Hôm nay,  

Việt Nam Và Iraq - Dị Và Đồng

16/04/200400:00:00(Xem: 4768)
Tháng Tư là tháng vất vả cho chính quyền Bush làm ta liên tưởng đến tháng Tư 75 của Việt Nam. Thực ra, Iraq không là Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ có thể vẫn lại thua...
Trong cảnh khói súng mịt mù tại Al Fallujha và An Najaf, các bình luận gia Hoa Kỳ ít nói đến những đổi chác sau hậu trường chính trị Iraq.
Các trưởng lão Shiite đã thuyết phục được Mudtada al-Sadr chấm dứt đòi hỏi điều kiện tiên quyết trước khi thương thảo là Mỹ phải rút quân và thả các tù binh người Shia. Hơn thế nữa, al-Sadr còn đồng ý để các trưởng lão Shiite thay mình bàn thảo về tương lai chính trị Iraq. Hóa ra Giáo chủ Ali al-Sistani của dân Shia mới thực là lãnh tụ và chủ động sử dụng al-Sadr cho mục tiêu của mình. Mục tiêu đó là bảo đảm vị trí trọng yếu nếu không là thống trị của dân Shia trong cơ chế chính trị Iraq sau này. Những biến động vừa xảy ra chỉ là sự đổi chác hay vận động nhằm củng cố tư thế của sắc tộc Shiite và vụ nổi dậy của tàn dư Saddam Hussein trong vùng Sunnite cũng chỉ là nỗ lực cuối của dân Sunni trước ngày chuyển giao quyền lực, 30 tháng Sáu này. Thời “hậu Saddam” đã bắt đầu.
Sau khi giải quyết xong chế độ Saddam, Hoa Kỳ bắt đầu gặp loại khó khăn “hậu chiến”, trong một xứ mà bạo lực thường thay lá phiếu và sự lừa lọc đã từng xảy ra như cơm bữa.

Hoa Kỳ không thể áp dụng lại mưu thâm của đế quốc Anh, là phủi tay ra đi cho các sắc dân thù nghịch sống chung trên một lãnh thổ (tiểu lục địa Nam Á với chiến tranh Ấn Hồi hay vùng Vịnh ngày nay với xung đột chủng tộc và tôn giáo giữa dân Shia, Sunni và Kurd là kết quả của mưu thâm đó). Ông Bush có tham vọng lương thiện hơn, đó là tìm ra cơ chế chính trị hoặc liên bang cho phép các lực lượng đó chung sống hòa bình, để giải tỏa mâu thuẫn và giải trừ mầm mống khủng bố trong tương lai. Ông có thể quá lạc quan và lý tưởng, quá tin tưởng vào khả năng thuyết phục của tự do dân chủ. Nhưng, Iraq không hề có “tổng nổi dậy” và sự hỗn loạn (chữ “chaos” báo chí hay nói tới) chỉ thu hẹp trong một số địa phương, khác hẳn với những gì truyền thông loan tải cho dư luận Mỹ. Đa số dân Iraq không muốn vậy và đều tin rằng tương lai sẽ sáng sủa hơn. Cuộc trắc nghiệm về dân chủ đang xuất hiện ngay giữa thùng thuốc súng.

Nhưng, khi giao tranh bùng nổ và binh lính Mỹ bị tổn thất nặng nhất kể từ ngày Saddam Hussein sụp đổ, hội chứng Việt Nam lại tái phát.
Hai Nghị sĩ Robert Byrd và Edward (Ted) Kennedy nói rằng Iraq sẽ là thảm bại Việt Nam của Bush. Truyền thông khắp nơi lập tức nhai lại luận điệu ấy. Byrd là Nghị sĩ thiên tả hạng nặng bên đảng Dân chủ dù từng là lãnh tụ của tổ chức kỳ thị da đen Ku Klux Klan. Việc đảng viên Dân chủ thay đổi lập trường không là điều mới lạ và người ta sớm quên cái tội phản động của Byrd. Đến Ted Kennedy thì mới đáng kể hơn.

