Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 47)

19/03/200700:00:00(Xem: 2557)

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo...)

Vì là trung tâm tạm giam, chờ sàng lọc, gửi đi các nơi, nên ở Trung tâm Tô Hiến Thành thời gian đó có đủ hạng người, trong đó có những người nổi tiếng mà trước đó tôi chỉ nghe danh như ông Mặc Đỗ và ông Phạm Thái Thuỷ cùng nhiều nhân vật khác mà lâu ngày tôi không còn nhớ. Nhân vật giang hồ lúc đó có Lâm "chín ngón", Hùng "mập", Minh "vồ"... Hôm ông Phạm Thái Thuỷ vô Trung tâm, tôi được nghe nhiều người kháo nhau, đó là nhà văn Hoàng Hải Thuỷ. Nghe vậy, tôi mừng quá, vì không thể ngờ được có ngày mình lại có cơ hội được nhìn thấy tận mắt một thần tượng văn chương như ông. Vô được Miền Nam, điều tôi thích nhất là được đọc sách thả cửa. Trong số những tác giả tôi ái mộ có nhà văn Hoàng Hải Thuỷ. Nhưng sau tôi mới biết, ông Thuỷ đó là Phạm Thái Thuỷ làm ở đài Phát Thanh Sàigòn. Còn ông Mặc Đỗ thì là bố vợ của ông. Gia đình của ông cũng sống ở Phú Nhuận. Được gặp các ông, tôi say mê nghe chuyện các ông nói, và học tập được rất nhiều điều.
Một ngày nọ, tôi được một anh tù tự do đến đưa "cơm" báo cho biết có một người tù mới tên là Lâm Vị Thuỷ sẽ đến trại. Nghe vậy, tôi giật mình, sung sướng, vì ông chính là giáo sư Việt văn tại Nguyễn Bá Tòng, Gia Định. Ông giảng bài rất hay, và ăn mặc cũng khác người. Quanh năm ngày tháng, lúc nào ông cũng mặc chiếc áo trắng dài tay, chiếc quần màu xám, và đến lớp cũng bằng xe xích lô. Khi lên lớp giảng bài, không bao giờ ông cầm bất cứ sách vở hay giấy tờ gì. Từ lúc bước vô lớp cho đến khi hết giờ, ông thao thao bất tuyệt, nói đủ thứ chuyện quá khứ, hiện tại, tương lai, trong sách vở, ngoài đời, và thứ gì ông cũng thật uyên bác, khiến chúng tôi bị hớp hồn. Thời gian tôi học tại đây còn có lần nhà văn Nhật Tiến, cũng đến giảng bài hay nói chuyện gì đó, lâu ngày tôi không nhớ.
Riêng ông Mặc Đỗ, tôi mê ông vì được đọc cuốn Thần Nhân & Thần Thoại Tây phương của ông. Tôi rất mê những huyền thoại của Hy Lạp và La Mã. Niềm đam mê đó sau này còn ảnh hưởng đến tôi khá nặng nề khi tôi làm báo, có những trang giới thiệu những huyền thoại của Hy La. Trong thời gian ở Trung tâm Tô Hiến Thành, tôi chỉ bị gọi lên làm việc có hai, ba lần. Tất cả đều đơn giản, không có gì rắc rối. Tôi đinh ninh cộng sản vẫn không hề biết lý lịch hồi chánh của tôi. Sự thật, tôi đã lầm!
