Hôm nay,  

Trình 2 Hồ Sơ Biển Csvn Bị Tq Phản Đối

5/9/200900:00:00(View: 7786)

Trình 2 Hồ Sơ Biển CSVN Bị TQ Phản Đối

BEIJING/GENEVA (VB) -- Nhà nước CSVN hai lần -- trong hai ngày, ngày 6-5-2009 và ngày 7-5-2009 -- đã đệ trình  lên Liên Hiệp Quốc  bản phúc trình về ranh giới biển và thềm lục địa. Và cả hai lần đều bị chính phủ Trung Quốc  phản đối.

Lần trình bản phúc trình đầu tiên là hôm <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />6-5-2009, lúc đó chính phủ CS Việt Namrình chung với Mã Lai về vùng biển phía nam Biển Đông. Lập tức, hôm 7-5-2009, Bắc Kinh phản đối.

Lần trình hồ sơ thềm lục địa đứng tên riêng của CSVN là ngày 7-5-2009. Lần này trong hồ sơ có khẳng định chủ quyền của VN đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập tức, Bắc Kinh vào ngày 8-5-2009đã phản đối ngay.

Bản tin Xinhua cho biết TQ hôm Thứ Sáu đã phản bác hồ sơ của VN đệ trình LHQ về thềm lục địa, nói hồ sơ này đã lấn chủ quyền biển của Trung Quốc ở vùng Biển Nam Trung Hoa, nên hồ sơ này “bất hợp pháp và vô giá trị.”

Bản tin Xinhua dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Ngoaị Giao TQ Ma Zhaoxu nói hôm Thứ Sáu là, “TQ có chủ quyền bất khả tranh cãi đối với các đảo Xisha và Nansha và vùng biển lân cận các đảo này, và có chủ quyền lãnh hải và thẩm quyền trên vùng đáy biển và dưới đất của khu vực.”

Đảo Xisha, còn dịch là đaỏ Tây Sa, thực ra tên tiếng Việt là đaỏ Hoàng Sa, nguyên đã bị hải quân TQ chiếm từ năm 1974 sau trận hải chiến với hải quân VNCH.

Còn đảo Nansha, dịch là đảo Nam Sa, tên tiếng Việt thực ra là đảo Trường Sa, nơi nhiều nứơc chiếm nhiều phần và đang tranh chấp ít nhất là giữa 6 nứơc.

Cả hai vùng biển quanh 2 đảo đều được tin là có các giếng dầu khí lớn.

Bản tin đaì VOA kể về trường hợp CSTQ “phản đối việc VN, Malaysiađăng ký thềm lục địa mở rộng” như sau.

Ủy ban Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gửi một công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm thứ Năm, đề nghị Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa gọi tắt là CLCS, không xem xét hồ sơ chung mà Việt Nam và Malaysia cùng đệ trình lên Liên Hiệp Quốc về ranh giới bên ngoài thềm lục địa 200 hải lý, còn gọi là thềm lục địa mở rộng.

Bản tin hôm thứ Năm của Tân Hoa Xã trích công hàm của Ủy ban này nói rằng hồ sơ mà Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình lên Liên Hiệp Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc cũng như luật pháp về Biển Nam Trung Hoa.

Người phát ngôn của Ủy ban này nói rằng chính phủ Trung Quốc đề nghị CLCS không xem xét hồ sơ này theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các Qui tắc Thủ tục của CLCS.

Hồ sơ chung của Malaysia và Việt Nam được nộp 1 tuần trước hạn chót  mà Liên Hiệp Quốc qui định đối với các quốc gia muốn đăng ký thềm lục địa mở rộng.   

Theo Qui định về Thủ tục của CLCS thì trong trường hợp có tranh chấp về lãnh hải, uỷ ban sẽ không xem xét và phê chuẩn hồ sơ của bất cứ bên liên quan nào trong vụ tranh chấp. 