Ông ta nổi tiếng với vụ dẫn nữ thư ký đi chơi đêm, khi uống rượu say lao xe xuống nước, ông bò lên về nhà đi ngủ. Sáng sau gọi phụ tá bàn xem nên trình bày sự thể ra sao, sau đó mới thông báo cảnh sát, khi nàng thư ký đã chết đuối trong chiến xe dìm dưới nước. Vụ đó khiến ông không dám ra tranh cử chức tổng thống nữa dù rất muốn. Kennedy cũng là người cùng cháu ăn nhậu thâu đêm, hôm sau, người cháu bị truy tố tội hiếp dâm. Con người đó khó đắc cử ở bất cứ nơi nào, trừ tiểu bang nhà, nổi tiếng thiên tả vùng Đông Bắc là Massachusetts. Ông trở thành cột trụ của cánh tả đảng Dân chủ, và chỉ thua một người về lập trường thiên tả là Nghị sĩ John Kerry ở cùng tiểu bang. Thực tế, Kennedy là niên trưởng và mũi tấn công của Kerry trong cuộc tranh cử này. Báo chí Mỹ dùng chữ “attack dog”.
Bỏ bên ngoài tư cách của người đưa ra lý luận “Iraq = Việt Nam”, ta hãy xét vào nội dung của nhận định này.

Hoa Kỳ thất bại ở Việt Nam vì bước vào chiến trường Việt Nam trong thế thủ, đánh chỉ cầu hòa. Quan niệm “phòng thủ” được đặt vào khung cảnh chiến tranh lạnh giữa hai khối và khởi sự từ Tổng thống John Kennedy khi ông chủ trương trung lập hóa nước Lào với Hiệp định Geneve 1962. John Kennedy là người quyết định chọn Việt Nam làm chiến tuyến chứng minh sự cương quyết của mình trước đối thủ Liên xô. Sở dĩ như vậy vì ông bị yếu thế sau vụ khủng hoảng hỏa tiễn tại Cuba năm 1962, thực tế là nhượng bộ Krutchev mà làm ra vẻ cứng rắn. Ông chỉ muốn tìm một kết quả biểu kiến nhất thời trước mùa tranh cử 1964. Khi thấy chính quyền Ngô Đình Diệm làm mất lòng dân vì vụ Phật giáo (được cộng sản khai thác tận tình) ông quyết định thay đổi chế độ và đưa Mỹ vào lãnh đạo cuộc chiến, hầu vụ Việt Nam không ảnh hưởng đến bầu cử tại Mỹ.

Điều bất ngờ là Kennedy bị ám sát ba tuần sau khi anh em ông Diệm bị hạ sát. Tổng thống Lyndon Johnson lên nhậm chức không thể đảo ngược quyết định của vị tiền nhiệm vừa quá cố, ông giữ lại nguyên vẹn ban tham mưu trù hoạch chính sách Việt Nam và đưa quân vào ồ ạt, tiến hành chiến tranh theo kiểu Mỹ trong khi ban tham mưu của ông thực ra thiếu am hiểu về tình hình tại chỗ. Từ miền Bắc, Cộng sản Hà Nội dùng lãnh thổ Lào, chỉ trung lập hóa trên lý thuyết, làm hành lang xâm lược và lại được sự yểm trợ của cả khối Cộng sản ở đằng sau. Dù vậy, Hà Nội vẫn không thắng, và còn thảm bại trong trận thư hùng lớn nhất là cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Trong năm đó, Hà Nội cố gắng ba lần mà không xong và bị thiệt hại nặng, mãi năm năm sau mới hồi phục lại khả năng xâm nhập.
Nhưng, vụ Mậu Thân đã gây kết quả ngược ở Hoa Kỳ. Chiến thắng đó bị coi là thảm bại, Johnson không dám ra tái tranh cử và đảng Dân chủ lẫn truyền thông chủ yếu của Mỹ đảo ngược lập trường, từ chủ chiến ra phản chiến. Ted Kennedy ở trên và John Kerry ở dưới là thành phần chủ hòa đó. Kerry còn bước vào chính trường nhờ lập trường phản chiến của mình. Richard Nixon lên cầm quyền với sách lược áp dụng cho Việt Nam là tìm cách triệt thoái trong danh dự, với tấm bình phong là Hiệp định Paris. Vụ Watergate khiến Nixon phải từ chức, tiến trình triệt thoái tan vỡ và thảm kịch 75 bắt đầu. Kể từ đó, Việt Nam trở thành nỗi ám ảnh cho các chính khách Mỹ.

