Hôm nay,  

Thời sự nước Úc: Paul Gibson và nỗi Ám ảnh từ qúa khứ

16/04/200700:00:00(Xem: 2017)

  LND: Chính trường tiểu bang NSW trong vài tuần qua sôi động về việc dân biểu Paul Gibson (hình trên), sau gần 20 năm làm dân biểu bạch đinh (backbencher), vừa được thủ hiến Iemma giao cho chức vụ bộ trưởng Thể Thao trong nội các tân lập, nhưng ông chưa kịp tuyên thệ nhậm chức đã bị tạm thời giải nhiệm vì bị bạn đồng liêu đồng đảng là nữ thượng nghị sĩ tiểu bang Helen Westwood - cựu thị trưởng Bankstown - đâm đơn tố cáo với văn phòng thủ hiến rằng trong năm 1991 ông đã hành hung cựu bộ trưởng Thể Thao - vừa giã từ chính trường trong kỳ bầu cử tiểu bang vừa qua - là bà Sandra Nori khi hai người còn là nhân tình của nhau. Mặc dầu chuyện xảy ra cách nay đã mười mấy năm nhưng nội vụ vẫn được thủ hiến Iemma chuyển sang cảnh sát để điều tra. Và trong vài tuần qua thêm nhiều chi tiết về vụ việc này đã được tiết lộ qua các nhật báo. Đặc biệt là chuyện ông Gibson đã bị nhiều nữ dân biểu Lao động cùng giới thẩm quyền trong đảng Lao động NSW, đặc biệt là ông Graham Richardson, vận động với thủ hiến Bob Carr để ngăn cản không bao giờ cho ông được ngoi lên khỏi hàng dân biểu bạch đinh vì chuyện ông hành hung bà Sandra Nori. Thêm vào đó, theo sự tường trình của báo giới Úc, thì hoạn lộ của ông Gibson bị nghẽn lối vì hành vi thô bạo này là một chuyện mà dường như tất cả mọi dân biểu tiểu bang, đặc biệt là các dân biểu thuộc đảng Lao động đều biết rõ. Thế thì, vì sao thủ hiến Iemma lại sơ sót đến độ tạo ngay một xì-căng-đan như thế ngay trước khi tân nội các của ông được tuyên thệ nhậm chức" Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài phân tích và nhận định tựa đề "The Backroom Boys Running NSW" (Những Kẻ Đằng Sau Hậu Trường Lèo Lái NSW) của bỉnh bút Paul Sheehan được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald ngày 9/4/07 vừa qua để hiểu biết thêm về vấn đề này.

