Hôm nay,  

Nhà Nông Vào Đại Học

18/04/200400:00:00(Xem: 5362)
Bạn,
Tại VN, có con vào đại học là mơ ước của tất cả những người làm cha, làm mẹ. Đó không chỉ là niềm vui của một gia đình mà đôi khi còn là của cả một dòng tộc. Thế nhưng những khoản chi phí để lo cho con mình được ngồi trên ghế giảng đường lại là một gánh nặng không phải là nhỏ với các bậc phụ huynh, nhất là khi họ là những nông dân quanh năm "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất"; Vì một tháng chu cấp cho đứa con đang theo học ở thành phố cũng gần bằng vài ba tạ thóc! Báo GDTĐ viết như sau.
Ông Nguyễn Mỹ, một nông dân ở thôn Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) năm nay đã gần 60 tuổi, gia đình 9 người chỉ sống nhờ vào 6000m2 ruộng khoán và chăn nuôi bò. Ông có 1 người con tốt nghiệp Đạo học Nông Lâm TPSG và 2 người con khác đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Để những đứa con của mình có thể an tâm trong những năm ngồi trên ghế giảng đường vợ chồng ông đã phải quần quật trên những cánh đồng từ ngày này qua tháng khác. Ông Mỹ kể lại: "Cái ngày được tin thằng con trai lớn đậu đại học vợ chồng tui cùng bà con dòng tộc vui mừng hết sức. Vì từ hồi nào đến giờ trong họ có ai học lên được đại học đâu. Thế nhưng sau nỗi vui mừng là một sự âu lo ghê gớm, vì không biết lấy tiền đâu cho nó đi học. ít cũng mất vài ba triệu. Thôi thì cắn răng bán bớt đi một con trong số bò ít ỏi cho nó có tiền, đóng tiền trường. Còn hàng tháng thì gia đình tằn tiện, dành dụm hoặc vay mượn bà con họ hàng gửi vào, rồi đến vụ sẽ trả lại. Mỗi tháng gửi cho nó ít nhất cũng phải 500 ngàn. 500 ngàn cũng gần bằng 3 tạ lúa ! Chưa lo xong đứa đầu thì đứa thứ 2, rồi đứa thứ 3 lại vào học trường cao đẳng sư phạm địa phương. Cũng may mắn là hai đứa vào Sư phạm được miễn tiền đóng học phí và ít lâu sau thì thằng anh ra trường kiếm được việc làm, có đồng lương phụ giúp nên vợ chồng tui cũng đỡ".

Ôâng Thành Quang Dũng, cũng là người ở thôn Phước Nhơn, khi con vào đại học đã phải bán đất, bán luôn cả con bò cày để có tiền cho con theo học đại học . "Cũng nhờ vậy mà cả 3 đứa con tôi đứa nào cũng vào được đại học, 2 thằng đầu ra trường đang làm việc ở thành phố, còn thằng út thì đang học năm thứ 4 đại học Nông Lâm TP-SG, mọi khoản chi phí bây giờ 2 thằng anh nó lo tất" - ông kể. Và bây giờ khi những đứa con đã làm mình thỏa nguyện thì vợ chồng ông Dũng đang phải quắt quay đi tìm đất mà sản xuất. Còn ông Phan Ngọc Chín ở thôn Thuận Hoà, xã Phước Thuận thì nội cái chuyện gửi tiền cho 2 đứa lớn ở TP -SGkhiến ông phải đau đầu không ít. Mỗi tháng cũng suýt soát 1 triệu, gần bằng nửa tấn lúa như chơi. Vì vậy mà vợ chồng ông đã phải nuôi thêm heo, gà mới có đủ tiền tài trợ cho 2 đứa con học đại học. "Mỗi kỳ đóng tiền học cho tụi nó cũng mất đứt lứa heo. Thế nhưng vì tương lai của con thì vợ chồng tui sẵn sàng hy sinh hết. nói vui chứ nếu phải bán nhà để tụi nó được theo học đại học vợ chồng tui cũng dám nữa là. Miễn sao con học thành tài là mãn nguyện lắm rồi ."
Bạn,
Báo GDTĐ viết tiếp:Lo cho tương lai của con là thế, nhưng các vị nào có biết con mình lên thành phố học hành ra sao! thỉnh thoảng nhận thư con viết về, thăm hỏi gia đình thì ít mà than thở chuyện học thêm, chuyện sách vở, tài liệu thì nhiều và cuối thư bao giờ cũng có câu: "Ba mẹ nhớ gửi tiền cho con." Và dĩ nhiên các "Hai lúa" nhà ta cứ chạy đôn chạy đáo để có tiền gửi vào cho các cô, cậu cử tương lai!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.