Hôm nay,  

Chính Sách Giáo Dục Hoa Kỳ: Không Để Em Nào Rơi Lại Đằng Sau?

24/11/200700:00:00(Xem: 5473)

- Giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh, Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove

Ngày 9 tháng 11 vừa qua, một số các ủy viên giáo dục gốc Á Châu toàn quốc được mời về thủ đô Hoa Thịnh Đốn để phát biểu và chia sẻ ý kiến về chính sách No Child Left Behind, một chính sách giáo dục do chính phủ của tổng thống Bush đặt ra từ năm 2002.  Đây là khoảng thời gian quốc hội phải tái xét chính sách này để xem có nên tiếp tục phê chuẩn và tài trợ hay không. 

Trong suốt thời gian áp dụng chính sách này, đã có nhiều học khu trên toàn quốc lên tiếng chỉ trích, và các tổ chức như các hiệp hội giáo chức cấp học khu, tiểu bang và liên bang cùng lên tiếng chống đối.  Một mặt khác, định luật NCLB đã đem lại một số thay đổi đáng kể, đặc biệt là thành quả học vấn của các nhóm học sinh thiểu số và có trình độ anh ngữ giới hạn được chú ý đến nhiều hơn.

Vì tầm mức quan trong của đạo luật "Không Để Rơi Em Nào Lại Đàng Sau,"  lần đầu tiên thành phần lãnh đạo của Quốc Hội và Thượng Viện Dân Chủ tổ chức Diễn Đàn Giáo Dục của Người Mỹ Gốc Á và Thái Bình Dương (Asian American and Pacific Islander Education Forum).  Buổi hội nghị quy tụ 25 dân cử ủy viên giáo dục, các vị lãnh đạo các cơ quan và nhà tranh đấu cho giáo dục, và các chuyên viên nghiên cứu giáo dục toàn quốc để bàn thảo về các vấn đề thiết yếu trong đạo luật NCLB như thi cử, năng lực giáo chức, và thành quả học sinh thiểu số. 

Trong suốt buổi họp, các dân biểu và thượng nghị sĩ liên bang tiếp tục thay phiên nhau vào ngồi nghe và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của đạo luật này qua sự tường trình của các ủy viên giáo dục.  Các điểm chính được nêu ra trong diễn đàn gồm có:

- Mặc dầu đạo luật NCLB có chủ đích tốt, nhất là muốn nêu cao thành quả học tập của tất cả các nhóm học sinh, kể cả học sinh nghèo, thiểu số, kém Anh văn hoặc trong chương trình giáo dục đặc biệt vì có vấn đề, đạo luật không cung cấp đủ ngân sách cho tiểu bang để thi hành nghiêm chỉnh.  Các nhóm học sinh này bị điểm thấp nhưng thiếu sự giúp đỡ, càng ngày các trường dạy các học sinh này càng bị mang tiếng hơn.

- Đạo luật NCLB đề cao sự trừng phạt khi học khu không đạt đúng tiêu chuẩn thay vì khen thưởng các học khu có sự tiến triển.  Kết quả là cả hệ thống giáo dục công lập toàn quốc đẩy mạnh áp lực thi cử, tạo thành một môi trường học "nhồi nhét" đủ kiến thức căn bản để đạt được điểm thi do liên bang ấn định.  Điểm thi cao trở thành mục đích chính, không cần biết là sự học có đủ chuẩn bị cho học sinh lên đại học hoặc có việc làm tốt sau khi ra trường hay không

Gs Kim Oanh phát biểu.

- Các giáo chức theo đạo luật NCLB bắt buộc phải có đủ bằng cấp chuyên môn mới có quyền dạy.  Kết quả là đa số thầy cô phải trở lại trường, lấy thêm các chứng chỉ và các phân khoa sư phạm đặt ra thêm những kỳ thi cử và khóa học làm chương trình giáo dục sư phạm càng thêm nặng nề và phức tạp.  Đây không phải là điều xấu, tuy nhiên, điều này khiến nhiều thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm giảng dạy bỏ nghề và một số các sinh viên trẻ không muốn vào nghề khi sự đòi hỏi càng ngày càng cao mà mức lương cũng như sự nễ trọng nghề nghiệp càng ngày càng giảm.