Vào một đêm khuya, khoảng 2 giờ sáng, đột nhiên, chúng tôi nghe thấy có tiếng xe rì rầm tiến vô Trung tâm. Sống trong Trung tâm đủ lâu, tôi biết ngay đó là xe chuyển tù qua các trại khác. Để việc chuyển tù an toàn, thông thường, cộng sản khôn ngoan giả vờ "xì tin sắp thả tù" cho mấy người vệ binh, quản giáo biết. Những người này vì có ăn chia với "tù tự quản", một loại tù hình sự sắp hết án, hoặc án nhẹ được tự do đi lại trong trại tù, nên chỉ trong thời gian ngắn, họ tiết lộ những "tin sắp thả tù" cho "tù tự quản" biết. Tù tự quản liền xì tin đó cho cả trại tù. Kết quả, ai ai cũng mong đợi xe chuyển tù đến và hy vọng mình được gọi tên. Khi bị gọi tên, ai ai cũng ngoan ngoãn đưa tay cho họ còng, họ trói. Nhưng từ lâu, ông già Thế đã giải thích cho tôi biết, tin thả tù chỉ là tin vịt được cộng sản cố ý tung ra để đánh lừa tù. Chỉ nguyên cái chuyện cho xe chuyển tù vào nửa đêm, vệ binh, quản giáo đông nghẹt, súng ống đầy đủ cũng đủ hiểu, đó không phải là chuyện chuyển tù để tha, mà là chuyển tù đến những trại tù nguy hiểm hơn, kiên cố hơn.
Nghe tiếng xe đi vô Trung tâm, chúng tôi nghe đoán được có 2 chiếc. Xe tắt máy xong, chúng tôi nghe tiếng chân người chạy, tiếng hô, tiếng súng đạn lách cách, rồi tiếng những chiếc bẩm xe phía sau được tháo ra kêu ầm ĩ. Tôi phập phồng lo sợ, không biết mình có may mắn thoát khỏi chuyến chuyển tù lần này hay không. Ngay lúc đó, chiếc cửa sổ nhỏ của tôi bị kéo sang bên, rồi một giọng nói gay gắt, lạnh băng, chõ vô:
- Nguyễn Hữu Chí chuẩn bị "nội vụ".
Tôi giật mình vội vàng chồm dậy, ngó ra cửa sổ nhỏ bằng bàn tay. Bên ngoài, đèn pha chiếu sáng choang cả khu sân trại. Hai chiếc xe GMC kín mít như bưng, đậu im lìm trong sân. Trời lúc đó lất phất mưa, nên mấy chục người lính vệ binh, quản giáo đếu khoác áo mưa, súng AK-47 ghìm ở bên trong, dưới ánh đèn pha chiếu từ một phía, họ thành những mảng đen chạy dài, trông giống như  những tên ác quỷ.
Trong khi tôi mắt nhắm mắt mở vội vàng thu dọn "nội vụ", thì tiếng loa bên ngoài oang oang:
- Chú ý! Chú ý! Tất cả mọi tù nhân phải ngồi im lặng trong trại giam. Ai được gọi tên, phải lên tiếng thưa "Có" thật lớn. Sau đó nghe lệnh "Bước ra", thì phải mở cửa đi ra thật chậm rãi. Ra đến bên ngoài, phải đóng cửa phòng giam, rồi nằm úp mặt xuống, hai chân duỗi thẳng, hai tay để ngay sau lưng chờ lệnh. Bất cứ ai vi phạm sẽ bị xử trí ngay tại chỗ.


Tiếp đó là tiếng hô to: Các "đồng chí" vệ binh sẵn sàng!... Ngay lập tức, toán vệ binh mấy chục người cùng hô "Nhất chí!" rồi tất cả cùng đồng loạt lên đạn, nghe thật rợn người. Tuy nhiên, tất cả những chỉ dẫn này, chúng tôi đã nghe nhiều lần, đã chứng kiến nhiều lần chuyển tù, nên không một ai lộn xộn. Tất cả mọi người đều lặng lẽ làm khi nghe gọi tên mình. Mỗi khi gọi đến tên một người, số phòng giam, lập tức, một chiếc đèn pha rọi ngay về phòng giam đó. Trong chốc lát, chiếc cửa hé mở, người tù run rẩy bước ra dưới ánh đèn pha thật mạnh, khiến hai mắt người tù bị chóa, không nhìn thấy gì.
