Hôm nay,  

Ngày Đảng Dân Chủ Đăng Quang

1/10/200700:00:00(View: 3928)

Ngày Đảng Dân Chủ Đăng Quang

"Ngày nay chúng ta làm Lịch sử. Ngày nay chúng ta thay đổi hướng đi của đất nước" là lời tuyên bố của Tân Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ, Nữ Dân biểu Pelosi, thuộc Đảng Dân Chủ, tuyên bố khi khai mạc Quốc Hội pháp nhiệm 110, vào thứ Năm ngày 7 tháng 1 năm 2007.  Đó là ngày Đảng Dân Chủ đăng quang Quốc Hội, đánh dấu ngày Đảng Dân Chủ nắm quyền đa số ở  lưỡng viện Quốc Hội, làm thay đổi tương quan quyền lực điều hành việc nước, chuyện dân trong hai năm chót nhiệm kỳ hai của TT Bush thuộc đảng Cộng Hòa.

Đó là ngày Đảng Dân Chủ chờ đợi suốt 12  năm, thời gian Quốc Hội và Hành Pháp đều do Đảng Cộng Hòa kiểm soát. Cuộc bầu cử ngày 7 tháng 11 năm 2006, ở  Hạ Viện,  Đảng Dân Chủ giành được 233 ghế và ở Thượng Viện được 51 ghế, Nhưng một bất ngờ nhỏ mà suýt hại lớn cho Đảng Dân Chủ. Vào ngày 13 tháng 12, TNS Tim Johnson  bị tai biến mạch máu não, bất tĩnh. Thống Đốc TB này thuộc Đảng Cộng Hòa có thể chỉ định một thượng nghị sĩ gốc Cộng Hòa thì quyền đa số của Đảng Dân Chủ  sẽ mất. Nhưng TNS hồi tĩnh nên Đảng Dân Chủ đăng quang nắm chủ quyền đa số lưỡng viện Quốc Hội Mỹ.

Đó là ngày Đảng Dân Chủ 180 đại diện dân của  Dân Chủ, 63 người tân cử vào Hạ và Thượng Viện, diễn hành đi có đoàn qua các cửa bảng đồng mới đánh bóng sáng long lanh, chỗ ngồi mùi da mới thơm ngây ngất, để khai mạc Quốc Hội pháp nhiệm 110.

Để chuẩn bị ngày đăng quang này Đảng Dân Chủ,  từ sau ngày 7 tháng 11,  trong 6 cao ốc khu phía đông, Quốc Hội đã cho dọn  đi văn phòng các dân biểu thất cử nhường chỗ cho người mới đắc cử và trang hoàng lại theo ý muốn của người mới.  Dân biểu Cộng Hòa ra đi, gồm 24 người thất cử và 12 người nghỉ dưỡng già.

Lịch sử Quốc Hội Mỹ cũng như nhiều quốc hội khác ở các nước, thói thường phù thịnh, xem người thành công là người tốt hơn.  Thiên hạ chú ý người đương quyền, hơn người sa cơ thất thế. Dân cử đương quyền, dù ở ngoài nghị trường cả 100.000 dân biểu tình cũng không mạnh bằng ngón tay bấm Yes hay No của người dân cử. Nhưng thất cử rồi, nhớ muốn vào được nghị trường, ngồi lại cái ghế cũ, nhìn lại quang cảnh danh vọng xưa, khó như lên Thiên Đàng, và bạn bè đồng viện, đồng đảng thường ngó lơ, cáo bận! 

Trái lại mới đắc cử chuyến đầu đi dư phiên họp Quốc Hội đầu, dân biểu mới kỳ này được Thủy Quân Lục Chiến Mỹ hầu cận từ lúc xuống phi trường thủ đô. Từ  17 tháng  11, hàng mấy tuần trước được "tập huấn" nghi lễ khai mạc, cách hành sử chức vụ, đức nghiệp dân cử, bắt thăm chọn phiên tham gia ủy ban, là lãnh vực người dân cử làm việc chuyên sâu. Nhưng đa số các ủy ban đó, những dân cử lão làng đã chiếm hết chỗ quan trọng rồi, chiếu thep qui chế thâm niên ở Quốc Hội. 

Nữ DB Pelosi đến từ TV Cali, thuộc Đảng Dân Chủ tái đắc cử từng là Trưởng Khối Dân Chủ pháp nhiệm 109 trước được đồng viện Dân Chủ dành cho chổ  ngồi cao quí nhứt, Chủ Tịch Hạ Viện. Văn phòng Chủ Tịch của Bà cũng phải được trang hoàng đặc biệt để chứng tỏ quyền hành của Bà trong tương quan quyền lực mới đối với Phủ Tổng Thống.

