Hôm nay,  

Khu Vườn Nhãn 100 Tuổi

21/09/200300:00:00(Xem: 4716)
Bạn,
Đồng bằng sông Cửu Long là xứ sở của vườn cây ăn trái, trong đó nhãn được nhiều tỉnh trồng nhất. Bạc Liêu có khu vườn nhãn đến nay đã trên trăm năm tuổi. Đây là vườn nhãn đặc biệt nhất ở miền Tây và là niềm tự hào của dân địa phương. Vườn nhãn còn là điểm thu hút du khách nhiều nhất. Báo SGGP viết về khu vườn nhãn cổ tại Bạc Liêu như sau.
Vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng 230 ha, chạy dài trên 11 km đi qua 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo lời kể của những lão nông thì vườn nhãn Bạc Liêu được trồng đến nay đã trên trăm năm tuổi. Ngày trước, vùng này là đất giồng cát được hình thành qua quá trình bồi lắng bờ biển của thiên nhiên và đắp đê lấn biển của con người. Ông Trương Hưng là người đầu tiên mang 2 giống nhãn: Su bíc và Tu huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Giống Su bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày rất thơm và ngọt; còn giống Tu huýt thì trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày và ngọt. Cả 2 giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống nhãn Su bíc được nhiều người dân ưa chuộng. Họ không ngừng nhân rộng diện tích nhãn Su bíc, từ Hiệp Thành chạy dài qua Vĩnh Trạch Đông, nơi nào có đất giồng cát là có nhãn mọc lên. Người dân xứ biển Vĩnh Châu ( Sóc Trăng) thấy giống nhãn này thơm ngon, nên cũng qua tìm giống mang về trồng thử.

Tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành, quê hương xứ nhãn, phóng viên gặp ông Trương Kiết, cháu đời thứ ba của cụ Trương Hưng. Vườn nhãn của gia đình ông Kiết rộng đến 3ha là vườn nhãn lớn nhất ở Hiệp Thành, phần lớn do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay tuổi thọ vườn nhãn đã trên trăm năm. Tại đây có một cây nhãn tổ do cụ Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to khoảng 2 người ôm không giáp. Ông Kiết xem cây nhãn tổ này như là báu vật của ông bà để lại. Trước đây, cả khu vườn nhãn đều không nước tưới, bởi phía trước là biển, sau lưng là đất giồng cát. Nhãn phải sống nhờ vào nước mưa, nhưng vẫn xanh tốt và ra hoa kết trái sum sê, hàng năm cứ đến tháng 5 là nhãn trổ hoa và sau 4 tháng trở lên bắt đầu thu hoạch, mỗi năm chỉ có duy nhất 1 vụ. Từ năm 1965 đến nay, người dân Hiệp Thành làm hệ thống nước tưới bằng giếng khoan, từ đó chủ động lịch thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn. Trung bình 1 cây nhãn cổ có thể cho đến 300 kg - 400 kg/vụ. Những năm nhãn được giá từ 8 ngàn đồng/kg - 10 ngàn đồng/kg trở lên, nhiều hộ trồng nhãn có mức thu nhập hàng chục triệu đồng.
Gần đây, giá nhãn thị trường liên tục bị rớt, cộng với sự già cỗi, thoái hóa và thường xuyên bị sâu bệnh tấn công làm cho năng suất nhãn giảm dần. Vụ nhãn năm nay, do ảnh hưởng sương muối, toàn bộ vườn nhãn cổ ở Hiệp Thành gần như mất trắng. Hiệu quả kinh tế thấp, hàng loạt nhà vườn đốn bỏ nhãn cổ để chuyển sang trồng các loại cây khác, hoặc trồng các loại nhãn mới như xuồng cơm vàng, tiêu da bò. Ngay cả vườn nhãn cổ của ông Trương Kiết cũng đã phá bỏ hơn 50%.
Bạn,
Cũng theo SGGP, giống nhãn cổ Bạc Liêu rất quí mà ít nơi nào có được, nhưng hạn chế của nhãn cổ là không bầu chiết được, mà chỉ nhân giống bằng phương pháp ươm hạt, nên thời gian cho trái rất lâu. Có gia đình trồng lại 15- 20 năm nhưng năng suất thấp rồi lại phá bỏ để trồng cây khác. Đến nay ngành nông nghiệp vẫn chưa có chương trình nhân giống nhãn cổ, từ đó diện tích nhãn cổ cứ giảm dần theo thời gian.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.