòi hỏi của các cán bộ trách nhiệm về ý thức hệ tại Tây Tạng phải xét tác phẩm này kỹ hơn. Tức khắc, cuốn này bị cấm bán trong vùng Tây Tạng. Và cúôi cùng thì Sở Báo Chí và Xuất Bản, thuộc tỉnh Quảng Đông, nhận được lệnh từ trung ương là cấm hoàn tòan sách này.
Shi Jifeng, Phó Giám Đốc của Tổng Cục Báo Chí và Xuất Bản Trung Quốc, đưa ra cáo buộc trong 1 buổi họp: "Cuốn này ca ngợi Đạt Lai Lạt Ma đời 14 và Karmapa đời 17, và khuyến khích độc giả tôn kính và sùng tín vào tôn giáo. Đây là các sai lầm tai hại trong quan điểm chính trị của tác giả. Một số chương còn đi vào quan điểm chính trị sai lầm. Như trong bài "Nying Tsering," tác giả mô tả sự hoang mang mà nhà sư Nyima Tsering có khi sư này gặp những người ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma trong 1 hội nghị quốc tế… Ngòai ra, các chương như "Tenzin and His Son" cho thấy bà hiểu nhầm về lịch sử cuộc chiến Trung Quốc với Tây Tạng thời 1950s." (Bản Tin số 22 của Tổng Cục, đăng trên www.intelnet.com ngày 23-2-2004.)
Các cáo buộc này cho thấy rõ rằng nhà văn không có quyền suy nghĩ độc lập, vì "khuyến khích tôn kính và sùng tín vào tôn giáo" bị xem như sai lầm nghiêm trọng cho lập trừơng chính trị của nhà văn. Thực sự, Woeser chỉ viết trong quan điểm của tín đồ Phật Giáo Tây Tạng, cho nên một cách tự nhiên ngòi bút liền ca ngợi các lãnh tụ tôn giáo như Đức Đạt Lai Lạt Ma và Karmapa. Bà vẫn ý thức về phạm vi và giới hạn của một nhà văn xã hội chủ nghĩa.

Dù vậy, in được cuốn Notes on Tibet đã là một phép lạ. Phần lớn cũng nhờ tỉnh Quảng Đông hiện là môi trường thương mại năng động, với bầu không khí chính trị tương đối thỏai mái, nên cuốn sách mới xuất bản ra thị trừơng được.

Trong đó, chương "Nyima Tsering" đã gây xúc động lớn, cho cả độc giả trong và ngoài nước.
Khi lệnh cấm ban hành, thì Woeser lúc đó ở Bắc Kinh tham dự buổi họp tiền hội nghị về lĩnh vực tạp chí tại Viện Văn Học Luxun. Trước khi vụ này xảy ra, Hội Nhà Văn đã cứu xét thăng chức bà lên Phó Tổng Biên Tập tờ Văn Học Tây Tạng. Nhưng khi chuyện nổ lớn, mọi việc đều ngưng lại, bà bị gọi về lại Lhasa. Một tổ đảng hình thành lấy tên "Giúp Đỡ và Giáo Dục" để làm việc riêng cho "giáo dục tư tưởng" (sixiang jiaoyu) với nhà văn này.

Bởi vì bà bị cáo buộc "ca ngợi" Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì cách duy nhất tự cứu chỉ là phải tấn công Ngài, hay ít nhất phải chịu lập lại lời dạy có sẵn của Li Ruihuan, cựu ủy viên chính trị bộ về dân thiểu số, rằng "Đạt Lai là lãnh tụ băng đảng ly khai đang đòi độc lập Tây Tạng, là tay sai trung thành của phong trào quốc tế chống Trung Quốc, là cội rễ kích động hỗn lọan xã hội ở Tây Tạng, và là trở ngại lớn nhất để Phật Giáo Tây Tạng có lại trật tự bình thường."

