Hôm nay,  

10 Năm Tới: Các Xứ Bán Dầu Sẽ Phải Nhập Cảng Dầu Để Xài

16/12/200700:00:00(Xem: 2461)

Nền kinh tế nhiều quốc gia có nền xuất cảng dầu khổng lồ đang tăng trưởng nhanh chóng. Các chuyên gia nói rằng sự tăng trưởng này nếu vẫn tiếp tục có nghĩa là các nhà cung cấp dầu quan trọng lớn nhất thế giới nay có thể sẽ bắt đầu phải nhập cảng dầu trong suốt một thập niên để sử dụng cho hàng loạt xe  mới, nhà ở và cơ sở thương mại mà họ đã mua hoặc xây dựng nhờ nguồn tài nguyên dầu phong phú.

Indonesia là một thí dụ điển hình, với nhiều dự án, cũng như Mexico, nước xuất cảng dầu lớn thứ hai đối với Hoa Kỳ, có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới, và sau đó là Iran, nhà xuất cảng dầu lớn hàng thứ tư thế giới. Trong một số trường hợp, chính phủ các nước này sẽ phải tài trợ dầu nhiều hơn cho công dân mình, bằng cách bán với giá chưa tới 7xu/gallon, mà theo các chuyên gia, bởi họ có thói quen lãng phí dầu.

Amy Myers Jaffe, nhà phân tích kỹ nghệ dầu tại Trường Đại Học Rice cho đó là mối đe dọa nặng nề, bởi vì trong vòng 5 tới 10 năm nữa thì các nguồn cung cấp dầu thế giới sẽ cạn kiệt.

Một phúc trình của CIBC World Markets cho biết, lượng nhu cầu gia tăng có thể được bù đắp từ sản lượng dầu Saudi cung cấp tăng thêm 40% trong khoảng thời gian từ nay tơớ 2010, trong khi khoảng một nửa kế hoạch cung cấp của Iran sẽ bị giảm đi. Phúc trình này cũng nói tỉ lệ tiêu thụ dầu trong nước tăng vọt ở Nga, Mexico và một số thành viên của Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu (Organization of the Petroleum Exporting Countries - OPEC) sẽ giảm lượng xuất cảng dầu thô khoảng 2.5 triệu thùng mỗi ngày vào cuối thập niên này. Sự thiếu hụt dầu tiêu thụ lại sẽ làm tăng giá dầu. Năm 2002, cuộc đình công ở Venezuela làm mất đi 3% sản lượng dầu của thế giới. Các chuyên gia cho rằng nguồn dầu của Canada sẽ trở nên quan trọng, đặc biệt đối với Hoa Kỳ, đặc biệt trong tình huống mà ngày càng có thêm nhiều vùng sản xuất dầu sẽ đóng.

Theo Daniel Yergin, Chủ tịch Hiệp Hội Nghiên Cứu Năng Lượng Cambridge (Energy Research Associates) nói: "Trong vòng 10 năm tới, năng lực sản xuất dầu của thế giới sẽ tăng 20% so với hiện nay. Nhưng phần nhiều sẽ tùy thuộc việc nghiên cứu địa chất khu vực. Trong khi đó, nhiều quốc gia dầu quan trọng khác có nhiều mỏ dầu ổn định, dồi dào được kể gồm Iraq, Iran và Venezuela có thể bù đắp nhu cầu gia tăng.

Hoa Lục và Ấn Độ cũng có thể tăng lượng dầu tiêu thụ trong vòng 20 năm tới. Tuy nhiên, Fatih Birol, trưởng phòng kinh tế của Tổ Chức Năng Lượng Quốc Tế tại Paris ước lượng mức tiêu thụ dầu tăng thêm của quốc gia tiêu thụ lớn hàng thứ hai này có nguy cơ không được đáp ứng.

Theo thống kê, mức tiêu thụ dầu nội địa của 5 nước xuất cảng dầu lớn nhất thế giới gồm Saudi Arabia, Russia, Norway, Iran và United Arab Emirates sẽ tăng 5.9 % trong năm 2006, trong khi xuất cảng sụt hơn 3%. Ngược lại, nhu cầu của Hoa Kỳ hầu như vẫn giữ nguyên. Còn các nước dự án CIBC, nhu cầu tiêu thụ dầu trong nước của họ sẽ tăng gấp đôi, gồm Saudi Arabia, Kuwait và Libya.

Nhiều yếu tố làm khuynh hướng tiêu thụ dầu gia tăng là sự tăng trưởng công nghiệp hóa, chi xài của các chính phủ tăng vọt, và sự gia tăng mức tiêu thụ cá nhân. Theo phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Trung Đông và Bắc Phi đạt gấp đôi kể từ thập niên 1990, và kinh tế Nga cũng đã tốt hơn.

Mức tiêu thụ dầu tăng đều các nước, tính theo đầu người, một số nước đã vượt khỏi Hoa Kỳ như Bahrain, Kuwait, Qatar và Ả Rập Thống Nhất (United Arab Emirates.) Indonesia, Russia và Mexico cũng tăng nhanh mức tiêu thụ, vì ngày càng có thêm nhiều người sử dụng xe hơi. Ở Kuwaitis chẳng hạn, đã để máy điều hòa không khí, từ gas thiên nhiên hoặc dầu, hàng tuần trong suốt mùa hè. Và các nhà thể thao United Arab Emirates trượt tuyết trong nhà, hoặc chơi golf và phải lọc nước biển để sản xuất nước từ dầu nhiên liệu. Các nước này vì vậy đã ngày càng gia tăng mức tiêu thụ dầu.

Thế  nhưng, người Saudi, Iran và Iraq chỉ trả từ 30 tới 50 xu cho mỗi gallom xăng.  Người Venezuela trả 7 xu, và nhu cầu sẽ tăng 10% trong năm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.