Người phát ngôn của Ủy ban Thường trực Trung Quốc nói rằng với sự phản đối của Trung Quốc, CLCS sẽ không xem xét hồ sơ chung của Malaysiavà Việt Namchiếu theo Qui định này.

Cũng cần nhắc rằng, bản tin Việt Báo sáng Thứ Sáu có ghi, rằng danh sách các hồ sơ ranh giới biển trình lên LHQ, nơi trang

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/commission_submissions.htm cho biết nơi hồ sơ thứ tự 33, Mã Lai và VN đệ trình chung về phần phía nam Biển Nam TQ ngày 6-5-2009.

Hồ sơ thứ 34 là bản đệ trình chung giữa Pháp và Nam Phi về vùng quần đảo Crozet và đảo PrinceEdwardIslandscũng ngày 6-5-2009.

Tới hồ sơ 35 là Kenya, trình ngày 6-5-2009; hồ sơ 36 là Mauritius  về vùng đảo RodriguesIslandngày 6-5-2009.

Và hồ sơ 37 là Việt Nam, vùng phía bắc, đệ trình ngày 7-5-2009. Bản văn được nộp như thế là kịp thời hạn, trứơc hạn chót do LHQ quy định là ngày 13-5-2009.

Bảnû văn mới này dài 8 trang, viết bằng Anh ngữ ghi rõ rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam(ngay ở đoạn văn đầu của phần Introduction).

Độc giả có thể đọc toàn văn và xem bản đồ ở trang nhà LHQ: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm2009n_executivesummary.pdf

Chưa thấy phổ biến bản Việt Ngữ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Kế hoạch “Medicare for All” của nghị sĩ Elizabeth Warren tranh cử TT đại diện của đảng DC được chờ đợi từ lâu, dự định sẽ làm tăng chi tiêu công $20,500 tỉ.
WASHINGTON - Số việc làm được tạo ra trong tháng 10 là 128,000, xác nhận tiềm năng phát triển kinh tế tai Hoa Kỳ đang là vững mạnh.
WASHINGTON - 38% cử tri tin cậy ông Trump làm TT, là “thấp ổn định” theo thăm dò ABC mới nhất.
Cựu Dân Biểu Beto O'Rourke của Texas tuyên bố rằng ông sẽ rời khỏi cuộc đua tổng thống, kết thúc một chiến dịch mà ông đã đấu tranh trong nhiều tháng để giành lại năng lượng của ứng cử viên Thượng viện 2018 nổi lên của mình trên một sân khấu quốc gia đầy cá tính lớn và các nhà vô địch tự do khác.
Đã 5 năm qua, chùa Diệu Pháp (ở đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, Sài Gòn) đã nhiều lần gửi đơn cầu cứu chính quyền vì bị những ngưới bán chim, cá, rùa... phóng sinh gây mất vệ sinh và an ninh trật tự nơi đây và càng nhếch nhác, xô bồ vào mỗi dịp lễ lớn,
Kết quả kinh doanh năm nay của Công viên nước Đầm Sen thể hiện rõ rệt tính mùa vụ là đạt cao điểm vào quý II và giảm dần vào cuối năm
Hai nhà Facebookers đã bị tòa án CSVN kết án tù chỉ vì “những bài viết trên mạng chỉ trích chế độ,”
2 người mà công an Hà Tĩnh nói là có liên quan đến vụ 39 người chết trong thùng đông lạnh của xe tải tại Anh đã bị khởi tố
BIÊN HÒA, VN -- Cơ quan USAID của Mỹ đã viện trợ 183 triệu đô la để dọn dẹp ô nhiễm thuốc độc dioxin thời chiến tranh Việt Nam còn lại tại khu vực phi trường Biên Hòa
VIỆT NAM -- Du khách đến VN trong tháng 10 lên tới 1.6 triệu người là cao nhất từ trước tới nay tính theo tháng mà trong đó du khách TQ là nhiều nhất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.