*

Tính bè phái, lạm dụng quyền hành để giúp bạn bè, phe cánh thủ lợi cũng như sự thô thiển vì tự nhốt mình trong tháp ngà cách xa quần chúng của guồng máy hành chính của đảng Lao động NSW đã lộ rõ nguyên hình khi quyền lợi được chia xẻ ngay sau khi họ tái đắc cử trong kỳ bầu cử tiểu bang vừa qua. Vụ một dân biểu Lao động, ông Paul Gibson, bị cáo buộc đã hành hung và đánh đập thật tàn nhẫn một dân biểu Lao động khác - bà Sandra Nori - chỉ mới là sự khởi đầu mà thôi.
Bà Nori là một cựu bộ trưởng trong chính phủ Lao động tiểu bang. Bà là vợ cũ của một cựu tổng trưởng Lao động liên bang là ông John Faulkner. Sau khi hai người ly thân thì bà Nori bắt đầu quan hệ tình cảm với một dân biểu Lao động tiểu bang là ông Paul Gibson. Sau khi mối quan hệ này chấm dứt thì ông Gibson bắt đầu có quan hệ tình cảm với người thư ký văn phòng của ông là bà Katherine Koperberg.
Sau khi mối quan hệ ấy chấm dứt thì chồng cũ của bà Koperberg là ông Phil Koperberg, cựu tổng tư lệnh lực lượng cứu hỏa NSW, thắng quyền đại diện đảng Lao động ra tranh cử trong kỳ tổng tuyển cử vừa qua tại đơn vị Blue Mountains. Ông Koperberg trong thời gian ấy đã lên án ông Paul Gibson cố thọc gậy bánh xe để hủy hoại sự nghiệp chính trị vừa chớm nở của ông. Ông Gibson phủ nhận chuyện này. Mối quan hệ giữa hai người quả thật là vô cùng căng thẳng.
Sau khi chính phủ Lao động tái đắc cử thì cả hai người cùng được bổ nhiệm vào tân nội các của thủ hiến Iemma. Ông Mark Arbib, tổng thư ký của đang Lao động NSW, là người đã thúc đẩy mạnh mẽ cho ông Gibson được thăng quan tiến chức.
Ông Arbib cần tìm được một chỗ trống để nhét ông Gibson vào nội các, thế nhưng, sự cứng nhắc của hệ thống bổ nhiệm bộ trưởng dựa theo tỷ lệ cánh tả cánh hữu biến chuyện tìm chỗ trống này thành một việc thật khó khăn. May mắn làm sao khi bà Cherie Burton, cựu bộ trưởng Gia Cư trong nội các trước, quyết định từ chối không nhận chức bộ trưởng nào trong nội các vì vấn đề gia đình (LND: Bà muốn có thời giờ chăm sóc cho đứa con nhỏ của bà). Bà Burton từng một thời là hôn thê của ông Arbib.
Việc đề nghị thăng chức cho ông Gibson cũng được công đoàn National Union of Workers yểm trợ. Tổng thư ký tiểu bang của công đoàn này là ông Derick Belan, con trai của ông Frank Belan, cố tổng thư ký tiểu bang của công đoàn National Union of Workers. Ông Frank Belan có mối quan hệ mật thiết với ông Paul Gibson, và sau này, người thừa kế của ông là Derrick Belan cũng giữ vững mối quan hệ ấy.
Chỉ trong một vở kịch nho nhỏ như vụ việc này, chúng ta đã thấy được cả thẩy bảy mối quan hệ mang nhiều tính bè phái rồi. Thế nhưng, vụ việc này còn cho chúng ta thấy thêm được uy quyền thật sự nằm ở đâu. Kẻ lèo lái nắm trọn vận mệnh của tiểu bang NSW không phải là ông thủ hiến Morris Iemma mà là ông Arbib. Giới chuyên gia vận động chính trường (political lobbyists) từ lâu đã miêu tả ông Arbib như người tạo dựng nên vua chúa (kingmaker). Chính ông Arbib, chứ không phải cử tri NSW hoặc các dân biểu Lao động trong quốc hội tiểu bang là nguyên tố chủ yếu quyết định ông Iemma được giữ chức thủ hiến.


