Hôm nay,  

Hòa Vào Dòng Sông Lớn

12/02/200800:00:00(Xem: 4568)

Trần Khải

Vào đúng ngày Mùng Một Tết Mậu Tý, cụ Hoàng Minh Chính, một nhà hoạt động dân chủ kiên cường, đã từ trần. Cơn gió thời gian đã thổi tới, lật qua trang sách mới. Phong traò dân chủ quê nhà chịu đựng một mất mát lớn, nhưng nhiều bước đi khác đang nối tiếp, từ nhiều hướng khác nhau ở quê nhà, từ nhiều thành phần dân chúng khác nhau. Dân chủ là hướng đi bất khả thoáí lui của lịch sử.

Bản tin ngày 7-2-2008, từ Văn Phòng Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ VN viết: “Giáo sư Hoàng Minh Chính, Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam, chiến sĩ kiên cường và dũng cảm trong công cuộc dân chủ hóa đất nước, sau một thời gian dài bệnh nặng mà vẫn vấn vương về vận nước đến hơi thở cuối cùng, đã vĩnh viễn ra đi tại Hà Nội, vào lúc 23 giờ 8 phút , ngày 7 tháng 2 năm 2008, nhằm ngày Mùng một Tết Mậu Tý.” (hết trích)

Theo đài BBC, tang lễ cụ Hoàng Minh Chính dự kiến sẽ là Thứ Bảy 16-2-2008. Các nhà dân chủ tại VN đang bị công an hù dọa, vây bủa và làm khó nhằm cản trở việc viếng tang cụ Chính. Trong các nhà dân chủ bị công an cản trở, làm khó có anh Nguyễn Khắc Toàn (Hà Nội), cụ Trần Khuê (Sài Gòn), nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng)...

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, cũng là một nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng ở Hà Nội, trả lời phỏng vấn của Đài VOA đã nói: “ Cụ Hoàng Minh Chính là một chiến sĩ cách mạng kiện cường, luôn nêu cao ý chí đấu tranh cho đất nước và dân tộc, nhưng ông đã bị nhà cầm quyền Việt Nam giam tù đến 3 lần...” (hết trích)

Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, một tổ chức của nhiều thanh niên hoạt động dân chủ ở VN và hải ngoại, và là tổ chức từng được nhiều người nhìn như một thế hệ trẻ được hỗ trợ từ phong trào dân chủ của cụ Chính, đã gửi lời chia buồn tới gia đình Giáo sư Hoàng Minh Chính và đảng Dân Chủ Việt Nam: “...Cuộc đời và Sự nghiệp của Giáo sư là chuỗi ngày vinh quang nhưng đầy thăng trầm và thử thách. Giáo sư đã sớm nhận thức được sai lầm của chủ nghĩa Mác Lênin và đã dũng cảm lên tiếng làm thức tỉnh dân tộc về điều đó. Kiên trì không mỏi mệt, Giáo sư đã cống hiến hết sức mình cho phong trào dân chủ hóa Việt Nam.

 Trong giây phút này, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ chân thành gửi lời chia buồn đến gia đình Giáo sư, đến toàn thể đảng viên đảng Dân Chủ Việt Nam, đến tất cả những ai yêu quý Giáo sư và cùng mong mỏi về một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh.

Ngày Giáo sư Hoàng Minh Chính ra đi lại là ngày đầu năm mới, ngày vạn vật nảy sinh những sức sống mới, mạnh mẽ và tràn đầy. Một ngày thiên định (!), như hẹn trước về tương lai khởi sắc của những hạt mầm dân chủ trên mảnh đất thương yêu!

Vĩnh biệt Giáo sư Hoàng Minh Chính! Những thanh niên dân chủ sẽ luôn nhớ về Giáo sư và sẽ tiếp bước con đường này:

Con đường mang Dân Chủ và Tự Do đến khắp mọi miền của Tổ quốc!” (hết trích)

Trên trang nhà của báo Thông Luận, nơi cổ võ lập trường dân chủ đa nguyên, nhiều nhà bình luận nổi tiếng đã có các bài viết tưởng niệm cụ Hoàng Minh Chính.

Trong đó có cụ Buì Tín, với bài Ngọn Lửa Hoàng Minh Chính Vẫn Cháy, đã viết:  “…ở anh Hoàng Minh Chính, nét tiêu biểu nhất, gây ấn tượng bền lâu nhất là ngọn lửa. Ngọn lửa trí tuệ ấy đã tạo nên tác phẩm khoa học đặc sắc ngay từ năm 1967.…”

Trong đó có nhà bình luận Việt Hoàng qua bài Vĩnh Biệt GS. Hoàng Minh Chính, với: “… ông đã chấp nhận đương đầu với cả một chế độ mà sự tàn bạo đã thành bản chất…”

Trong đó cũng có nhà bình luận Trần Thị Hồng Sương với bài Gửi Hương Linh Bác Hoàng Minh Chính: “…Thầm nhớ Bác như một người lo trước cái lo của triệu triệu người dân VN…”

Vào trong đó cũng có Nhóm Thân hữu Đà Lạt: “… Cụ Hoàng Minh Chính đã để lại trong lịch sử một khí phách kẻ sĩ, một tấm gương dũng cảm phản biện, dũng cảm ly khai để bảo vệ chân lý rất cao cả …”

Điều chúng ta quan tâm còn là, những gì sau khi cụ Hoàng Minh Chính từ trần.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi đã nói về sự ra đi của cụ Hoàng Minh Chính khi trả lời phỏng vấn của Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA. Bác sĩ được giới thiệu là “một trong những người rất gần gũi với Cụ là Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Phó Tổng Thư Ký đảng Dân Chủ Việt Nam.”

