Hôm nay,  

Miền Tây Đối Phó Với Lũ

11/10/200700:00:00(Xem: 2908)

Bạn,

Theo báo SGGP, liên tục mấy ngày qua, nước lũ đầu nguồn trên sông Tiền, sông Hậu lên nhanh, bình quân mỗi ngày 3-7cm. Theo dự báo đến ngày 13 tháng 10, mực nước lũ ở Tân Châu và Châu Đốc sẽ lên cao, sau đó tiếp tục diễn biến phức tạp. Lũ lên nhanh kéo theo sạt lở lan rộng, báo động tình trạng trẻ em chết đuối ngày càng tăng. Báo SGGP ghi nhận toàn cảnh về tình hình lũ tại miền Tây như sau.

Tại tỉnh Đồng Tháp, một viên chức của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn  cho biết: "Hiện nay đang vào giai đoạn quyết liệt đối phó với lũ. Cường suất nước ở các trạm đều tăng nhanh, tuy chưa bằng với cùng kỳ năm ngoái nhưng không thể chủ quan được. Lo ngại nhất là mưa bão, áp thấp, dông lốc... ập đến bất ngờ, chỉ cần sơ hở sẽ dẫn đến thiệt hại không nhỏ".

Tại tỉnh Kiên Giang, Chi cục thủy lợi Kiên Giang, thông báo nhanh: "Lũ từ thượng nguồn đã tràn về vùng Tứ giác Long Xuyên, hiện 25 cống thoát lũ ra biển Tây ở các huyện Hòn Đất và Kiên Lương đã sẵn sàng đón lũ".

Tại An Giang, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão-tìm cứu nạn của tỉnh cho rằng lo lắng nhất hiện nay là tình trạng sạt lở và trẻ em chết đuối gia tăng. Tại tỉnh này hiện có khoảng 40 điểm sạt lở nghiêm trọng; tập trung nhiều nhất ở huyện biên giới Tân Châu. Đồng Tháp có 42 xã bị sạt lở, chiều dài trên 67km, làm mất 24ha đất. Hiện 2,075 nhà nằm trong vành đai sạt lở cách mé sông không quá 20m, trong số này có 904 gia đình cần di dời ngay nhưng tới nay mới dời được 276 gia đình. Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi An Giang Phạm Văn Lê, lo ngại: "Đến giờ này đã có 5 trẻ em chết đuối do lũ, phần lớn gia đình bất cẩn chủ quan... Hiện tại, An Giang tổ chức dạy bơi cho 5.125 em. Thành lập trên 32 điểm giữ 777 trẻ. Bên cạnh đó, lập 367 chốt cứu hộ, cứu nạn với 3.108 thành viên tham gia sẵn sàng cứu người khi có tình huống xảy ra".

Tại Đồng Tháp vừa xảy ra 2 trường hợp trẻ em chết đuối. Ông Lê Văn Hùng, ủy viên thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão -Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp, nói: Để hạn chế tình trạng trẻ em chết đuối thương tâm thì gia đình đóng vai trò quan trọng nhất. Từ nay trở đi nước lũ càng nhiều - nguy hiểm rình rập các em vùng lũ càng cao; do đó các bậc cha mẹ cần tăng cường trông coi không nên chủ quan lơ là".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, các chuyên viên ngành khí tượng thủy văn nhận định rằng lũ ở miền Tây  năm nay ở mức trung bình; thiệt hại về vật chất không nhiều như những năm trước. Vấn đề quan trọng là gia đình và  các địa phương phải tăng cường biện pháp giữ trẻ nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng chết đuối xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.