Hôm nay,  

Phố Khắc Chữ

05/04/200700:00:00(Xem: 4033)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố, có những khu phố nổi tiếng như phố Tây ba-lô đường Phạm Ngũ Lão, khu kinh doanh kim khí điện máy đường Huỳnh Thúc Kháng hay phố bán buôn đồ cổ Lê Công Kiều... Nhưng với nhiều người, Sài Gòn còn có một địa chỉ rất "độc đáo": Phố khắc chữ nằm trên đường Phạm Hồng Thái và Lương Hữu Khánh. Báo Người Lao Động ghi nhận toàn cảnh về khu phố này như sau.

Tại khu phố khắc chữ, phóng viên được nghe ông Trần Bá Lộc, 45 tuổi, 20 năm làm nghề khắc chữ, hiện là chủ cửa hàng Minh Thiện, tại số 2 đường Phạm Hồng Thái, nói về sự thăng trầm của phố này: "Không biết nghề khắc chữ có tại Sài Gòn từ bao giờ, nhưng 40 năm trước, phố khắc chữ nằm ở đường Lê Lợi khá sầm uất. Sau 1975,  phố khắc chữ được dời về đường Phạm Hồng Thái nép mình từ vòng xoay Phù Đổng đến gần chợ Bến Thành. Cuối năm 1998, khi đường Phạm Hồng Thái được mở rộng, một số hộ kinh doanh không thuê được cửa hàng ở đây đã chuyển sang đường Lương Hữu Khánh. Từ đó, hai khu phố khắc chữ Phạm Hồng Thái và Lương Hữu Khánh song song tồn tại giữa đất Sài Gòn".

Thuở ấy, khi ông Lộc  mới lên 10 đã phụ mẹ bán cà phê ở lề đường Phạm Hồng Thái, cũng vì hâm mộ "bàn tay vàng" của các nghệ nhân mà ông đã trốn nhà sang đường Lê Lợi để được nhìn ngắm nét bút rồng bay, phụng múa. "Nét bút ấy đã cuốn hút tôi. Thế là, chiều chiều tôi lại sang đấy để ngắm nhìn. Tôi quyết tâm sẽ học cho đến cùng dù những nghệ nhân này không muốn truyền nghề lại". Ròng rã 3 năm như vậy, cho đến một ngày nọ, ông lấy tay chấm vào nước thử vẽ những hình, chữ hoa lên mặt bàn. "Những dòng chữ hiện ra, tuy không điêu luyện nhưng nó cho tôi biết rằng, tôi có khả năng làm được công việc mà mình mê say sau gần 3 năm học lóm. Lúc đó, vui quá, tôi đã hét to lên trước sự ngạc nhiên của mọi người", ông Lộc bồi hồi nhớ lại.

Năm 1987, cửa hàng Minh Thiện của ông Lộc ra đời cùng chuỗi cửa hàng có mặt lúc bấy giờ. Lúc ấy, phong trào làm bảng số nhà, nhu cầu sử dụng con dấu riêng trong các công ty, văn phòng phát triển. Lượng người đến đặt hàng nhiều không kể xiết. Thế nhưng, do chỉ sản xuất theo phương pháp thủ công nên không thể đáp ứng nổi nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, ông Lộc cùng một số chủ cửa hàng  chuyển hướng sản xuất theo công nghệ mới. Ông Trần Tấn Lộc cho rằng chỉ có máy móc, thiết bị hiện đại mới có thể đáp ứng  nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Bạn,

Báo NLĐ ghi nhận rằng hiện đường Phạm Hồng Thái và Lương Hữu Khánh được mọi người gọi là "Phố khắc chữ" với hơn 50 cửa hàng. Tất cả tạo nên nét đặc trưng cho khu phố chỉ có ở Sài Gòn. Có mặt tại đây, phóng viên chứng kiến cảnh tấp nập người ra, vào đặt hàng. Cũng tại đây, hàng trăm lao động tìm được việc làm để mưu sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.