Hôm nay,  

Chuyện Lạ 1 Giếng Nước

02/09/200700:00:00(Xem: 3862)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, có một giếng nước được xây từ cách đây hơn một  ngàn  năm, và đến đầu thế kỷ 20 thì được một phụ nữ mà dân địa phương gọi là bà Bá Lễ, bỏ tiền trùng tu và cái tên giếng nước Bá Lễ có từ đó. Cũng tại giếng nước này, vào ngày rằm, có nhiều cư dân sống xung quanh ra thắp hương vái lạy ở  giếng. Một điều đặc biệt nữa là chỉ duy nhất nước giếng Bá Lễ mới tạo nên hương vị khó quên cho những tô cao lầu phố Hội.  Chuyện  lạ về giếng nước này báo Lao Động ghi lại  như sau.

Nằm sâu trong hẻm Bá Lễ của phố Trần Hưng Đạo, giếng nước Bá Lễ cũng chỉ như bao giếng nước khác được xây bằng gạch ở Hội An và miền Trung. Ấy vậy mà hôm rồi, nhân đêm rằm,  phóng viên lang thang qua lại thấy chuyện lạ. Mới chập choạng tối, đã gặp rất nhiều người dân sống chung quanh ra thắp hương vái lạy ở giếng. Hỏi, một trong số họ là phụ nữ trả lời: "Thắp hương cho thần giếng và hương hồn bà Bá Lễ. Bây giờ chỉ có người dân sống quanh đây hương khói chớ trước năm 1975, toàn bộ những ai có uống nước giếng Bá Lễ ở Hội An này đều hương đèn đến đây để cúng tri ân...".  Phóng viên thắc mắc vì sao lại phải cúng tri ân thần giếng và bà Bá Lễ, nhưng nghe ra câu trả lời cũng rất sương khói...

Cầu may ở Trung tâm Bảo tồn Di tích và di sản thị xã Hội An, và bất ngờ khi ông giám đốc Nguyễn Chí Trung khoe giếng Bá Lễ là một trong những di tích lịch sử, văn hoá của phố cổ Hội An. "Không rõ giếng có từ bao giờ, nhưng theo các nhà khảo cổ thì đây là một giếng cổ của người Chăm (Chàm), có thể được đào từ thế kỷ thứ 8, thứ 9 - thời kỳ mà người Chăm trao đổi nước ngọt cho các thuyền buôn Ba Tư và Arab để lấy hàng hoá. Cho nên, nói hơi quá một chút, nước giếng Bá Lễ từng là một trong những mặt hàng rất độc đáo của thương cảng Hội An thời kỳ đầu", ông Trung nói thế.

Không biết trong quá trình tồn tại, giếng Bá Lễ còn vẹn nguyên như hôm nay thì đã được trùng tu bao nhiêu lần, chỉ biết lần trùng tu có tính lịch sử là khoảng đầu thế kỷ 20. Lúc đó bà Bá Lễ, một người dân sống gần giếng, đã bỏ ra 100 đồng tiền Đông Dương để đại tu giếng. Và cái tên giếng nước Bá Lễ ra đời từ đó...Được nghe "quảng cáo"  về nước giếng Bá Lễ, ai lỡ nếm một lần thì không thể nào quên, nên  phóng viên đã uống rất nhiều và nhiều lần, và mang cả về nhà, nhưng không thể nào nhận biết được là nó có ngọt, thơm hơn so với nước của những giếng khác hay không. Nhưng với người Hội An, nó là "một phần tất yếu của cuộc sống" từ nhiều đời nay bởi dù có nắng hạn đến cỡ nào thì nước giếng cũng chưa bao giờ cạn.

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, nhiều món ăn nổi tiếng của Hội An như mì Quảng, cao lầu…nếu không dùng nước giếng Bá Lễ để chế biến thì không ngon là điều có thể biết trước. Pha trà mạn và chè xanh, nếu như không dùng nước Bá Lễ thì  cũng không có được cái vị ngọt đến nao lòng nơi đầu lưỡi... Bởi vậy hiện ở Hội An, phần lớn người dân đã có giếng nước bơm, nước máy nhưng họ vẫn không thể nào thiếu được nước giếng Bá Lễ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.