Hôm nay,  

Máu Đổ Sân Chùa

01/10/200700:00:00(Xem: 5427)

Máu đã và đang đổ ở sân chùa Miến Điện, đất nước và nhân dân thuần thành Phật Giáo. Năm 1988, nhà cầm quyền độc tài quân phiệt Miến Điện đã xả súng bắn vào sinh viên biểu tình ôn hòa đòi dân chủ; ba ngàn người chết trong đó có tăng ni, Phật tử. Năm 2007, cũng nhà cầm quyền độc tài quân phiệt cho lực lượng an ninh, quân đội và công an xả  dùng ma trắc, lựu đạn cay, và súng bắn vào đám đông do  quí vị tăng ni trẻ lãnh đạo biểu tình đòi dân chủ ở Yangon. Tính đến thứ Năm 20 tháng 9, sau hai ngày thiết quân luật, tin CNN Asia sơ khởi cho biết có 4 người chết, 100 người bị bắt và một người Nhựt cũng bị chết vì đạn. Nhưng sau đó nhiều nguồn tin cho biết  có 10 người Miến Điện chết và hàng 200 tu sĩ Phật Giáo bị bắt giam. Tiếng súng của lực lượng an ninh còn đang nổ, xe nhà binh còn đang rú, cuộc bắn giết, bắt bớ các nhà  ni sư thẩy lên xe như thẩy heo  còn đang lên cơn. Nhiều ngôi chùa, cửa Phật cứu độ chúng sinh  của đất nước và nhân dân thuần thành Phật Giáo là Miến Điện còn đang bị những công an, lính tráng trang bị tận răng, xe nhà binh, xe thiết giáp trang bị đại liên, hỏa tiễn, vòi xịt nước cao áp bao vây, sẵn sàng tấn công như tấn công đồn của quân thù.

Tình hình Miến Điện vô cùng căng thẳng và tế nhị lúc nào cũng có thể biến thành đại khủng khoảng, máu đổ thịt rơi, chùa cháy, Phật thiêu. Về phía người dân bị thống trị, Miến Điện là đất nước, Phật Giáo được xem là quốc giáo. Tăng lữ rất được kính trọng. Trấn áp tăng lữ là châm ngòi phản ứng  nổi dậy của dân chúng đại số là Phật tử. Về phía nhà cầm quyền độc tài quân phiệt thống trị, nếu tỏ ra yếu, dân chúng càng ngày càng tham gia biểu tình càng động, thế lực lật đổ nhà cầm quyền càng mạnh. Chưa thấy một dấu chỉ dàn xếp lạc quan nào. Chỉ thấy trán áp. Hành động  đàn áp, giải tán của nhà cầm quyền quân phiệt mới đây đã làm cho cả thế giới lo ngại. Lo ngại một cuộc đổ máu lớn xảy ra như năm 1988. Lo ngại người Miến vượt biên giới tỵ nạn quân phiệt qua các nước láng giềng. Lo ngại sự bất lực của cơ quan Liên Hiệp Quốc, nhứt là Hội Đồng Bảo An, nhiệm vụ chánh là bảo vệ hòa bình trên thế giới. 

Ngày 26 tháng Chín, sau khi nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện thiết quân luật và hành động trấn áp làm chết 5 người, Hội Đồng Bảo An LHQ họp. Ngoại Trưởng Pháp Bernard Kouchner, tới phiên chủ tọa, cố gắng vận động  đi đến nghị quyết lên án nhà cầm quyền Miến Điện. Nhưng không thành, không đạt túc số 15 phiếu. Nhứt là gặp sự chống đối của Nga với lý do rất nguyên tắc hình thức nhưng giả đạo đức bản chất, xem những biến động đó ở Miến Điện là vấn đề nội bộ của nước đó, không ảnh hưởng đến an ninh vùng hay thế giới. Lập trường của Nga trong vụ quân phiệt  trấn áp Phật giáo kỳ này giống như lập trường của Nga và Trung Cộng hồi tháng Giêng chống lại Mỹ khi Mỹ đưa ra nghị quyết lên án Miến Điện vi phạm nhân quyền. Còn trong Nghị quyết  hiện tại, TC chưa chánh thức bày tỏ lập trường chống nhà cầm quyền Miến Điện vì là nước bán nhiều vũ khí cho Miến Điện. TC chỉ nói bóng gió, nói nước đôi, hai nghĩa, rằng  hy vọng nhà cầm quyền Miến Điện tìm ra một giải pháp "đúng đắn" (correcte) cho cuộc khủng hoảng. Trái lại Ấn Độ lần đầu tiền bày tỏ mối quan tâm, lo lắng. Còn Mỹ thì TT Bush tuyên bố siết cấm vận, kể cả cấm nhập cảnh đối với những người của nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện liên quan đến nội vụ. Và Liên Âu cũng quyết liệt như Mỹ. Liên Âu và Mỹ ký tuyên cáo chung đòi hỏi Hội Đồng Bảo An phải chế tài Miến Điện. Với lời lẽ cứng rắn, "Chúng tôi lên án mọi hành động bạo lực đối với những người biểu tình ôn hòa, và nhắc nhở những người cầm quyền của nước này rằng những hành động của họ sẽ tạo trách nhiệm cá nhân cho họ." TT Pháp Nicolas Sarkozy còn yêu cầu Liên Âu hãy có những biện pháp chế tài "không chậm trễ" đối với những người vi phạm nhân quyền. Ông còn chánh thức tiếp kiến vị Thủ Tướng lưu vong của Miến Điện, Ô Sein Win, tại Phủ Tổng Thống Pháp. Anh là nước kêu gọi lên án nhà cầm quyền quân phiệt đầu tiên, qua lời kêu gọi của vị Thủ Tướng, Ô Gordon Brown. "Cả thế giới hướng về Miến Điện và chế độ đàn áp phi pháp nên nhớ họ phải trả giá."

