Hôm nay,  

Buổi Chiếu Phim Vượt Sóng Và Khối Giáo Chức Quận Cam

03/03/200800:00:00(Xem: 9231)

Ảnh chụp đạo diễn Hàm Trần và ban Giáo Trình: từ trái sang phải -Xuyến Đông, Michael Matsuda, Hàm Trần, Nguyễn-Lâm Kim Oanh, Jackie Counts, Tú-Uyên Nguyễn, và Huy Trần.

Chiều thứ sáu ngày 29, 2008 gần 200 giáo chức, nhân viên điều hành thuộc các học khu Anaheim, Garden Grove và Santa Ana, cùng với một số sinh viên sư phạm và giáo sư của đại học CSU Long Beach, Fullerton và Pepperdine đã tham dự buổi trình chiếu phim Vượt Sóng tại hí viện Tiger Wood Center.  Mặc dầu là một buổi chiều sau một tuần dài làm việc, các giáo chức đã đến đúng giờ và ở lại đến phút cuối cùng để có dịp trao đổi, chia sẻ cảm xúc của họ về cuốn phim với đạo diễn Hàm Trần.

 Đặc biệt là có sự tham dự của bà tổng giám đốc học khu Garden Grove, tiến sĩ Laura Schwalm và hầu hết các nhân viên cao cấp trong nội các của học khu.  Trước khi ra về, bà Schwalm đã bắt tay cảm ơn đạo diễn Hàm Trần và chia sẻ, "Đây là lần thứ hai tôi được xem và lần này tôi thấy rõ giá trị của cuốn phim này.  Tôi nghĩ là tất cả những người nào làm trong giáo dục cần phải xem.  Tôi sẽ không ngần ngại mua cho mỗi giáo chức trong học khu chúng tôi một cuốn phim này!"

Theo chương trình, khán thính giả có mặt bắt đầu lúc 3 giờ chiều và với sự bảo trợ phần tiếp tân của Ngân hàng Wells Fargo, mọi người có dịp thưởng thức món nem nướng của nhà hàng Brodard.  Các giáo chức tham dự được trao tặng một DVD phim Vượt Sóng đã được các học khu mua trước và một CD giáo trình để dạy trong lớp dựa trên phim Vượt Sóng. Giáo trình này do một số các giáo viên trung học học và giáo sư đại học gốc Việt cùng soạn thảo dưới sự bảo trợ của Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Thiểu Số của trường đại học CSU Long Beach.  Giáo trình gồm năm bài với các đề tài như sau:  (1) Giới thiệu các nhân vật trong phim để hiểu hành trình của người Vượt Biên; (2) So sánh và đối chiếu kinh nghiệm và hoàn cảnh ra đi của người Tị Nạn (refugees) và người Di Dân (immigrants); (3) Lá Cờ Vàng - Ý Nghĩa và Biểu Tượng của các cộng đồng người Việt Tị Nạn khắp nơi trên Hoa Kỳ; (4) Các Tù Nhân Cộng Sản Việt Nam và Trại Cải Tạo; (5) Tiếng Nói và Sự Suy Nghĩ của các thế hệ tiếp bước. Giáo trình được soạn thảo công phu theo đúng tiêu chuẩn giáo dục tiểu bang California theo chương trình sử Hoa Kỳ và các môn học căn bản Anh văn và Luận văn.

Khi cuốn phim bắt đầu chiếu với giọng kể truyện trầm ấm của tài tử Kiều Chinh cất lên, toàn thể hội trường im lặng, đắm mình theo truyện phim.  Trong suốt buổi chiếu phim tương đối khá dài - 2 tiếng 15 phút - mọi người dán mắt vào màn ảnh, thỉnh thoảng có những tiếng sột soạt do những bịch khăn Kleenex đồng nghiệp chuyền cho nhau để chậm nước mắt. Sau phần xem phim đến phần hội thoại và trao đổi với đạo diễn Hàm Trần và ban tổ chức. 

Rất đông các thầy cô giáo bày tỏ sự biết ơn đến anh Hàm Trần.  Cô Mary G. nói, "Khi xem xong phim này, tôi ý thức được là sự hiểu biết của tôi về cộng đồng Việt Nam rất giới hạn và thiếu sót. Nếu chúng tôi là những người dạy dỗ và dẫn dắt các em mà không biết thì làm sao chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục được" Rất cảm ơn ông đã làm ra phim này."  Ông Jeff W. chia sẻ, "Tôi đã xúc động từ đầu đến cuối.  Có nhiều chổ làm tôi rơi nước mắt.  Ông đã thành công trong việc đánh động lòng chúng tôi." 

Một giáo chức phát biểu, "Tôi là một người gốc Jewish.  Tôi không lạ lùng gì với những lịch sử nhân loại bị áp bức, đau khổ - thế nhưng lịch sử người tị nạn Việt Nam là một chương lịch sử ít được ai bên ngoài biết đến.  Tôi mong phim này thành công để mọi người ý thức hơn về các thảm cảnh bi đát này. Thật không ai tưởng tượng được!"   Ông Mike M., một nhân viên điều hành cao cấp học khu Garden Grove lên tiếng, "Vào cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 tôi dạy học trong các trường trong vùng và đón nhận rất nhiều học sinh từ các gia đình vượt biên. Lúc ấy tôi cũng có đọc một số tin tức và tài liệu về 'boat people' nhưng chỉ hiểu được phần nào.  Hôm nay được xem phim này tôi mới thật sự cảm thông với hoàn cảnh thảm thương của các học sinh tôi đã dạy.  Phải chi lúc đó có những tài liệu như thế này thì giới giáo chức chúng tôi sẽ biết cách giúp đỡ các em hiệu quả hơn."