Sau ngày Đảng Dân Chủ đăng quang Quốc Hội, quyền lực điều hành việc nước, chuyện dân không còn nằm trọn bên Tòa Bạch Oc nữa như trước đây. TNS Hagel, (CH Nebraska) mô tả việc thay đổi đó như sau, Quốc Hội thêm quyền ngân sách, giám sát, lập ủy ban điểu tra, tiền kiểm và hậu kiểm hành pháp mà TT Bush là người đứng đầu. Theo phân tích của các chuyên viên Quốc Hội, từ nay số dân biểu, nghị sĩ Cộng coi như bị ra rìa rồi. Mọi thương lượng giữa hành pháp và lập pháp từ nay giữa TT Bush  của Hành Pháp và Bà Pelosi của Lập Pháp là chánh yếu. Dân Chủ sẽ cố gắng làm sao TT Bush không phủ quyết vì khi phủ quyết, Dân Chủ không đủ túc số 2 phần 3. Điều TT Bush ít khi xài, Ong chỉ mới phủ quyết 1 lần trong thời gain hai phần ba của hai nhiệm kỳ của Ong.

 Nhưng người ta không nghỉ  bà Tân Chủ tịch Pelosi tự biến mình thành người tử vì đạo cho đảng Dân Chủ với Chiến tranh Iraq. Đảng Dân Chủ dù đa số ở Quốc Hội chưa đề cập vấn đề Iraq, chưa có ra giải pháp rõ ràng cho Chiến tranh Iraq. Hai lãnh đạo của Đảng Dân Chủ gởi văn thư long trọng không đồng ý việc TT Bush dự định gởi thêm quân cho chiến trường Iraq, không phải là đòn chiến lược của Đảng Dân Chủ, đó chỉ là sự vụ thôi. Đảng Dân Chủ muốn khai thác thế mạnh của mình là vấn để nội đia trước  hơn ngoại giao.

Trong khi Bà Chủ tịch Hạ viện và Đảng Dân Chủ đăng quang thì TT Bush phải làm những quyết định rất khó khăn đối với cá nhân và truyền thống gia đình Bush vốn chung thủy với bạn bè và thường kiên trì trong chánh sách. TT Bush phải thay đổi hàng loạt những người từ lâu chia xẻ bao khó khăn với Ong trong Chiến tranh Iraq. Trước  bầu cử, thay Ong Bộ Trưởng Quốc Phòng Rumsfeld phải ra đi. Khi Đảng Dân Chủ đăng quang, thay đổi hành loạt người và trong lãnh vực quân sư , ngoại giao. Thay Tướng George Casey, tư lịnh chiến trường, Tướng John Abizaid, tư lịnh hành quân ở Iraq bằng Tướng David Petraeus và Đề đốc William Fallon. Vị tướng hải quân này rút từ Bộ tư lịnh Thái bình Dương về. Thay đại sứ John Bolton bên cạnh Liên Hiệp Quốc bằng  Đại sứ Zalmay Khalilzad rút về từ Bagdad. Chuyển Đại sứ  Ryan Crocker từ Pakistan về làm đại sứ ở Iraq. Rút người lãnh đạo cao nhứt của tình báo  Mỹ sang làm thứ Trưởng Ngoại giao tiếp cho Ngoại Trưởng Rice. Hai sứ Fallon et Khalilzad  vốn được đảng Dân Chủ nể trọng, chắc Thượng Viện sẽ phê chuẩn dễ dàng.

Coi vậy chớ tình hình  nội bộ chánh quyền Mỹ sẽ tiền hung hậu kiết thôi. Những thành phần thiên tả của đảng Dân Chủ không thể thay đổi hướng đi của đất nước Mỹ được. Đại đa số người có thế lực Dân Chủ đều muốn  một Quốc Hội hòa dịu, không cực tả, không cực hữu, không quá khích với Hành Pháp. Những chuẩn ứng cử viên tổng thống của hai đảng như Hillary Clinton, Barack Obama, John Kerry (Dân Chủ) và John McCain (Cộng Hòa) và những dân biểu nghị sĩ thân cận  đều có khuynh hướng  trung hòa. Không muốn  Quốc Hội chín chống 9 với Hành Pháp. Họ muốn Hành Pháp tham khảo lập pháp nhiều hơn trong việc giải quyết vấn đề lớn của đất nước, ý kiến tiêu biểu này được TNS  John Warner, thuộc Đảng Cộng Hòa  một ủy viên lâu đời trong Uy ban Ngoại giao Thượng Viện nhận định và phát biểu gẫy gọn như thế.

Về phần TT Bush cũng theo thói quen không muốn đụng chạm mạnh với Quốc Hội - suốt 6 năm chỉ phủ quyết một lần. Có nhiều dấu chỉ  Ong sẽ rút kinh nghiệm thỏa hiệp với Quốc Hội do đảng đối lập nắm chủ quyền như  TT Ronald Reagan năm1986 và Bill Clinton năm 1994, sẽ không đối đầu mà chung đầu để cùng giải quyết việc nước, chuyện dân.

Sau cùng người ta nhớ lại vào thế kỷ 19, Henry Clay đứng phía cuối Thương Viện  để đọc diễn văn, thay vì đứng trước. Muốn  không quay lưng trước các thượng nghị sĩ. Và muốn phòng thủ phía sau của mình  đối với  một Quốc Hội mình phải cùng chung làm việc nhưng không thể khuất phục phục. Đó là  một trong những cái hay cái đẹp của nền dân chủ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.