Nói tóm lại, tuy rằng đạo luật này có tên "Không Bỏ Em Nào Lại Đàng Sau," kết quả áp dụng trong các năm qua cho thấy một số học sinh tại các học khu hoặc trường học nghèo, thiếu phương tiện là những em bị bỏ lại đằng sau vì các thầy cô không ai muốn dạy những trường mà điểm thi thấp. Và vì đa số các thầy cô giỏi và có kinh nghiệm là những người có thâm niên, họ có quyền chuyển qua các trường khác và cuối cùng học sinh nghèo, kém lại thiếu giáo sư giỏi, nhiều kinh nghiệm.

Sau khi đưa ra những nhận xét và phân tích về sự lợi hại của đạo luật No Child Left Behind, một số tham dự viên đã được chỉ định và được mời phát biểu những nhận xét và đề nghị liên quan đến học sinh gốc Á Châu Thái Bình Dương dựa trên kinh nghiệm và thành quả của các nhóm trong cộng đồng của chính họ.  Là một trong 6 người được mời phát biểu, chúng tôi đã đưa ra những nhận xét và góp ý sau đây trước các dân biểu và thượng nghị sĩ liên bang, đa số là thành viên trong ủy ban giáo dục, có ảnh hưởng trực tiếp trong việc phủ quyết và phê chuẩn các điểm thiết yếu trong đạo luật này:

1. Học khu Garden Grove đã có những tiến triển tích cực kết quả của việc áp dụng đạo luật No Child Left Behind.  Thứ nhất là học khu đặt ra hai tiêu chuẩn giáo dục dựa trên thành quả và tiến triển cho học sinh toàn học khu:  về Anh ngữ cho học sinh thiểu số, và về các bộ môn thiết yếu (Anh văn và Toán).  Để đạt được mục tiêu, học khu đầu tư vào một hệ thống truy tầm  điểm học của từng học sinh để theo dõi sự tiến triển của học sinh trên từng bộ môn. Nhờ vậy, điểm học của tất cả các nhóm học sinh trong học khu có sự tiến triển điều đặn trong những năm qua và đã được nhiều giới giáo dục để ý đến. Tuy nhiên sự tiến triển này không đủ để chuẩn bị cho học sinh ra trường trung học lên đại học bốn năm hoặc tìm được một việc làm đủ nuôi sống gia đình.

Đề nghị chúng tôi đưa ra trước Quốc Hội là phải xác định lại các tiêu chuẩn giáo dục trong đạo luật NCLB.  Phải coi đó như là một căn bản và nền mống chứ không phải là mục đích giáo dục tối cao.  Mục đích giáo dục cấp K- 12 (Mẫu giáo đến tốt nghiệp trung học) phải là sự chuẩn bị cho học sinh đủ kiến thức và kỹ năng để có quyền lựa chọn lên tiếp cấp bậc đại học hoặc đủ sức vào một trường kỹ thuật chuyên môn trong thời gian ngắn để có một việc làm tốt phụ giúp gia đình. 

2. Vấn đề dạy Anh ngữ cho học sinh thiểu số dựa trên đạo luật NCLB do học khu Garden Grove áp dụng vẫn không chú trọng vào việc giúp học sinh có trình độ Anh văn vững chắc, nhất là kỹ năng thảo luận và làm luận văn.  Vì NCLB đòi hỏi học khu phải khảo sát học sinh ráo riết qua các kì thi trắc nghiệm, học sinh không bắt buộc phải chứng tỏ khả năng và kiến thức của mình qua các bài viết như lúc trước. Đa số học sinh khi lên đại học phải học lại các lớp luận văn hoặc không đủ khả năng tham gia tích cực các cuộc thảo luận và tranh luận trong lớp.  Đa số học sinh thiểu số, trong đó có học sinh gốc Viết tránh các môn học đòi hỏi khả năng Anh văn cấp đại học và một số sinh viên hoàn tất phân khoa toán, điện, hoặc kỹ sư không lấy được bằng cử nhân vì không qua được kỳ thi viết luận văn Anh ngữ để ra trường.