Đây là cuộc chiến của Kennedy và Johnson, được cả đảng Dân chủ khởi xướng và hỗ trợ, nhưng sau vụ Mậu Thân, đảng này đảo ngược lập trường, dùng ngay vụ Việt Nam làm lợi thế tấn công đối thủ Cộng hòa là Nixon. Dân Việt Nam hai lần là nạn nhân của họ, lần đầu là khi họ mở ra cuộc chiến, lần sau là khi họ kết thúc, với Quốc hội cột tay Nixon cho phép chiến xa Cộng sản lăn vào Sàigon. Cho đến nay, cứ nói đến Việt Nam là dư luận nhắc tới thế mạnh của Cộng quân và sự hèn nhát hay tham nhũng của miền Nam. Cũng đám chủ hòa trở cờ đó lại đề cao việc hòa giải và bình thường hóa quan hệ với Hà Nội, bất chấp những vi phạm trắng trợn của Hà Nội đối với chính người dân Việt trong nước.
Chiến trường Iraq khác hẳn chiến trường Việt Nam. Lực lượng khủng bố và chống Mỹ chỉ là thiểu số, lại không có căn cứ hay hành lang xâm nhập, chẳng có một hậu phương lớn ở sau lưng. Các lân bang đều bị kiểm soát hay đều hợp tác với Mỹ. Nếu có thì cũng chỉ là lối yểm trợ lén lút, cho nên các phe đối nghịch không thể bung lên thành chiến tranh du kích, chưa nói gì đến trận địa chiến như miền Nam đã gặp từ 1972 đến 1975, khi Mỹ đã triệt thoái. Iraq khác Việt Nam là vậy.
Nhưng, Iraq vẫn có thể giống Việt Nam vì lý do khác: tâm lý phản trắc và vô trách nhiệm của các thành phần thiên tả trong đảng Dân chủ lẫn sự hời hợt nông cạn của các hệ thống truyền thông lớn, đa số cũng thiên về đảng Dân chủ.

Vì sự tương đồng này, binh lính Mỹ có thể sẽ thắng tại Iraq nhưng đảng Cộng hòa sẽ thua ở hậu phương, khiến chính quyền nào lên cũng sẽ tìm cách rút chạy. Có danh dự hay không thì còn tùy ý niệm của họ về danh dự. Những người như Kennedy hay Byrd đang làm chiến binh Mỹ nao núng ở tiền tuyến: “đánh hay không đây"” Và là nguồn cổ võ cho quân khủng bố: “đã bảo là Mỹ sợ chết sợ khổ, nên thể nào cũng rút”. Những chế độ hay xu hướng Hồi giáo nào mà không đồng ý với lập trường hiếu sát của quân khủng bố tất nhiên cũng sẽ lại bị bỏ rơi, bị hy sinh vô ích.

Chính quyền Bush có thể phạm nhiều sai lầm từ chiến lược đến chiến thuật tại Iraq. Thí dụ như khi tàn dư Sunni chiếm được Fallujah, hãy để họ mặc nhiên thiết lập chế độ quân quản như Hà Nội đã làm trong Nam, dân cư sẽ thấy ngay sự thật và sẽ có chọn lựa dứt khoát hơn: tự do thì phải tranh đấu mới có, chứ đừng nên đợi Mỹ ban cho. Các đơn vị Mỹ đã vào Fallujah rồi lại ngưng bắn và mở ra hài kịch “vừa đánh vừa đàm”. Binh lính Mỹ luôn luôn có sĩ quan về luật đi kèm, như những chính ủy, để cho ý kiến về những gì phạm luật phải tránh. Không ai diệt trừ khủng bố bằng bộ Dân luật chưa hề có ở xứ này.
Nhưng dù có những sai sót đó, ông Bush là người không thay đổi lập trường. Ông có thể thất cử vì sự cương quyết khi loại chính khách phản phúc quên nạn khủng bố mà chỉ tìm thắng lợi tranh cử nhất thời ở hậu phương. Iraq có thể là Việt Nam trong hoàn cảnh ấy. Đứng đầu danh trạng vẫn là Kennedy, người lo cho tương lai chính trị của mình hơn là một nàng nhân tình đang chết đuối. Với con người đó, dân chủ hay tự do của Iraq chỉ là trò đùa.
Và sự quan tâm của ông đến quyền lợi tối thượng của Hoa Kỳ là trò bịp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.