Hôm nay,  

Làng Cốm Lâu Đời

3/4/200700:00:00(View: 2636)

Làng Cốm Lâu Đời

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, có làng Phong Hậu (xã An Định, huyện Tuy An) đã nổi danh với nghề làm cốm từ bao đời nay. Làng Phong Hậu lúc này chỉ còn khoảng 20 gia đình làm cốm thường xuyên, giảm đến mười phần so với cách đây chục năm. Tuy nhiên, mỗi mùa sắp Tết, số gia đình làm cốm có nhiều thêm, do mãi lực tăng. Dẫu đã có thêm nhiều loại bánh kẹo để lựa chọn nhưng nhà làm cốm Phong Hậu hiện nay đều vẫn sống được với nghề truyền thống. Phóng viên báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh làng cốm này qua đoạn ký sự như sau.

Theo quốc lộ 1A từ ngã ba Chí Thạnh (Tuy An) rẽ qua đèo Thị khoảng 3 cây số đã là làng cốm Phong Hậu lâu đời của xứ "đất Phú trời Yên". Phóng viên có dịp đến Phong Hậu vào lúc làng bắt đầu vào mùa cốm Tết. Nhân vật am hiểu nghề cốm ở Phong Hậu mà tôi tìm gặp là ông Phạm Quả, 63 tuổi, một trong vài người cứng tuổi còn làm cốm ở đây, ông đang bày mấy khuôn cốm ra hong nắng. Ở tuổi ông, rất ít người còn đóng cốm, bởi nghề này đòi hỏi phải có sức vóc, mạnh tay để chà và nén cốm. Bây giờ đã có máy rang, xay cốm, chứ hồi trước còn phải rang tay và giã bằng cối đá. Mà nếp làm cốm phải là nếp tượng trồng tại vùng đất này; còn nay, nếp mua từ các tỉnh miền Bắc.Trước kia, nếp làm cốm phải rang nguyên vỏ với cát nóng trong chảo gang lớn, khi hạt nếp bung đều thì lấy rổ thưa để chà vỏ rồi mới bỏ vào cối giã. "Hồi nẳm (xưa, trước), giã cốm vui lắm nghe mày! Trai gái thức dậy từ mờ sớm, giã cà bịch, cà bịch đến khi nào cốm mịn. Tao tán gái, được vợ cũng từ việc giã cốm..." - ông Quả mơ màng. Rồi ông luận tới thực tại: "Chỉ riêng việc nếp làm cốm bây giờ là nếp đã xay xát vỏ trấu thì cái mùi thơm của cốm đã bị mất đi nhiều. Nhưng biết làm sao được, thời buổi công nghiệp nên chuyện ăn uống cũng phải giảm cái phần tinh ngon thôi...".

Cốm Phong Hậu có 4 loại chủ yếu: cốm bột, cốm dẻo (cốm gừng), cốm giòn và cốm bắp. Loại cốm bắp rang nổ nguyên hạt, trộn với đường dẻo thành từng nắm tròn, bây giờ hầu như không còn ai làm (cốm này chủ yếu dành cho trẻ con). Loại cốm giòn 500 đồng/bì 7 viên như ngón chân cái, vẫn còn được chuộng tại một số vùng nông thôn. Phong Hậu giờ phần lớn chỉ làm cốm bột và cốm dẻo. Cốm bột thì đóng miếng từ nếp rang xay nhuyễn trộn với đường cát; cốm dẻo thì giã hạt nếp rang ra làm ba làm tư, rồi ngào với đường và gừng đã xào chín.