GS Kim Oanh đứng giữa Nhóm Các Ủy Viên Giáo Dục từ Tiểu Bang California.

Trong một số những nghiên cứu về thành quả người Mỹ gốc Á, người ta thấy khả năng Anh ngữ cao là yếu tố tiến thân của các kỹ sư để đi từ chuyên gia (technical professional) lên đến cấp điều hành (managerial/administrative).  Điều này cũng phản ảnh trong cách ngành nghề khác.  Căn bản "Anh ngữ khoa bảng" (academic English) phải được đào tạo từ cấp trung học và phát triển ở cấp đại học và tiếp tục trau dồi và cải tiến khi vào nghề. Nếu không, như danh từ các bài nghiên cứu dùng, chúng ta chỉ tiến từ "blue-collar coolies" (những người lao động làm mướn theo lịch sử người Mỹ gốc Á) đến "white-collar coolies"  - những người có kiến thức chuyên môn nhưng vẫn dưới sự điều hành của giới khác.

Chúng tôi đề nghị đạo luật NCLB nên có sự thay đổi, cho các học khu dùng nhiều phương thức khác nhau để khảo sát và thẩm định thành quả học sinh, không nhất thiết chỉ dùng trắc nghiệm.  Một mặt khác NCLB phải nâng cao tiêu chuẩn Anh văn, không chỉ dạy cho học sinh biết đọc và viết Anh ngữ mà còn phải có khả năng dùng Anh ngữ để thảo luận, phân tích, thuyết phục qua kỹ năng nói và viết. Điều này đòi hỏi NCLB phải cho học khu thêm ngân quỹ để gíup giáo chức có thêm khả năng và tài liệu thích hợp.

3. Đạo luật NCLB chú trọng nhiều vào việc muốn học sinh thiểu số thông thạo Anh ngữ mà không màng để ý đến việc bảo tồn và phát triển ngôn ngũ mẹ đẻ của các em.  Theo các nghiên cứu và thống kê giáo dục, đa số học sinh thiểu số đến trường với hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và Anh ngữ.  Sau một thời gian ngắn, học sinh mất đi một ngôn ngữ.  Lên đến cấp bậc trung học, học sinh lại phải bỏ công sức để học một ngoại ngữ khác.  Hiện tại, chính phủ liên bang bắt đầu ý thức sự nguy hại của một quốc gia không đủ năng lực có khả năng ngoại ngữ, nhất là các ngôn ngữ liên quan đến an ninh quốc phòng.  Vấn đề học sinh thiểu số nên được nhìn lại một cách tích cức hơn.  Thay vì chỉ nhìn thấy sự giới hạn Anh ngữ của học sinh, nên ý thức và xác định khả năng ngoại ngữ sẵn có của các nhóm học sinh và coi đó là tài nguyên quốc gia để hổ trợ và khai triển.

Chúng tôi đề nghị NCLB khuyến khích và tài trợ các học khu có các chương trình giúp học sinh duy trì và phát triển ngữ mẹ đẻ cũng như có thêm các chương trình tạo cơ hội cho học sinh hấp thụ thêm các ngôn ngữ khác.  Trong nền kinh tế và phát triển toàn cầu, khả năng ngoại ngữ sẽ là bước tiến cho tương lai học sinh trong mọi ngành nghề.

Buổi họp do dân biểu liên bang Mike Honda - thuộc địa hạt 15 - miền bắc California, điều hợp.  Ông cho các nhân viên ghi chép và thâu lại tất cả những lời điều trần từ các ủy viên giáo dục và hứa sẽ đem những ý kiến này vào trong các buổi hội thảo để phê chuẩn đạo luật No Child Left Behind. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.