Hôm nay,  

Chiếc Gùi Tây Nguyên

23/08/200700:00:00(Xem: 4439)

Bạn

Theo báo quốc nội, ở vùng Cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên), người già cho đến trẻ em, nam cũng như nữ, đi đâu cũng mang theo lưng chiếc gùi. Chiếc gùi không chỉ là vật dụng mà còn gửi gắm cả tình cảm, tâm hồn của chàng trai cho người bạn đời. Thế nên, ngoài việc săn bắn, làm nương rẫy giỏi, người đàn ông miền núi phải biết đan lát, nhất là đan những chiếc gùi để lên nương rẫy, cõng nước, cõng lúa, cõng ngô. Báo Tuổi Trẻ viết về những chiếc gùi của người Thượng ở Tây Nguyên qua đoạn ký sự như sau.

Truyền thuyết Êddê kể rằng chàng Y Rít là người đầu tiên biết đan đồ bằng mây tre, sáng tạo nhiều hoa văn đẹp mắt trên đồ đan. Anh ta cặm cụi tạo ra những đồ gia dụng bằng mây tre hoặc bằng lá lác với kỹ thuật làm nan và kỹ thuật đan phong phú. Mỗi sản phẩm bao giờ cũng đi đôi với một kỹ thuật làm nan, kỹ thuật đan độc đáo, được mọi người ưa thích và bắt chước. Người đời sau chỉ thêm thắt vào một ít để có được những chiếc gùi đẹp như hôm nay.

Có nhiều loại gùi trong nhà, gùi nhỏ để trang sức, để tuốt lúa, gùi lớn đan dày để dựng lúa, đựng ngô, gùi đan thưa để đi nương rẫy, lấy củi, đựng trái bầu để lấy nước. Mỗi dân tộc có những kiểu dáng gùi riêng. Người Bana có loại gùi dẹt sát vào lưng. Người Êddê dùng loại gùi bốn chân để lúc qua sông đặt xuống bãi cát nghỉ ngơi chốc lát. Có người ví cách tạo dáng của gùi Êddê như cái đài hoa pơlang (hoa gạo), loài hoa đẹp của buôn làng Tây nguyên. Người Chăm H'roi thích loại gùi ba ngăn như một chiếc ba lô bằng mây. Có loại gùi thưa dùng để mang củi, mang các ống nước từ rẫy, từ suối về nhà. Có gùi lớn để mang thóc, mang bắp. Chiếc gùi nhỏ xinh xinh cho các cô gái đựng quần áo đẹp. Loại gùi đựng đồ quí trong gia đình như tư trang thường có nắp đậy là một trong những vật dụng được trang trí hoa văn công phu nhất. Có loại gùi đan hai lớp, đổ nước vào không ngấm gỉ được.

Người Cơtu ở núi rừng Trường Sơn có nhiều loại gùi: gùi vận chuyển lúa (zôống) được đan nan lóng mốt, gùi củi thì được đan nan hình lục giác; gùi trẻ em Cơtu (p'reng) được đan bằng mây dày với nan lóng mốt, kết hợp với kỹ thuật chéo phức tạp, dáng gùi có hình ống, vành miệng tròn, đế gùi hình vuông. Riêng tà lét (gùi ba ngăn của đàn ông) và gùi đựng đồ dùng trang sức và thổ cẩm thì được đan nan lóng mốt kết hợp với nhiều kỹ thuật đan tinh xảo, nguyên liệu chủ yếu là dây mây, tạo cho gùi này có nét riêng là phụ thuộc vào sự sáng tạo cũng như tay nghề của từng nghệ nhân. Hai loại gùi này đan rất công phu và có độ bền rất cao, chỉ dùng làm quà biếu cho khách quí, tặng sui gia và đôi khi còn là vật sính lễ...

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trên những chiếc gùi với hàng chục kiểu dáng khác nhau, bàn tay khéo léo của người thợ đan Tây nguyên tạo ra nhiều kiểu hoa văn trang trí rất đẹp mắt.

Với kỹ thuật đan tinh xảo, nghệ thuật tạo dáng, tạo hình tinh tế, đồ đan nói chung, gùi nói riêng của các sắc tộc ở Tây nguyên là công trình nghệ thuật độc đáo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là cháy rừng. Mà là rừng thông của Đan Viện Thiên An ở Huế. Có phải cháy vì tai nạn? Vì quá khô hạn? Hay vì có ai phá hoại?
Đốt tiền, đốt tiền, đốt tiền… Nhà nước Hà Nội là như thế đó, bất kể tình hình người dân đói nghèo, vận nước vẫn mãi suy yếu … Báo Đất Việt kể về chuyện 5 tỷ USD ngân sách chi sai/năm: Tiền đi đâu?
Vậy là biến động dầu khí... Sẽ có thêm quan chức ngành dầu khí vào tù vì tham nhũng? Tại sao cứ dầu khí là tham nhũng?
Hãy hình dung nhà của bạn nằm gần nhà máy xi măng khói đen mù mịt cả ngày... Hãy hình dung bạn ở nhà sàn trên dòng kênh nước đen... Hãy hình dung bạn đủ thứ nơi ở quê nhà bạn có thể hình dung... Hễ ô nhiễm là người chết sớm, vì nhiễm bệnh ung thư sớm... Trẻ em còi cọc, lớn không nổi vì thức ăn đầy hóa học, từ gạo tới nước... Phaỉ biết sợ ô nhiễm môi trường là vậy.
Bia rượu tưng bừng... đất nước nghèo, nhân quyền bị siết chặt... cho nên người dân chỉ còn niềm vui là nhậu?
Vậy là phải lo, trong 10 năm tới, sẽ có nhiều nghề hoàn toàn mới... Việt Nam mình có đào tạo nhân sự kịp hay không? Hay là phải xin đi lao động quốc tế? Báo Giáo Dục VN kể: 65% nghề nghiệp hoàn toàn mới sẽ xuất hiện trong 10 năm tới... Đó là con số được Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho hay tại Hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ, hội nhập quốc tế".
Hãy hình dung rằng tới một lúc, Hà Nội sẽ bị đổi tên thành Tân Tô Châu, trong khi Sài Gòn bị đôi tên thành Tân Thượng Hải... Có thê như thê hay không? Báo Công An Nhân Dân có bản tin “Công ty đặt nhầm tên núi Trung Quốc ở Lâm Đồng gửi lời xin lỗi”...
Công ty Nga Rosneff vào VN để khai thác dầu khí... trong khi nhiều hãng Mỹ, hãng Ấn Độ bỏ chạy... bất kể các mỏ ngoài khơi nằm trong Biển Đông của VN. Bởi vì ông Putin làm Tập Cận Bình kiêng nể.
Có một thống kê cho thấy hoàn cảnh phụ nữ rất mực gian nan, rằng có rất nhiều việc phải làm mà không có lương.
Anh hàng xóm Trung Quốc luôn luôn là nỗi lo lớn cho dân tộc Việt Nam… Không rõ các quan chức Hà Nội có chung một cảm xúc như thế không.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.