Hôm nay,  

Phi, Csvn Phản Đối Tt Đài Loan Ra Đảo

04/02/200800:00:00(Xem: 5058)

MANILA/HANOI -- Phi Luật Tân và Việt Nam đã chỉ trích việc Tổng Thống Đài Loan Trần Thủy Biển tới thăm đảo Taiping ở Trường Sa. Đaỏ này có tên Việt Nam là đảo Ba Bình, và có tên Phi Luật T6an là đảo Ligao.

Theo bản tin DPA và báo Phi, Ngoại Trưởng Phi Alberto Romulo nói chuyến thăm đó “kình chống lại các nỗ lực chung bởi các nước đang tranh chấp Biển Đông để tìm hòa bình và ổn định ở khu vực.”

Thượng nghị sĩ Phi Mirim Defensor-Santiago đưa ra bản văn lên án họ Trần và kêu gọi chính phủ Phi xiết an ninh tại các vùng quanh và thuộc đảo Trường Sa , và viết, “Thật tệ hại, bởi vì Trần Thủy Biển đang quấy rối thêm để có sự chú tâm vào Trường Sa. Đài Loan sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng ta gửi Tổng Thống Phi Luật Tân tới thăm đảo cuả chúng ta"”

Trần Thủy Biển đã dùng vận tải cơ C-130 để bay ra thăm đảo Taiping, đaỏ lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, nơi lính Đài Loan đã xây xong một phi đạo lớn.

Trường  Sa hiện tranh chấp chủ quyền toàn phần hay từng phần bởi  Trung Quôc, Phi, Đài Loan, Brunei, Mã Lai và Việt Nam.

Bản tin từ thông tấn nhà nước TTXVN hôm 3-2-2008 cũng ghi nhận tình hình nhà nước CS Việt Nam phản đối chuyến thăm nói trên. Bản tin viết:

“...ngày 2-2-2008, trả lời câu hỏi phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước tin người đứng đầu Đài Loan, ông Trần Thủy Biển thăm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng nói:

Việt Nam phản đối chuyến thăm của ông Trần Thủy Biển tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là hành động leo thang hết sức nghiêm trọng, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực. Đài Loan phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả do hành động của họ gây ra.

Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được nói rõ nhiều lần, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang sống trong lòng cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Cuộc đấu tranh không phải chỉ thấy được ở trong nước với những ngón đòn cô lập và tù đầy. Cuộc đấu tranh đã thể hiện trên thế giới Mạng trong và ngoài nước. Kẻ thù biết rõ con đường làm chia rẽ cộng đồng và chúng đã thành công.
Các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắc là ASEAN đứng về bên nào trong cuộc xung đột ngày càng gia tăng tại Biển Đông?
Từ quan điểm chính trị, thương chiến Mỹ Trung có thể có người thắng kẻ thua. Nhưng dưới góc độ kinh tế, cả hai đều đang thua. Điều này lý giải vì sao cả Mỹ và Trung Quốc đều đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận thương mại.
BERLIN - Diễn viên GI hóa trang như lính Mỹ canh gác tường gọi là “tường ô nhục” phân chia thành phố Berlin 30 năm trước đã bị cấm.
MEXICO CITY - Tin ngày 6 tháng 11: một nghi can bị bắt gần biên giới Arizona-Mexico có liên quan tới vụ 9 công dân Mỹ (gồm 3 phụ nữ, 6 trẻ em) bị thảm sát.
ANKARA - Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ loan báo vợ của trùm ISIS bị truy sát đã bị bắt. Trong 1 phát biểu ngày 6-11, TT Erdogan không cho biết vợ của Baghdadi bị bắt ở đâu, khi nào và danh tính là gì.
WARSAW - TT Andreij Duda loan báo: công dân Ba Lan có thể đến Hoa Kỳ không cần chiếu khán nhập cảnh từ ngày 6-11.
PHI TRƯỜNG SCHIPOL - Phi công của chuyến bay từ Amsterdam đi Madrid phát nhầm nút báo động không tặc khi tất cả 27 hành khách đang lên máy bay A 330 phải di tản.
SEOUL - Dự định tập trận phối hợp Mỹ-Nam Hàn trong Tháng 12 bị Bắc Hàn phản đối và lên án là khiêu khích.
IDLIB - Lực lượng Mỹ tại miền bắc Syria rút theo lệnh TT Trump đã trở lại bảo vệ mỏ dầu, với giải thích “không cho khủng bố ISIS chiếm và thu tiền bán dầu thô”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.