Liên hệ sang tình hình Phật Giáo ở nước nhà VN, người ta thêm lo lắng cho Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhứt (GHPGVNTN). Phật Giáo VN Thống nhứt bị CS Hà Nội không cho phép hoạt động vì không chấp nhận đi vào quỹ đạo tôn giáo do nhà cầm quyền dàn dựng và chỉ huy. Hai vị lãnh đạo tinh thần cao cấp nhứt của GHPGVNTN bị CS Hà nội quản thúc nhiều năm. Gần đây CSHN mở cả một chiến dịch vừa lũng đoạn  vừa răn đe. Cho Tướng Công An mời HT Huyền Quang Tăng Thống ra dự đại hội để làm pháp chủ giáo hội Phật Giáo VN do Hà nội dàn dựng. Cho bộ máy tuyên truyền vu cáo HT Quảng Độ, Viện Trưởng Hóa Đạo "khích động" dân oan khi Ngài  vì  tinh thần cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật đích thân đến ủy lạo dân oan ngồi chờ khiếu kiện ở Saigon và khi cho một Vụ Trưởng ra Hà nội cứu khổ dân oan.  HT Tăng Thống đã từ chối thẳng thắn nhưng không thể loại bỏ trường hợp nhà cầm quyền CS "long trọng bắt cóc" Ngài ra Hà nội. Theo Giáo chỉ mới đây của HT Tăng Thống, [trích y] "Chiến dịch đàn áp, vu cáo và khủng bố tinh thần hiện nay đối với GHPGVNTN báo hiệu một cuộc bắt bớ, đàn áp nước lũ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bó buộc Giáo hội phải có biện pháp tự vệ cùng tiên liệu đối phó với tình hình" nên Ngài  kiện toàn, mở rộng qui mô, thẩm quyền của Văn Phòng II Viện Hóa đạo ra khắp hải ngoại, đề phòng khi CS bất động hóa hoạt động của Viện Hóa Đạo trong nước, để giáo sự và Phật có thể tiếp tục.

Nhà cầm quyền độc tài quân phiệt Miến Điện đối với Phật Giáo Miến Điện được hoạt động hợp pháp, mà họ  còn dám trấn áp. Thì độc tài Cộng sản ở VN, họ  có thể sẽ "thừa thắng xông lên"  đối với Phật Giáo VN Thống Nhứt lâu nay CS không thừa nhận và đánh phá đủ mọi cách. Tiên liệu và chuẩn bị của HT Tăng Thống tăng cường Văn Phòng II Viện Hóa Đạo thật là một sáng suốt hết sức hợp tình, hợp lý, hợp thời cơ.

Cho đến bây giờ dù phản ứng của Khối Tây Phương rất mạnh đối với nhà cầm quyền độc tài quân phiệt Miến Điện. Nhưng sự chống đối của Nga cựu CS và Trung quốc đang CS, khiến Hội Đồng Bảo an gần như bị liệt. Ngay nghị quyết lên án bằng lời thôi, cũng bị Nga và TC chống đối. Hai nước này có hai lá phiếu phủ quyết.

Sau cùng độc tài CS, độc tài quân phiệt, độc tài khủng bố, độc tài dưới mọi hình thức đều là độc tài. Độc tài quân phiệt Miến Điện đang làm đổ máu ở sân chùa Miến Điện. Được trớn độc tài CS có thể làm đổ máu ở sân chùa VN. Phật Giáo VN Thống Nhứt có thể lâm nguy trong nước. Vì  thế chùa chiền ở hải ngoại, tại các cộng đồng người Việt ở ba châu,Âu, Mỹ, Úc tổ chức cầu an cho Phật Giáo, cho HT Tăng Thống và HT Viện Trưởng Viện Hóa Đạo trong nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.