Hôm nay,  

Làng Cốm Lâu Đời

04/03/200700:00:00(Xem: 2874)

Làng Cốm Lâu Đời

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, có làng Phong Hậu (xã An Định, huyện Tuy An) đã nổi danh với nghề làm cốm từ bao đời nay. Làng Phong Hậu lúc này chỉ còn khoảng 20 gia đình làm cốm thường xuyên, giảm đến mười phần so với cách đây chục năm. Tuy nhiên, mỗi mùa sắp Tết, số gia đình làm cốm có nhiều thêm, do mãi lực tăng. Dẫu đã có thêm nhiều loại bánh kẹo để lựa chọn nhưng nhà làm cốm Phong Hậu hiện nay đều vẫn sống được với nghề truyền thống. Phóng viên báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh làng cốm này qua đoạn ký sự như sau.

Theo quốc lộ 1A từ ngã ba Chí Thạnh (Tuy An) rẽ qua đèo Thị khoảng 3 cây số đã là làng cốm Phong Hậu lâu đời của xứ "đất Phú trời Yên". Phóng viên có dịp đến Phong Hậu vào lúc làng bắt đầu vào mùa cốm Tết. Nhân vật am hiểu nghề cốm ở Phong Hậu mà tôi tìm gặp là ông Phạm Quả, 63 tuổi, một trong vài người cứng tuổi còn làm cốm ở đây, ông đang bày mấy khuôn cốm ra hong nắng. Ở tuổi ông, rất ít người còn đóng cốm, bởi nghề này đòi hỏi phải có sức vóc, mạnh tay để chà và nén cốm. Bây giờ đã có máy rang, xay cốm, chứ hồi trước còn phải rang tay và giã bằng cối đá. Mà nếp làm cốm phải là nếp tượng trồng tại vùng đất này; còn nay, nếp mua từ các tỉnh miền Bắc.Trước kia, nếp làm cốm phải rang nguyên vỏ với cát nóng trong chảo gang lớn, khi hạt nếp bung đều thì lấy rổ thưa để chà vỏ rồi mới bỏ vào cối giã. "Hồi nẳm (xưa, trước), giã cốm vui lắm nghe mày! Trai gái thức dậy từ mờ sớm, giã cà bịch, cà bịch đến khi nào cốm mịn. Tao tán gái, được vợ cũng từ việc giã cốm..." - ông Quả mơ màng. Rồi ông luận tới thực tại: "Chỉ riêng việc nếp làm cốm bây giờ là nếp đã xay xát vỏ trấu thì cái mùi thơm của cốm đã bị mất đi nhiều. Nhưng biết làm sao được, thời buổi công nghiệp nên chuyện ăn uống cũng phải giảm cái phần tinh ngon thôi...".

Cốm Phong Hậu có 4 loại chủ yếu: cốm bột, cốm dẻo (cốm gừng), cốm giòn và cốm bắp. Loại cốm bắp rang nổ nguyên hạt, trộn với đường dẻo thành từng nắm tròn, bây giờ hầu như không còn ai làm (cốm này chủ yếu dành cho trẻ con). Loại cốm giòn 500 đồng/bì 7 viên như ngón chân cái, vẫn còn được chuộng tại một số vùng nông thôn. Phong Hậu giờ phần lớn chỉ làm cốm bột và cốm dẻo. Cốm bột thì đóng miếng từ nếp rang xay nhuyễn trộn với đường cát; cốm dẻo thì giã hạt nếp rang ra làm ba làm tư, rồi ngào với đường và gừng đã xào chín.

Bạn,

Cũng theo báo TN, ăn cốm bột thì được hưởng trọn mùi vị của nếp đồng, còn ăn cốm dẻo thì nếp lại quyện với vị cay mềm của gừng, thêm tách nước trà giữa một ngày vãn xuân thì ít ai có ý đòi hỏi gì cao xa thêm nữa. Ăn cốm là phải sau 3 ngày Tết mới đằm thắm bởi vì miếng cốm trông vẻ cục mịch, lại đậm vị ngọt nên dễ bị "cho qua" so với các món khác. Cốm Phong Hậu vẫn được tiêu thụ từ miệt biển đến vùng rừng, từ trong huyện ra ngoài tỉnh, và người ta còn ăn cốm thì dân Phong Hậu còn làm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chưa hết, hãy hình dung rằng Tập Cận Bình sẽ xin lỗi dân tộc Tây Tạng về những tội lỗi chiếm đất Tây Tạng, ra sức tàn bạo xóa sổ và đồng hóa nền văn hóa miền núi độc đáo này…
Trong khi đó, bản tin báo Công Lý đăng bản tin từ báo Công An Nhân Dan tựa đề "Cảnh giác trước các vụ trẻ em bị bắt cóc"...
Học tiếng Anh... là chuyện gian nan. Nhưng thời các cụ xưa, khi thấy cần phải đổi mới đất nước, đã ra sức học tiếng Tây. Học ngày, học đêm, học cả trong tù... vì học là để cứu nước.
Ủng hộ nội dung giám sát về bộ máy hành chính, ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, nếu chúng ta muốn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, liêm chính thì chắc chắc phải đặt ra vấn đề này.
Sẽ có Luật này? Thế giới đã có Luật Biểu Tình, dân chúng thế giới (hầu hết, chỉ trừ các nước bạn của Hà Nội) đều được niềm vui biểu tình... nhưng rồi lại bị cấm biểu tình.
Chuyện nghe như là chỉ có trong trí tưởng tượng của một kẻ bại hoại đạo đức và mất lương tri, nhưng lại là chuyện có thật tại Việt Nam.
Dưới thời XHCN người dân hay nghe rêu rao rằng công an là bạn dân. Nếu điều này là đúng thì đã không có chuyện hầu như ngày nào cũng nghe công an đánh đập dân tàn nhẫn lắm khi đến chết!
Học giả Việt Hoàng trong bài viết “Hiện tượng dùng sai từ Hán Việt trên báo chí” ngày 4 tháng 7-2016 trên Infonet cho biết rất nhiều từ Hán Việt đã bị dùng sai.
Bây giờ, sẽ là chuyện khác. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có cách khác, nhưng kết quả tương tự: sẽ có tòa án, làm theo luật, trên nguyên tắc. Nhưng là luật có thể co giãn.
Trong khi Báo Tiền Phong kể chuyện một bản đánh giá tác động môi trường viết sơ sài rất mực kinh dị, báo Giáo Dục VN kể chuyện một quan chức Hà Tĩnh nói rằng ai bảo rằng Formosa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.