 Cuộc phỏng vấn trích như sau:

“...Bác sĩ Ngãi: ngày 26 tháng Giêng 2008 là ngày Cụ bắt đầu quá yếu, sắp hôn mê, ngày đó Cụ đã chỉ thị bàn giao lại công việc của đảng Dân Chủ Việt Nam lại cho một Ban Thường Vụ. Ban Thường Vụ này gồm có 7 người.

Có nhiều điều tôi không thể nói công khai được, nhưng tôi có thể nói là Ban Thường Vụ đã chính thức hoạt động từ ngày 26 tháng Giêng 2008, và trong một thời gian rất ngắn, Ban Thường Vụ sẽ bầu lên một vị Tổng Thư Ký để thay thế vị Tổng Thư Ký quá cố là Cụ Hoàng Minh Chính.

Nguyễn Khanh: Bác Sĩ và những người trong đảng đang sống ở hải ngoại có dự tính về Hà Nội dự tang lễ của Cụ hay không"

Bác sĩ Ngãi: tất cả anh em của chúng tôi ở trong và ngoài nước đều muốn về dự tang lễ để tỏ lòng kính trọng với vị Tổng Thư Ký đầu tiên của Đảng Dân Chủ Việt Nam. Tuy nhiên sự hiện diện của mọi người còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, nhưng tất cả anh em chúng tôi đều muốn kề cận bên cạnh linh cữu của Cụ Hoàng Minh Chính...”(hết trích)

Đúng là phong traò dân chủ đã có một mất mát lớn. Nhưng chắc chắn rằng phong trào dân chủ sẽ vẫn tiếp tục tuôn chảy với nhiều sức sống tươi trẻ tham dự hàng ngày.

Nhìn lại, cuộc chiến đấu cho dân chủ sau năm 1975 hầu hết là do những người Miền Nam khởi xướng, vì những người Miền Nam đã từng sống trong bầu không khí tự do dân chủ, cho dù là bất toàn của các chế độ Việt Nam Cộng  Hòa, vẫn không thể nào chịu đựng nổi độc tài đảng trị cộng sản. Đã có nhiều lãnh tụ Miền Nam hy sinh, chết trong tù, hay chạy ra hải ngoại. Trong các lãnh tụ dân chủ Miền Nam còn kiên cường đứng vững bây giờ nổi bật là bác sĩ Nguyên Đan Quế.

Rồi tới thời mở trói cho văn học, xóa dần kinh tế bao cấp, và nhiều nhà dân chủ xuất hiện thêm, trong đó hầu hết là ngừơi Miền Bắc. Nổi bật là cụ Hoàng Minh Chính, cụ Nguyễn Thanh Giang, cụ Hà Sỹ Phu, và nhiều người khác nữa. Thời kỳ này hầu hết là những người đã thành danh trong chế độ Cộng sản.

Cho tới khi bùng nổ phong trào dân chủ với việc thành lập các tổ chức, các đảng, như Khối 8406, Đảng Thăng Tiến, Đảng Vì Dân, Đảng Dân Chủ, Đảng Việt Tân... xuất hiện. Lúc bấy giờ là bùng nổ cao traò dân chủ khắp ba miền. Giai đoạn này có sự gia nhập của hàng ngàn người từ mọi thành phần, già trẻ lớn bé, trí thức, công nhân, dân oan... Thực tế, cho dù phong trào bùng nổ, nhưng thực lực vẫn là điều khả vấn, và sợi dây kết hợp chưa có đủ lực thuyết phục nhiều thành phần khác.

Nhưng tới khi toàn dân nổi giận vì tình hình mất đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phong traò dân chủ qua bứớc ngoặt mới: nhiều người nói tới một Hội Nghị Diên Hồng, một nhu cầu dân chủ hóa chế độ để vận dụng lực toàn dân giữ đất, giữ đảo...

Cụ Hoàng Minh Chính là một trong những dòng thác khơi nguồn để nhiều con thác nhỏ kết hợp thành suối, rồi thành sông. Cụ đã biến mất hệt như một ngọn thác đầu nguồn, biến dạng đi để trở thành sức sống của một trường giang cuồn cuộn chảy.

Không hề mất. Chúng ta không hề mất cụ Chính. Phong trào dân chủ vĩnh biệt giáo sư Hoàng Minh Chính, nhưng tất cả những gì cụ làm đã trở thành một dòng sông lớn đang tuôn chảy. Dòng sông của dân chủ, nơi đó tất cả những gì đóng cặn cản trở đều sẽ bị cuốn trôi đi... Đó là dòng sông lịch sử. Và lịch sử nhân loại luôn luôn là một ước mơ hướng về dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.