Bạn,

Cũng theo báo TN, ăn cốm bột thì được hưởng trọn mùi vị của nếp đồng, còn ăn cốm dẻo thì nếp lại quyện với vị cay mềm của gừng, thêm tách nước trà giữa một ngày vãn xuân thì ít ai có ý đòi hỏi gì cao xa thêm nữa. Ăn cốm là phải sau 3 ngày Tết mới đằm thắm bởi vì miếng cốm trông vẻ cục mịch, lại đậm vị ngọt nên dễ bị "cho qua" so với các món khác. Cốm Phong Hậu vẫn được tiêu thụ từ miệt biển đến vùng rừng, từ trong huyện ra ngoài tỉnh, và người ta còn ăn cốm thì dân Phong Hậu còn làm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuyệt vời: Tết đã là di sản, sao lại có thể bỏ được... Báo Lao Động ghi lời Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, bỏ Tết truyền thống chẳng khác gì bỏ đi một di sản hàng nghìn năm.
Vậy là sắp cúng ông Táo rồi. Năm nay, ngày cúng ông Táo rơi vào Thứ Ba 29/1/2019, hơi tiếc vì không phải cuối tuần. Nhiều người dân vẫn tin vào cúng ông Táo có một sức mạnh tâm linh, nhưng đa số đã ý thức rằng đó chỉ là một phong tục đẹp thôi. Báo Gia Đình Mới nêu câu hỏi: Năm 2019, cúng ông Công ông Táo ngày nào đẹp và chuẩn nhất?
Nhìn trên đường phố, nơi nào cũng thấy sắc màu xuân... Cận ngày rồi, ai cũng bận rộn, và cả lo lắng... Bản tin TTXVN kể: Chưa phải thời điểm "tíu tít" của các chợ hoa, nhưng trên nhiều tuyến phố của TP SG đã rực rỡ sắc Xuân
Đội tuyển Nhật Bản đá thắng đội tuyển Việt Nam tỷ số 1-0. Như thế, Nhật Bản sẽ vào bán kết giải Asian Cup. Chung cuộc trận bóng, Nhật Bản 0-1 Việt Nam, và đội tuyển VN rời Asian Cup.
Chung cư nghiêng... báo động đỏ... Chuyện xảy ra giữa trung tâm Sài Gòn. Báo Công An kể: Chung cư ở trung tâm Sài Gòn nghiêng nghiêm trọng, khẩp cấp di dời dân trong đêm.
Hoa là hình ảnh gắn liền với Tết. Hoa là hy vọng, là ước mơ cho trọn năm sắp tới… Báo Người Đưa Tin kể chuyện hoa Đà Nẵng… Còn 2 tuần nữa là Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sẽ chính thức gõ cửa. Tuy nhiên, ngay từ giây phút này, người dân trồng hoa làng Vân Dương, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã tất bật chăm bón những khâu cuối cùng để chuẩn bị phục vụ hoa dịp Tết. Năm nay làng hoa Vân Dương trồng chủ yếu các loại hoa cúc, hoa trạng nguyên, hoa ly, hoa mào gà, dạ yến thảo, hướng dương… Hoa cúc thì nhập giống của Đà Lạt, hoa ly thì lấy giống ở Hà Lan, các loại hoa khác đa số nhập giống từ TP. SG.
Vậy là đội tuyển Việt Nam đã chứng tỏ được tài năng tuyệt vời... Báo Hà Nội Mới kể: Tối 20-1, đội tuyển Việt Nam đã giành quyền vào tứ kết Giải bóng đá vô địch châu Á (ASIAN Cup) - 2019 sau khi thắng Jordan 4-2 trên chấm luân lưu (hòa 1-1 sau 120 phút thi đấu) ở trận đấu đầu tiên ở vòng đấu loại trực tiếp.
Nhờ Hiệp định thương mại, kinh tế VN sẽ tăng tốc. Bản tin VOV kể: Cơ hội từ Hiệp định CPTPP là rất lớn, các DN và các ngành hàng đều có thể nắm bắt kịp thời nếu như không muốn những cơ hội đó trở thành thách thức.
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Vậy là gần Tết... Nhiều lễ hội chuẩn bị tưng bừng... Báo Việt Nam Mới kể chuyện Đà Nẵng: Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, đường hoa xuân Đà Nẵng được tổ chức tại đường Bạch Đằng, từ khu vực cầu Rồng đến trước trụ sở HĐND TP Đà Nẵng và Trần Hưng Đạo.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.