Hôm nay,  

Lúa ‘Ma’ Vùng Nước Nổi

2/28/200700:00:00(View: 5388)

Lúa ‘Ma’ Vùng Nước Nổi

- Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, khi mùa nước đổ về những cánh đồng cũng là lúc cho cư dân vùng nước nổi đồng bằng sông Cửu Long đi thu lượm lúa ở những cánh đồng ngập nước. Đây là loại lúa mà các nhà khoa học xếp  vào nhóm hoang kỳ, một loại  lúa tự mọc, không có bàn tay của nông dân, trong mùa lũ mới trổ bông, còn người dân quê đơn giản gọi bằng cái tên mộc mạc là lúa "ma". Xưa lúa ma mọc hằng hà vô số ở các cánh đồng ngập lũ, mọc không cần phân bón, không sợ sâu bọ tấn công, giữa bốn bề nước đục ngầu, lúa cứ ngạo nghễ vượt lên xanh tốt.. Báo Thanh Niên ghi nhận về loại lúa này qua đoạn ký sự như sau.

Cứ lũ ngập đồng là thấy ngọn lúa ma xanh rờn vượt mặt nước.Nhìn chúng ẻo lả theo con nước không ít người lầm tưởng chúng là cỏ hoang gây hại chứ đâu ngờ đó là hạt gạo thuần khiết ngon lành. Lúa ma thân dài khoảng 2,5m nhưng lũ lớn thì cây lúa có thể kéo lóng cho thân dài hơn 5m. Lúa này có đặc điểm kỳ lạ, lũ lên nhanh lóng lúa sẽ co bóp lại cho thân dài thêm, lúc này lóng lúa lẹp kép, còn khi lũ nhỏ hay nước lên chậm lóng lúa ngắn và co lại có hình tròn. Dựa vào lóng lúa ma người ta biết nước lũ lên nhanh hay chậm. Hiện nay diện tích lúa ma còn lại rất ít, chỉ có Tràm chim Tam Nông ở tỉnh Đồng Tháp là còn nhiều lúa ma.

So với các giống lúa ma vùng lũ đồng bằng Sông Cửu Long và thậm chí các cây lúa ma ở Bắc Thái Lan, Miến Điện lúa ma Tràm Chim có đặc điểm nổi trội hơn các cây lúa ma vùng khác là nước lũ cao đến đâu thân lúa cao vượt nước đến đó. Do ưu điểm này mà lúa ma được chọn làm nguồn gien quý tạo giống mới cho nông dân trồng trong mùa nước nổi.

Mùa nước nổi qua, gió bấc thổi hiu hiu tới là người dân rủ nhau đi hái lúa ma. Họ đem theo mấy tấm mê bồ căng ra rồi lấy cây tre hoặc cây sào từ sau quất tới cho các bông lúa rơi vào mê bồ. Những hạt lúa rơi vãi sẽ nuôi no bụng các loại chim hoang dã, các hạt còn sót lại được đất phù sa phủ lên đợi tới khi lũ về hạt lúa phá đất nảy mầm thành cây. "Gạo ma" nấu cơm ăn thơm ngon hơn gạo thường, có bất tiện là để lâu hạt gạo mau hư, hôi ẩm.

Bạn,

Báo Thanh Niên ghi nhận rằng hạt lúa ma bây giờ được "ưu ái" bởi lẽ đơn giản: ăn gạo từ lúa ma không sợ ngộ độc thuốc trừ sâu, lúa phát triển tự nhiên tự sinh tự diệt không có sự can thiệp của con người, không nhiễm các loại hóa chất, lại trải qua tiến  trình chống chọi với lũ nên hạt gạo rất bổ béo.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.