Tôi mở cửa bước ra, run rẩy nằm úp mặt xuống vỉa hè. Lập tức, hai tên vệ binh lực lưỡng nhào tới, còng hai tay tôi một cách nhậm lẹ. Tiếp theo, một sợi dây dù trói tôi giật cách khuỷu. Xong xuôi, hai tên vệ binh hai bên, mỗi tên một tay, cầm lấy cánh tay tôi, vừa nhất bổng, vừa kéo tôi xền xệt trên mặt hè, xuống sân đá răm, rồi tới chỗ tù đang ngồi xếp hàng. Những sợi dây dù sau lưng chúng tôi được buộc lại với nhau, 5 người một sợi. Một tên vệ binh cầm một đầu sợi dây dù lôi đi. Tất cả nội vụ của chúng tôi đều được choàng vào đầu, vào cổ, hoặc có người dùng răng cắn chặt... Bỗng dưng chúng tôi giật mình vì một tiếng súng nổ vang. Một tiếng kêu thét nghe thật rùng rợn trong đêm tối, tôi nghe nhưng không biết của ai. Đây là lần thứ hai, tù vượt ngục ngay khi chuyển trại và bị bắn chết. Tình thế như vậy, chúng tôi biết, không bao giờ có chuyện chuyển tù để tha... Tôi thở dài, và không biết mình khóc từ lúc nào...
Xe chạy không đầy nửa tiếng đồng hồ, thì chậm lại, rồi dừng hẳn. Tiếp theo là tiếng quát tháo phía đằng trước. Chúng tôi đoán là một trạm gác của một trại tù khác. Thời gian xe chạy có nửa tiếng đồng hô đã tới nơi làm chúng tôi thấy yên tâm và an ủi, vì như vậy, có nghĩa, tạm thời, chúng tôi chưa bị giải ra ngoài Bắc. Thời đó, bất cứ người "tù cải tạo" nào trong tay cộng sản, cũng đều nghĩ đến chuyện bị giải ra các trại tù ngoài Bắc là một cái án tựa như án chung thân, hay án tử hình.
Xe từ từ chuyển bánh, chạy qua một chiếc cổng vòm xây bằng gạch. Một người bạn tù ngồi cạnh tôi thì thầm: "Quân lao Gò Vấp!" Đây là lần đầu tiên tôi được nghe 4 chữ "Quân lao Gò Vấp", và tôi không thể ngờ được trong suốt thời gian hơn một năm sau đó, cuộc đời tôi tại Quân lao Gò Vất sẽ có không biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, khổ đau, ân tình có, thù hận có, nước mắt có, nụ cười có, và cả máu của tôi cũng đã phải đổ ra khi bị một toán vệ binh hơn chục người đánh hội đồng ngay trong nhà ăn tập thể của khu A-1.
Ngay khi chiếc xe GMC dừng bánh, chúng tôi nghe tiếng hô, tiếng chân người chạy rầm rập trong đêm, rồi tiếng súng lên đạn lách cách. Tiếp đó, tiếng loa vọng tới đầy sắt máu:
- Tất cả các "tội phạm cách mạng" chú ý, ai ngồi đâu ngồi yên đó, chờ lệnh! Cấm nhúc nhích. Ai trái lệnh sẽ bị "xử trí" tại chỗ!
Tất cả chúng tôi ngồi im trong lòng xe tối om, không ai nói với ai một câu. Không khí của Quân lao, những tiếng hô rợn người của cán bộ cộng sản, tiếng súng đạn lách cách, nhất là bốn chữ "tội phạm cách mạng" lần đầu tiên tôi được nghe, đã khiến tôi càng ngày càng tuyệt vọng. Nhưng càng tuyệt vọng bao nhiêu, tôi càng thấy quyết tâm phải vượt ngục bấy nhiêu. Tuy trước 1975, tôi chưa hề biết đến Quân lao Gò Vấp, nhưng gia đình ông cậu, em của mẹ tôi sống ngay trong vùng, nên tôi biết, từ Phú Nhuận, Gia Định đến Quân lao Gò Vấp không bao xa. Biết vậy, nên tôi vẫn le lói hy vọng, và nuôi quyết tâm, sẽ vượt ngục bằng bất cứ giá nào, và phải vượt ngục khi còn bị giam giữ ở Miền Nam.
