Hôm nay,  

Lúa ‘Ma’ Vùng Nước Nổi

2/28/200700:00:00(View: 5391)

Lúa ‘Ma’ Vùng Nước Nổi

- Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, khi mùa nước đổ về những cánh đồng cũng là lúc cho cư dân vùng nước nổi đồng bằng sông Cửu Long đi thu lượm lúa ở những cánh đồng ngập nước. Đây là loại lúa mà các nhà khoa học xếp  vào nhóm hoang kỳ, một loại  lúa tự mọc, không có bàn tay của nông dân, trong mùa lũ mới trổ bông, còn người dân quê đơn giản gọi bằng cái tên mộc mạc là lúa "ma". Xưa lúa ma mọc hằng hà vô số ở các cánh đồng ngập lũ, mọc không cần phân bón, không sợ sâu bọ tấn công, giữa bốn bề nước đục ngầu, lúa cứ ngạo nghễ vượt lên xanh tốt.. Báo Thanh Niên ghi nhận về loại lúa này qua đoạn ký sự như sau.

Cứ lũ ngập đồng là thấy ngọn lúa ma xanh rờn vượt mặt nước.Nhìn chúng ẻo lả theo con nước không ít người lầm tưởng chúng là cỏ hoang gây hại chứ đâu ngờ đó là hạt gạo thuần khiết ngon lành. Lúa ma thân dài khoảng 2,5m nhưng lũ lớn thì cây lúa có thể kéo lóng cho thân dài hơn 5m. Lúa này có đặc điểm kỳ lạ, lũ lên nhanh lóng lúa sẽ co bóp lại cho thân dài thêm, lúc này lóng lúa lẹp kép, còn khi lũ nhỏ hay nước lên chậm lóng lúa ngắn và co lại có hình tròn. Dựa vào lóng lúa ma người ta biết nước lũ lên nhanh hay chậm. Hiện nay diện tích lúa ma còn lại rất ít, chỉ có Tràm chim Tam Nông ở tỉnh Đồng Tháp là còn nhiều lúa ma.

So với các giống lúa ma vùng lũ đồng bằng Sông Cửu Long và thậm chí các cây lúa ma ở Bắc Thái Lan, Miến Điện lúa ma Tràm Chim có đặc điểm nổi trội hơn các cây lúa ma vùng khác là nước lũ cao đến đâu thân lúa cao vượt nước đến đó. Do ưu điểm này mà lúa ma được chọn làm nguồn gien quý tạo giống mới cho nông dân trồng trong mùa nước nổi.

Mùa nước nổi qua, gió bấc thổi hiu hiu tới là người dân rủ nhau đi hái lúa ma. Họ đem theo mấy tấm mê bồ căng ra rồi lấy cây tre hoặc cây sào từ sau quất tới cho các bông lúa rơi vào mê bồ. Những hạt lúa rơi vãi sẽ nuôi no bụng các loại chim hoang dã, các hạt còn sót lại được đất phù sa phủ lên đợi tới khi lũ về hạt lúa phá đất nảy mầm thành cây. "Gạo ma" nấu cơm ăn thơm ngon hơn gạo thường, có bất tiện là để lâu hạt gạo mau hư, hôi ẩm.

Bạn,

Báo Thanh Niên ghi nhận rằng hạt lúa ma bây giờ được "ưu ái" bởi lẽ đơn giản: ăn gạo từ lúa ma không sợ ngộ độc thuốc trừ sâu, lúa phát triển tự nhiên tự sinh tự diệt không có sự can thiệp của con người, không nhiễm các loại hóa chất, lại trải qua tiến  trình chống chọi với lũ nên hạt gạo rất bổ béo.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.