Woeser không lập lại nổi những câu như thế. Theo kinh điển Phật Giáo, tấn công vị đạo sư sẽ gây nghiệp dữ. Và sau cùng, ai thực sự đã rượt đuổi Đạt Lai Lạt Ma, ai giết hàng trăng ngàn người Tây Tạng và phá hủy gần hết các tu viện ở Tây Tạng"

Trong chiến dịch "tái tổ chức tự viện" (zhengdun simiao), Chen Kuiyuan, cựu Bí Thư Đảng vùng Tây Tạng, ra lệnh buộc tất cả các sư và ni Tây Tạng phải chép bằng tay lời cáo buộc của Li Ruihuan về Đạt Lai Lạt Ma. Ai không chép thì bị đuổi ra khỏi tu viện. Tuy nhiên, trong chữ Tây Tạng thì chữ "là" và chữ "không là" chỉ khác nhau có 1 dấu chấm. Nhiều vị sư thêm vào bản văn một dấu chấm nhỏ trên đầu chữ "là" để được ở lại gìn giữ tu viện mà không mang tội tấn công đạo sư. Woeser cũng không làm được như thế, bởi vì chị viết văn bằng tiếng Trung Hoa, và trong Hoa Ngữ này thì chữ "không là" phải thêm 1 chữ nữa.

Nhiều cán bộ tới làm việc “cải tạo” với chị và gia đình chị. Thực chất là tra tấn tinh thần. Chịu không nổi, thế là chị chọn giải pháp rời Tây Tạng, nhưng dĩ nhiên là vẫn ở trong lãnh thổ Trung Quốc để "chờ kết quả cuối cùng sẽ loan báo bởi các cơ quan liên hệ…" theo trong thư gửi cho Chi Bộ Đảng trong Hộ Nhà Văn. Thư nhan đề "Tôi vĩnh viễn là 1 nhà văn Tây Tạng tin vào Phật Giáo."

Bây giờ thì chị bị trục xuất khỏi Hội Nhà Văn, mất hẳn mọi lương bổng, tịch thu lại căn nhà Hội đã cấp cho chị, xóa mọi phúc lợi y tế, bị ngăn cản giấy xuất cảnh rời Hoa Lục. May mắn duy nhất, chị chưa vào tù. Hiện chị phải ở với mẹ.

Thực sự, trong tòan cúôn sách, chị chỉ viết có 1 câu, có một câu thôi, ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Chính sách giáo dục cưỡng bách hòan tòan bằng Hoa Ngữ trong hơn nửa thế kỷ đã đào tạo nhiều nhà văn Tây Tạng viết Hoa Ngữ xuất sắc. Có hàng trăm nhà văn, nhà thơ Tây Tạng trong Hội Các Nhà Văn Viết Hoa Ngữ của Tây Tạng (Xizang de Hanyu Zuojiaqun). Trong đó, Woeser, Methuk, Serpo, Alai và Tashi Dawa được nhìn như những người viết Hoa Ngữ xuất sắc hơn cả các nhà văn thuần túy dòng máu Hán tộc.

Vấn đề cũng có mặt khác. Các nhà văn vừa kể trên đều không hề viết bằng Tạng Ngữ; một số vị trong nhóm này còn không nói được Tạng Ngữ.
Ngọai trừ Methuk, không có ai thuần túy dòng máu Tây Tạng: Woeser và Serpo mang trong người ¼ dòng máu Hán tộc; Tashi Dawa nửa dòng máu; Alai nửa Hán, nửa Hồi.
Và kể cả Methuk, tất cả các nhà văn này đều có chồng hoặc vợ là người Hán nòi.
Những người cha (trong vài trừơng hợp, là mẹ) của Woeser, Serpo và Tashi Dawa là dân Tây Tạng vùng Khampa được tuyển mộ vào đơn vị lính đầu tiên khi Hồng Quân Hoa Lục tiến vào Tây Tạng.
Các nhà văn này nên được nhìn như nỗi xấu hổ của Hoa Lục, hay họ là kho tàng đáng trân trọng" Nhiều nhà văn không tìm ra được căn cước mình nữa, đôi khi. Như trừơng hợp Tashi Dawa, chủ tịch Hội Nhà Văn Tây Tạng, khi gặp các nhà văn Tây Tạng lưu vong, hai phía phải nói chuyện bằng Hoa Ngữ, vì nhà văn này không nói được Tạng Ngữ, vì từ nhỏ tới lớn ông chỉ nói Hoa Ngữ, ngôn ngữ chính thức toàn cõi Tây Tạng.

