Hôm nay,  

Những Hiệp Sĩ Nghèo

19/04/200400:00:00(Xem: 5436)
Bạn,
Nhắc đến trong lá thư này là những người mà hạnh phúc của họ là nhìn thấy đồng hương có cuộc sống ổn định. Họ sẵn lòng giúp đỡ dù đôi khi chỉ nhận được những lời trách móc, chửi bới và cả lừa lọc từ người mà họ cưu mang. Đó là chuyện của ba người trong một xã nghèo tỉnh Phú Thọ đang tha phương tìm kế sinh nhai. Báo Thanh Niên kể như sau.
Tại khu căn cứ 26, quận Gò Vấp, có một nhà trọ vỏn vẹn 30 m2 với gác xép nhỏ xíu, ọp ẹp. Anh Nguyễn Văn Hùng, người đứng ra thuê nhà là người xóm Trại, làng Sậu, xã Hòa Lộc, Phú Thọ, 31 tuổi.Làng anh nghèo lắm, nghèo đến nỗi nhiều người trở nên ích kỷ: dắt trâu đi ruộng, lỡ giẫm phải một cây cải non cũng bị nhà chủ kéo cả đám ra chửi rầm trời... Năm 1996, anh vào Sài Gòn chạy trốn cái nghèo. Anh làm đủ nghề: phụ hồ, nhặt phế liệu và đấm bóp. Ít lâu sau trở về quê, mọi người ngạc nhiên thấy vợ chồng anh rủng rỉnh tiền. Khi biết mỗi ngày nhặt đồ phế thải, vợ anh cũng kiếm được 50-100 nghìn đồng, rất nhiều người đã đến xin được vào Sài Gòn làm ăn cùng vợ chồng anh...
Vợ chồng anh Hùng không nhớ là mình đã đưa đón bao nhiêu lượt người vào Nam lập nghiệp. Anh quá quen cảnh đón những đồng hương chân ướt chân ráo ở bến xe rồi đưa về nhà. Anh chỉ cách xin việc, cách làm, cho họ tá túc nhà mình. Hầu như anh nuôi không họ cho đến khi họ kiếm ra tiền mới thôi. Việc anh có thể thu xếp cho họ là đấm bóp, đi thu mua ve chai, phụ hồ. Nhờ giúp đỡ ban đầu như vậy mà không ít người đã có thu nhập kha khá. Bây giờ dân xóm Trại coi vợ chồng anh như một điểm tiếp nhận người đi lập nghiệp.

Cùng xã với anh Hùng là Chức, một "hiệp sĩ nghèo", cũng sẵn lòng "tiếp nhận" tất cả những người trong xóm muốn vào Nam lập nghiệp. Anh cũng cho họ chỗ ăn ở ban đầu và chỉ bảo họ cách làm việc. Xuất thân gia đình đông anh em, lại thất học, từ bé đã bỏ nhà đi vào Sài Gòn kiếm ăn bằng đủ thứ nghề: ăn xin, đánh giày, làm thuê... Đến nay, anh đã ổn định: chủ một lò bánh mì nho nhỏ, nhân sự là người cùng làng. Tiếng lành đồn xa, thư chuyển đến anh với thông điệp đại loại "cho bác, cô, chú gửi thằng anh, em... vào đó, cháu xem có việc gì thu xếp cho nó" không còn xa lạ với anh. Anh đã từng phải bỏ tiền thuê một căn nhà dành riêng cho người làng "hạ cánh" trong giai đoạn bước đầu lập nghiệp.
Làng Sậu vẫn còn nhớ chuyện gia đình ông Trần Văn Định, làm ăn thua lỗ, ông bị vỡ nợ phải trốn vào Nam. Sau thời gian ngắn vào Bình Dương, ông đã có tiền trở về quê trả hết nợ cũ. Người làng kinh ngạc, nghĩ rằng đó chắc hẳn là một mảnh đất màu mỡ hốt bạc dễ như ăn cơm! Thế là rất nhiều người đã kéo nhau vào chỗ ông Định. Ông Định hào hiệp nhận hết. Thậm chí đối đãi thịnh soạn. Nhà ông lúc nào cũng có chừng 8-10 người tá túc nhờ ông tìm việc. Cũng may vợ ông là người rộng lượng, nên không khí gia đình luôn vui vẻ. Thậm chí có người từ quê vào chơi đúng lúc nhà khó khăn, ông bà lẳng lặng đi vay nóng lấy tiền tiếp khách...
Bạn,
Báo TN viết tiếp: vào Nam lập nghiệp có đủ hạng người: kẻ lười biếng, người chăm chỉ, kẻ gian trá, người thật thà. Không ít người đã thất vọng bởi cho rằng những nghề được giới thiệu là mạt hạng. Họ bỏ về quê không một xu dính túi rồi quay ra oán trách ân nhân của mình. Bố mẹ họ kéo đến chửi bới bố mẹ của những "hiệp sĩ", họ cho rằng chính tại những con người này nên con cái họ phải vay nợ nóng để lấy tiền vào Nam...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.