Hôm nay,  

Làng Cốm Lâu Đời

3/4/200700:00:00(View: 2828)

Làng Cốm Lâu Đời

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, có làng Phong Hậu (xã An Định, huyện Tuy An) đã nổi danh với nghề làm cốm từ bao đời nay. Làng Phong Hậu lúc này chỉ còn khoảng 20 gia đình làm cốm thường xuyên, giảm đến mười phần so với cách đây chục năm. Tuy nhiên, mỗi mùa sắp Tết, số gia đình làm cốm có nhiều thêm, do mãi lực tăng. Dẫu đã có thêm nhiều loại bánh kẹo để lựa chọn nhưng nhà làm cốm Phong Hậu hiện nay đều vẫn sống được với nghề truyền thống. Phóng viên báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh làng cốm này qua đoạn ký sự như sau.

Theo quốc lộ 1A từ ngã ba Chí Thạnh (Tuy An) rẽ qua đèo Thị khoảng 3 cây số đã là làng cốm Phong Hậu lâu đời của xứ "đất Phú trời Yên". Phóng viên có dịp đến Phong Hậu vào lúc làng bắt đầu vào mùa cốm Tết. Nhân vật am hiểu nghề cốm ở Phong Hậu mà tôi tìm gặp là ông Phạm Quả, 63 tuổi, một trong vài người cứng tuổi còn làm cốm ở đây, ông đang bày mấy khuôn cốm ra hong nắng. Ở tuổi ông, rất ít người còn đóng cốm, bởi nghề này đòi hỏi phải có sức vóc, mạnh tay để chà và nén cốm. Bây giờ đã có máy rang, xay cốm, chứ hồi trước còn phải rang tay và giã bằng cối đá. Mà nếp làm cốm phải là nếp tượng trồng tại vùng đất này; còn nay, nếp mua từ các tỉnh miền Bắc.Trước kia, nếp làm cốm phải rang nguyên vỏ với cát nóng trong chảo gang lớn, khi hạt nếp bung đều thì lấy rổ thưa để chà vỏ rồi mới bỏ vào cối giã. "Hồi nẳm (xưa, trước), giã cốm vui lắm nghe mày! Trai gái thức dậy từ mờ sớm, giã cà bịch, cà bịch đến khi nào cốm mịn. Tao tán gái, được vợ cũng từ việc giã cốm..." - ông Quả mơ màng. Rồi ông luận tới thực tại: "Chỉ riêng việc nếp làm cốm bây giờ là nếp đã xay xát vỏ trấu thì cái mùi thơm của cốm đã bị mất đi nhiều. Nhưng biết làm sao được, thời buổi công nghiệp nên chuyện ăn uống cũng phải giảm cái phần tinh ngon thôi...".

Cốm Phong Hậu có 4 loại chủ yếu: cốm bột, cốm dẻo (cốm gừng), cốm giòn và cốm bắp. Loại cốm bắp rang nổ nguyên hạt, trộn với đường dẻo thành từng nắm tròn, bây giờ hầu như không còn ai làm (cốm này chủ yếu dành cho trẻ con). Loại cốm giòn 500 đồng/bì 7 viên như ngón chân cái, vẫn còn được chuộng tại một số vùng nông thôn. Phong Hậu giờ phần lớn chỉ làm cốm bột và cốm dẻo. Cốm bột thì đóng miếng từ nếp rang xay nhuyễn trộn với đường cát; cốm dẻo thì giã hạt nếp rang ra làm ba làm tư, rồi ngào với đường và gừng đã xào chín.

Bạn,

Cũng theo báo TN, ăn cốm bột thì được hưởng trọn mùi vị của nếp đồng, còn ăn cốm dẻo thì nếp lại quyện với vị cay mềm của gừng, thêm tách nước trà giữa một ngày vãn xuân thì ít ai có ý đòi hỏi gì cao xa thêm nữa. Ăn cốm là phải sau 3 ngày Tết mới đằm thắm bởi vì miếng cốm trông vẻ cục mịch, lại đậm vị ngọt nên dễ bị "cho qua" so với các món khác. Cốm Phong Hậu vẫn được tiêu thụ từ miệt biển đến vùng rừng, từ trong huyện ra ngoài tỉnh, và người ta còn ăn cốm thì dân Phong Hậu còn làm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong khi Báo Tin Tức nói về cuộc triển lãm bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa ở Đồng Tháp... lại có tin Phố Tàu đang xây lậu ở Đà Nẵng. Bởi vậy, hễ quan chức “thông cảm, bỏ qua” là có chuyện liên.
Các bạn khoan suy nghĩ rằng nhóm chữ “vườn thú lớn nhất” là ám chỉ gì tới chuyện chính trị quê nhà. Vì vườn thú chỉ là vườn thú, không ám chỉ gì.
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Chủ Nhật ngày 5 tháng 3 năm 2017, tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên
Bản tin nói, Bà Nguyễn Thị Vy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa), đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ việc nhắn tin “vòi tiền” doanh nghiệp.
Cảm động nhất trong ngày là một cệu bé đang đi lang thang cùng mẹ lượm ve chai đã xếp dép cho các bé cùng tuổi trong lớp dã ngoại nơi công viên được một trường nhận cho học miễn phí,
Nhà văn quá cố Cao Xuân Huy trong tập hồi ký “Tháng Ba Gãy Súng” đã kể lại những gì anh nhìn thấy, chứng kiến trong khi quân lực VNCH tan rã ở bãi biển Đà Nẵng.
Chúng ta đang tiến vào những ngày của tháng 3/2017. Cũng chính trong tháng 3/1975, những trận đánh sôi nổi bùng lên, khởi đầu từ ngày 10/3/1975 ở Ban Mê Thuột, vài ngày sau là trận Pleiku...
Việt Nam ra sức đào tạo, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ... nhưng thất nghiệp ở các bậc học này vẫn cao. Tại sao? Và có cách nào tạo ra việc làm mới? Hay là cứ xuất khẩu?
Nhiều chuyện để chú ý hôm nay… Chuyện học sinh ngộ độc thuốc diệt cỏ, chuyện vợ bị chồng đánh chết, chuyện ông Phó Tỉnh Ủy đền tiền nghiên cứu sinh Tiến sĩ,
Bản tin VietnamNet kể chuyện: Hai cô giáo mầm non dùng dép đánh trẻ bị phạt mỗi người 2,5 triệu đồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.