Dưới đây là một phần trong chương "Nyima Tsering," kể chuyện một nhóm Tây Tạng lưu vong gặp gỡ nhà sư Nyima Tsering, vị sư cũng hành nghề hướng dẫn du lịch nổi tiếng của vùng Jokhang, Lhasa. Theo Woeser, vị sư này trẻ, khiêm tốn, bình tỉnh, đam mê về văn hóa và tôn giáo, lưu lóat Anh Ngữ và Hoa Ngữ… Thầy Nyima Tsering được đưa vào phái đòan Trung Quốc dự 1 hội nghị quốc tế về nhân quyền ở Na Uy cuối thập niên 1990s. Thầy là người Tây Tạng duy nhất trong phái đòan. Một đọan do Woeser kể như sau:

… (Một thiếu nữ Tây Tạng mặc T-shirt và quần jeans tới gần Thầy Nyima Tsering trong 1 công viên…) Bất ngờ, thiếu nữ chụp lấy tay Thầy và bắt đầu khóc nức nở. Với nước mắt ràn rụa, cô nói với Thầy bằng Tạng Ngữ: "Thưa Thầy, Thầy đang làm gì ở đây" Tại sao Thầy đi chung với nhóm người Hán này" Thầy là ngừơi Tây Tạng, hãy nhớ Thầy là ngừơi Tây Tạng, đừng ở với họ…"

Nyima Tsering mắc cỡ, lúng túng và thấy rất buồn, nhưng Thầy không thể rút tay ra được và không biết nói gì. Mọi ngừơi chung quanh dồn tới đông hơn. Họ đều là người ngọai quốc, tò mò vì bộ áo nhà sư màu đỏ mà Thầy đang mặc, trong khi một thiếu nữ tới nắm chặt tay Thầy mà khóc. Những ngừơi khác trong phái đòan mau chóng tản ra chỗ khác. Giả vờ như không có gì xảy ra, và giả vờ như họ không chú ý gì, họ có vẻ như bày tỏ cảm thông và chia sẻ [với Thầy]. Ngừơi duy nhất vẫn đứng sát bên Nyima Tsering là người của Sứ Quán Trung Quốc, ngừơi có nhiệm vụ theo dõi Nyima Tsering trong 4 ngày. Bây giờ, cán bộ này mới nói với Nyima Tsering, "Thôi đi đi, để mặc con bé này."

Thiếu nữ không hiểu Hoa Ngữ, nhưng có thể đóan được lời cán bộ an ninh kia. Thiếu nữ nổi giận, la mắng cán bộ công an đó. Để ngăn chận thiếu nữ, nhà sư Nyima Tsering cứ lập đi lập lại, "Thầy biết, Thầy biết, Thầy biết mà…"

Thếu nữ Tây Tạng vẫn khóc lớn, "Nếu Thầy thực sự biết, thì Thầy đừng về theo họ."
Rồi thì, với nỗi khó khăn lớn, Nyima Tsering bật la lớn: "Làm sao Thầy không trở về" Đây là quê hương chúng ta mà. Nếu tất cả chúng ta bỏ đi, thì Tây Tạng để lại cho ai""
Với những lời đó, nước mắt của Thầy bắt đầu tràn ra." (Xizang Biji, pp. 228-9. Tây Tạng Bị Chú, trang 228-9)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.