Trong những ngày tháng sống ở Miền Nam Tự Do, tôi hiểu lòng người dân Miền Nam không có ai ưa gì cộng sản. Nhất là sau 30 tháng 4 năm 1975, tất cả những người cộng sản đã để lộ bộ mặt đầy thú tính, những âm mưu nham hiểm, những tội ác man rợ, rùng rợn, trời không dung, đất không tha, người người đều oán hận. Cùng với cái gọi là "chiến thắng" của cộng sản, một số người dân Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc đều bừng tỉnh, để rồi xót xa, ân hận, tiếc nuối cho những lầm lỡ, những dại dột nghe theo lời tuyên truyền của VC. Nhất là ở Miền Nam, sau 30 tháng 4 năm 1975, cả mấy chục triệu người dân bỗng thấy yêu thương vô cùng những người lính VNCH, và rộng lớn hơn, bao la hơn, họ yêu thương tất cả những người bị cộng sản bắt đi "cải tạo". Mọi người đều nhận ra bài học đau đớn của cuộc chiến tranh Việt Nam, mà ít nhiều họ đều có lỗi; trong khi những hy sinh, chịu đựng, những mất mát của người lính VNCH quả thật là vô biên, không bút mực nào tả xiết.... Hàng triệu tiếng nấc, tiếng khóc nghẹn ngào trong đêm tối, hàng trăm triệu giọt nước mắt âm thầm đã nhỏ xuống, cùng với hàng trăm vạn nỗi khổ đau đã diễn ra với muôn ngàn hoàn cảnh, ở khắp mọi miền của đất nước. Cùng với nỗi ân hận và đau thương của mỗi thân phận, mỗi gia đình, và chứng kiến thảm hoạ bao trùm cả dân tộc dưới sự kìm kẹp của cộng sản, người dân Miền Nam đã tìm mọi cách để giúp đỡ tất cả những người "tù cải tạo"... Từ những củ khoai, củ sắn, lạng đường, gói thuốc rê, trái xoài, qủa ớt... giấu vội trong các bụi câu, gần những nơi người "tù cải tạo" phải lao động, đến những ánh mắt đẫm lệ, những bàn tay run run trao gửi chút ấm áp của tình người cho những người "tù cải tạo",... đã khiến cho cả dân tộc bừng tỉnh, và hiểu được thật sâu xa, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chính nghĩa thuộc về ai, lẽ phải thuộc về ai, chân lý thuộc về ai.
Sự dốt nát, cộng với cả một guồng máy tuyên truyền, và hào quang cái gọi là "chiến thắng" trong chiến tranh VN, đã khiến những người cộng sản bị sa lầy, không nhận ra chân lý này suốt mấy chục năm trời. Họ quả thật là những tên tội phạm của lịch sử, những cũng là những kẻ đáng thương, chỉ vì ngu dốt mà bị chìm ngập trong tội lỗi.
Trong thời gian hơn chục năm trở lại đây, một số người cộng sản có dịp ra ngoại quốc, hoặc bị thất sủng, đã bừng tỉnh nhận ra cộng sản là tội đồ của dân tộc. Tuy nhiên, vì quyền lợi, vì hào quang giả tạo của quá khứ, trong đó có hào quang giả tạo của chính họ mà họ đã đổ mồi hôi và máu để giành giật, đã khiến họ không đủ can đảm đoạn tuyệt với ý thức hệ cộng sản. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.