Trên chính trường, người ta chỉ cần dò theo dấu vết tiền bạc thì sẽ thấy được quyền hành thực thụ nằm ở đâu.
Ông Arbib chễm chệ ngồi trên đỉnh của một cơ cấu quyền lực vốn được sự yểm trợ từ các công đoàn, từ những cung điện máy đánh bạc và giới phát triển địa ốc để bảo vệ quyền lợi của họ. Và ba giới này có quá nhiều ảnh hưởng đến chính trường NSW.
Chính ông Arbib là người đã điều hành chiến dịch vận động bầu cử tiểu bang vừa qua của đảng Lao động. Chính ông Arbib là kẻ đã khéo léo sử dụng két tiền kếch sù cho chiến dịch với nhiều đóng góp từ các công đoàn và kỹ nghệ bài bạc. Chính ông Arbib là kẻ đã lèo lái chiến dịch quảng cáo tấn công uy tín cựu lãnh tụ đối lập tiểu bang Peter Debnam vì chính phủ tiểu bang không thể dùng thành tích kém cỏi của mình trong chiến dịch vận động bầu cử. Và cũng chính ông Arbib là người đã làm áp lực khiến ông Paul Gibson được bổ nhiệm vào nội các.
Cứ theo dấu vết tiền bạc sẽ thấy. Ông Paul Gibson là dân biểu Lao động có thành tích gây quỹ nhiều nhất tại nghị viện tiểu bang. Trong nhiều năm qua ông là một bộ trưởng không ghế (defacto minister) của máy kéo. Và đồng thời là bộ trưởng không ghế của công đoàn National Union Of Workers.
Ông phải được ban thưởng cho những công việc mà ông đã làm cho guồng máy của đảng chứ. Ông được sự yểm trợ của dân biểu Joe Tripodi, một người có thế lực hùng mạnh thuộc cánh Hữu của đảng Lao động. Đại đa số các dân biểu Lao động đương nhiệm không muốn ông Gibson vào nội các. Đương kim thủ hiến cũng không muốn nhận ông. Cựu thủ hiến Bob Carr hoàn toàn không ưa ông Gibson. Tất cả những sự chống đối này đều không thành vấn đề. Ông Arbib muốn ông Gibson phải được vào nội các.
Ông Iemma chỉ là một con rối và ông Arbib mới chính là bàn tay giật dây điều khiển.
Khi ông Gibson cuối cùng được bổ nhiệm vào nội các và bước vào quốc hội để được tuyên thệ thì ông mang theo với ông cả tấn hành trang lỡ làng của quá khứ. Trong nhiều năm qua đã có vô số lời sầm sì bàn tán ở quốc hội về mối quan hệ tình cảm đầy sóng gió giữa ông Gibson và bà Nori. Thêm vào đó là vết thương vẫn mở trong mối quan hệ giữa ông Gibson và ông Phil Koperberg. Và còn lời cáo buộc thuở xưa của tay anh chị Louis Bayeh rằng y từng đút lót hối lộ cho ông Gibson nữa. Cuộc điều tra của Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng ICAC thuở ấy về lời cáo buộc này đã bị lật đường rầy khi chủ tịch ủy ban thời bấy giờ là ông Barry O'Keefe lên tiếng bình phẩm về tánh hạnh của ông Gibson trong một buổi tiệc đưa đến việc ông Gibson khởi đơn kiện cáo ông O'Keefe đã mạ lị ông. Vụ kiện này sau đó đã được điều đình và giải quyết ngoài tòa, dường như là phần thắng về ông Gibson.
Sau đó, ICAC đi đến kết luận rằng họ không tìm được bằng chứng cho thấy ông Gibson có tham nhũng. Tuy nhiên, phụ tá chủ tịch ủy ban, trạng sư thâm niên Jeremy Badgery-Parker QC đã viết như sau trong bản đúc kết của ông: "Tôi hoàn toàn không thể nào tin rằng có thể có được sự thật hoặc sự khả tín nào trong bất kỳ chuyện gì mà ông Gibson tuyên bố một khi sự tuyên bố này đi ngược lại với chứng cớ từ bất kỳ một nhân chứng nào khác, ngoại trừ khi nhân chứng ấy là Louis Bayeh".
Trong số hành trang lỡ làng của ông Gibson còn có thêm nhận xét rằng ông chịu ảnh hưởng từ các quán nhậu, các câu lạc bộ máy kéo và giới vận động cho kỹ nghệ máy cờ bạc. Ông Gibson là người kịch liệt chống đối đề nghị đánh thuế trên những lợi tức từ máy kéo.
Khi việc bổ nhiệm ông Gibson vào nội các được công bố thì bà Helen Westwood nổi sùng và đưa ra lời cáo buộc là ông Gibson đã từng hành hung bà Nori. (LND: Theo báo chí thì vào thời điểm đó bà Westwood làm việc trong văn phòng của bà Nori nên biết rõ về vụ việc này). Ông Gibson đã lên tiếng phủ nhận lời cáo buộc ấy. Tuy nhiên, cảnh sát có rất nhiều nhân chứng để thẩm vấn về những lời cáo buộc nói trên. Từ khi vụ việc này được cho là xảy ra cho đến bây giờ thì luật pháp đã thay đổi. Bây giờ, ngay cả khi nạn nhân của bạo hành từ chối không muốn tiến hành với việc truy tố hung phạm, cảnh sát vẫn có thể truy tố hung phạm. Và như thế thì cho dù bà Sandra Nori bây giờ có phản ứng như thế nào đi nữa sau hơn 10 năm câm nín thì sự việc vẫn tuần tự diễn tiến.
Chính phủ Iemma đã đặt ra một tiền lệ gần đây qua cách xử sự với cựu dân biểu tiểu bang Stephen Chaytor. Ông này đã bị rút tư cách ứng cử viên của đảng Lao động, và sau đó mất luôn ghế dân biểu khi ông bị tòa kết tội đã bạo hành người bạn tình của ông.
Ông Paul Gibson sẽ không bao giờ trở thành bộ trưởng trong chính phủ Iemma hoặc trong bất kỳ chính phủ nào trong tương lai, cho dù cuối cùng ông có bị truy tố hay không. Suốt thời gian còn lại của sự nghiệp dân biểu của ông, ông sẽ vĩnh viễn là một hòn đảo ngục tù cô độc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.