Điểm đặc biệt nhất là một số các giáo chức gốc Việt đã lên tiếng phát biểu và chia sẻ chính kinh nghiệm của họ là những người Vượt Biên hoặc con cháu của những người tù cải tạo.  Anh Mark N, phó hiệu trưởng trường trung học Hare của Garden Grove tâm sự cuốn phim này đã là gạch nối giúp anh, thế hệ hai, có dịp trao đổi, tìm hiểu và thông cảm với bố mẹ anh về quá khứ đau thương mà trước giờ không ai muốn nói đến.  Cô Amy N. nói, "Chị em tôi đi với mẹ qua Mỹ năm 1975.  Bố tôi vượt biên qua 1980. Trong bao năm nay, mỗi lần bố tôi nói đến chuyện trại cải tạo, tôi chỉ hình dung ra cảnh bị tù như ở Hoa kỳ mà thôi.  Cho tới hôm nay tôi mới biết trải cải tạo khủng khiếp như thế nào!  Tôi rất hối hận đã không bày tỏ sự yêu thương với bố tôi nhiều hơn lúc ông mới qua để bù đắp những đau khổ ông đã gánh chịu trong trại cải tạo."   Cô Thủy L, một giáo chức kì cựu của học khu nói, "Những cảnh hãi hùng trên chiếc thuyền bị hải tặc tấn công chính là những cảnh bản thân tôi, chị em tôi đã trải qua!  Như những nhân vật trong phim, chúng tôi đã phải ngậm đắng nuốt cay, vươn lên để sống và dần dần tìm lại được niềm tin."  Một cô giáo trẻ nghẹn ngào tiếp lời, "Chính em là một kết quả của thảm trạng ấy! Mẹ em đã sinh em ra trong trại tị nạn nạn và gia đình em đã đặt cho em tên Phoenix - như con chim phượng hoàng vươn lên từ đống tro tàn.  Gia đình em nhất quyết làm lại cuộc đời mới!" Mọi người trong hội trường lúc ấy chẳng ai cầm được nước mắt.

 Những người đồng nghiệp làm việc với nhau bao năm trời nhưng chắc chưa bao giờ có dịp chia sẻ và đồng cảm về quá khứ của nhau.  Thày Dũng B, nói, "Đạo diễn Hàm Trần, tôi rất cảm ơn ông đã thêm vào đoạn sau của cuốn phim, nói về tiến trình hội nhập của các gia đình tị nạn.  Trong nhiều gia đình, mỗi người lớn với bao nhiêu kinh nghiệm đau thương đè nén, chịu đựng - là một ngọn núi lửa âm ỉ, sẳn sàng bùng nổ.  Các trẻ em, con cháu chẳng hiểu gì nhưng vẫn phải sống trong sự căng thẳng đó.  Các thày cô giáo cần phải ý thức chuyện này."  Chính những lời chia sẻ của các giáo chức gốc Việt đã làm cho các đồng nghiệp và nhân viên điều hành hiểu rõ hơn giá trị của việc đưa lịch sử người tị nạn vào giáo trình và việc tu nghiệp giáo chức. Các học khu đã suy nghĩ tìm cách dùng cuốn phim này là tài liệu tu nghiệp cho các giáo chức trong tương lai.

Trước khi kết thúc, đạo diễn Hàm Trần ngỏ lời cảm ơn ban tổ chức và ban giáo trình và mời họ chia sẻ về mục đích của giáo trình.  Ban soạn thảo giáo trình gồm có cô Jackie Counts, g/v trung học môn Anh văn, anh Huy Trần, g/v trung học môn Sử và Toán, anh Michael Matsuda, nhân viên điều hành học khu Anaheim, cô Tú-Uyên, g/s đại học CSU Fullerton, cô Mariam Lam, g/s đại học U.C. Riverside, cô Xuyến Đông-Matsuda, chuyên viên tâm lí trị liệu, anh James Lam, chuyên viên cố vấn soạn thảo, và cô Nguyễn-Lâm Kim Oanh, nhân viên điều hành cơ quan Nghiên Cứu Giáo Dục Thiểu Số tại đại học CSU Long Beach.  Ban giáo trình cho biết họ có hai mục đích chính trong việc soạn thảo giáo trình Vượt Sóng. 

Thứ nhất là để giúp cho các giáo chức và nhân viên trong ngành giáo dục có một cái nhìn tích cực và thông cảm hơn đối với cộng đồng người Việt tị nạn và các cộng đồng di dân khác - tất cả phải từ bỏ quê hương để gầy dựng lại ở một xứ sở xa lạ - họ và con cái họ đáng được giúp đỡ tận tình để có một tương lai tốt hơn ngõ hầu đóng góp lại cho đất nước Hoa kỳ.

Mục đích thứ hai là để các giáo chức giúp cho học sinh có sự hiểu biết về nguồn gốc, bản thân và lịch sử của gia đình và cộng đồng để có một sự tự tin, hãnh diện, và biết ơn, dẫn đến sự cố gắng học tập và thành đạt mai sau. Trước khi chia tay, đạo diễn Hàm Trần trao tặng ban giáo trình một cuốn sách mới phát hành bao gồm các hình ảnh sống động và kèm theo một số dữ kiện trong tiến trình hoàn thành phim phim Vượt Sóng.  Được biết buổi chiếu phim do cơ quan VAALA (Vietnamese American Arts & Letters Association) đồng bảo trợ với học khu Anaheim, học khu Garden Grove, và đại học CSU Long Beach.  Giáo trình sẽ được đưa lên website trang nhà của các cơ quan VAALA, CLMER-CSULB, và OCAPICA.  Hiện tại giáo trình đã có ở website:

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php"name=News&file=article&sid=3508

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.